« Home « Kết quả tìm kiếm

Đôi điều suy nghĩ về cách nói và cách viết của Chủ tịch Hồ Chí minh


Tóm tắt Xem thử

- Đôi điều suy nghĩ về việc học tập cách nói, cách viết của Hồ Chủ Tịch Đặc trưng nổi bật trong phong cách ngôn ngữ Chủ tịch Hồ Chí Minh là tính phù hợp một cách tự nhiên, nhuần nhuyễn giữa ngôn từ, cách diễn đạt trong bài nói, bài viết của Người với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tượng người đọc, người nghe.
- Nhờ đó, bài nói, bài viết của Người luôn đạt được sự thấm thía và có sức thuyết phục mạnh mẽ..
- Trong cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn coi ngôn ngữ là công cụ đắc lực không thể thiếu để tuyên truyền, giác ngộ ý thức cách mạng, củng cố và nâng cao nhận thức xã hội trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân mà ai cũng phải "cố gắng học tập", "ra công rèn luyện" để nắm được đặc tính của nó và sử dụng nó một cách có hiệu quả nhất trong thực tiễn hoạt động cách mạng.
- Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, nói và viết không phải đơn thuần chỉ là một hành động thông tin mà còn chủ yếu là một quá trình tác động lên người nghe, người đọc, nhằm thuyết phục họ, cảm hóa họ, làm họ thay đổi nhận thức, thay đổi quan niệm, tình cảm thẩm mỹ và hành vi, hướng họ vào các hoạt động thực tiễn phù hợp xu hướng tiến bộ của xã hội, của thời đại.
- Như vậy, mục đích nói và viết trong cách quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ dừng lại ở chỗ làm cho người nghe, người đọc hiểu về điều được nói, được viết, mà cái cốt yếu là còn tác động lên người nghe, người đọc, làm họ thay đổi nhận thức, ý nghĩ, tình cảm, trên cơ sở đó, làm thay đổi hành vi của họ, hướng họ vào hành động theo nhận thức mới, đó chính là sự phong phú, đa dạng trong cách nói và cách viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh..
- Mỗi bài nói, bài viết của Bác Hồ đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc.
- Chính tính chân thực đã làm nên sức thuyết phục cao của những bài nói, bài viết của người đối với người nghe, người đọc.
- Cách nói, cách viết Hồ Chí Minh, “ngắn gọn có nghĩa là gọn gàng, rõ ràng, có đầu, có đuôi, có nội dung thiết thực, thấm thía, chắc chắn”.
- Ngắn gọn trong cách nói cách viết Hồ Chí Minh là cô đọng, hàm súc, ý nhiều lời ít, không có lời thừa, chữ thừa.
- Đặc tính ngắn gọn, hàm súc trong các bài nói, bài viết của Bác Hồ là sự kế thừa và phát triển phong cách phương Đông.
- Nói dài, viết dài và sáo rỗng đều hoàn toàn xa lạ với phong cách Hồ Chí Minh..
- Toàn bộ các bài nói, bài viết của Bác Hồ đều rất trong sáng về ý tưởng và văn phong, giản dị trong cách trình bầy và dễ hiểu với người nghe, người đọc.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống chiến đấu, lao động hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại..
- Điều nói trên cho phép cắt nghĩa tại sao, trong suốt cuộc đời hoạt động của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đặc biệt đến việc rèn luyện cách nói, cách viết, như rèn giũa một thứ công cụ chuyên dụng và luôn luôn khuyên cán bộ, đảng viên, nhà báo, nhà văn, người tuyên truyền cũng làm như thế..
- Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua cách nói, cách viết của Người trong nhà trường hãy bắt đầu từ những điều chúng ta tưởng như nhỏ nhất đó là cách nói, cách viết, nó đơn giản, mộc mạc nhưng là cơ sở để chúng ta thực hiện những ước nguyện lớn hơn trong sự nghiệp giáo dục của nước nhà.