« Home « Kết quả tìm kiếm

Đông Lộ Địch, bản Nôm sau cùng của thế kỷ 20


Tóm tắt Xem thử

- Buổi nói chuyện hôm đó đại ý như sau: Giáo sư nghiêncứu về tuồng hát bội, về chữ Nôm mà giáo sư có biết tuồng Lộ Địch hay không? ---Có, nhưng tuồngnày là tuồng Quốc Ngữ mà, Cụ Ưng Bình mô phỏng theo tuồng Le Cid để viết ra.
- Nhưng tôi có một bản Nôm của tuồng Lộ Địch thếmới hay… Tôi đổi lại thế ngồi, chăm chú nghe ông Khoán kể:…Đầu thập niên 1940, cha tôi lúc đó hành nghề thuốc Bắc, ông có nhiều sách thuốc bằng chữ Hánin hay viết tay, ông cũng có nhiều sách quốc ngữ.
- Trong khi rãnh rỗi ông thường ngâm nga tuồng LộĐịch theo bản quốc ngữ mà ông có.
- Phải nói rõ lại là cha tôi học chữ Hán, chữ Nôm với ông tôi từnhỏ.
- Người còn đậu bằng Primaire nữa nên chữ quốc ngữ và tiếng Pháp cũng kha khá.
- Nghề thầythuốc Bắc như là một nghề cứu nhân độ thế và không dính dáng gì đến chánh quyền đương thời.Những lần ngâm nga tuồng Lộ Địch của cha lọt vào tai ông nội tôi.
- Ông lúc đó hơn bảy mươi rồi,không biết quốc ngữ mà chỉ biết chữ Nôm thôi.
- Thích nhưng không tự mình đọc được, ông mới kêucha tôi viết lại bản tuồng đó bằng chữ Nôm cho ông đọc.
- Cha tôi mất năm 1948 nên bản Nôm nầy chắc chắn khôngthể viết xong trước năm 1945 vì thời gian nầy ở vùng tôi rất lộn xộn.
- Trong khi nhàông nội, rồi là nhà cha tôi bị bom đạn tan hoang, sách vở bị nạn không còn gì thì bản Nôm Tuồng LộĐịch lại sống sót.
- Để xem dạng chữ Nôm thập niên 40 của thế kỷ trước như thế nào, để xemcoi hai bản quốc ngữ và Nôm có ăn khớp hay không… Nghĩ cũng là cơ duyên.
- Và tôi được bản chép tay bản Nôm Sãi Vãi của Nguyễn CưTrinh.
- Tìm được bản Nôm theo tôi là nhiều cơ duyên may, với một chút quyết tâm của người sưu tầm vàđôi phần tình cảm với người chủ sách.
- Đây là một vỡ tuồng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong dân chúng và hiện nay còn lưuhành nhiều bản Nôm khác nhau.
- Đặc biệt, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, một vị vương tôn Nho học của triều đìnhHuế đỗ khoa thi Ký Lục năm 1904, đã phỏng theo một kịch phẩm nổi tiếng của nền văn học Pháp thếkỷ 17, tuồng Le Cid của Pierre Corneille, để viết thành một tuồng hát bội nổi danh là trường hợp hầunhư duy nhất (2).
- Tác giả thay đổi kết cục trong nguyên bản cho phù hợp với văn hóa Việt Nam, chonên gọi tuồng này là tuồng Đông Lộ Ðịch (tuồng Le Ciq (Lộ Địch) của phương Đông).
- Đólà lý do khiến tôi phỏng theo tuồng Le Cid mà diễn tuồng Lộ Địch.
- Chính cụ đã nhấn mạnh đây là 1 điều mới mẻ trong Tuồng hát.
- Chuyện đời xưa bên cõi TháiTây, tuồng hát mới của người Nam Việt.
- Vì thế, tôi Ưng Bình Thúc Giạ cảm thán câu chuyện hiếu trung, tình ái này mà viết nên Tuồng đểbiểu dương kẻ thục nữ, để tán thán người anh hùng, không dám tự cho đây là 1 án văn chương.
- Ưng Bình Thúc Giạ Thị viết xong vào tháng đầu xuân năm Ất Hợi, Bảo Đại thứ 10 (3) Về giá trị của tuồng này, những lời tán tụng sau đây của Cụ Ưng Tôn Thúc Thuyên thiết nghĩkhông phải là màu mè mà thực tình nói được chân giá trị của tác phẩm: Mùa xuân năm nay, cùng vớianh trai là Quảng Bình Quan Sát Sứ Ưng Bình trở về kinh thăm nhà.
- Đêm rằm cùng bà con, bạn bèhọp nhau nâng ly, ca hát ở nhà Liên Nghiệp (Liên Nghiệp hiên), Gặp lúc mưa đêm rả rích, hàn huyênthâu canh, Ưng Bình mới đem bản thảo vở kịch Lộ Địch ra cho xem và nói rằng: Tuồng này do danhsĩ bên trời Âu làm ra, nhưng nội dung và thực chất cũng giống y như chuyện nước ta, cốt chuyệnthường tình, viết thành tuồng có hơi dài dòng, lộn xộn, không được mạch lạc cho lắm, chú đọc thửcho qua đêm mưa.
- Đem so với các tuồng hát bội khác nổi tiếng như tuồng Lý Phụng Đình, Đường tăng Tây Du Kýthì tuồng này vượt hơn hẳn.
- Đừng để phụ lòng vì trên sân khấu đây là tuồng hát bộituyệt hay, trong chốn ca múa là nơi lưu lại tuyệt tích ái tình diễm lệ.
- (4) Tuồng Đông Lộ Địch được khai diễn lần đầu tiên in vào ngày 5, 6 tháng 5 năm 1928 ở rạp Xuân Kinh Đài, Huế, dưới sự tham dự của Khâm Sứ Trung Kỳ.
- Theo nhà thơ Tôn Nữ Hỷ Khương, ái nữ của tác giả thì "tuồng Lộ Địch được công diễn từ năm 1928, đã gây tiếng vang trên sân khấu miền Trung và miền Nam một thời.
- Điểm đặc sắc ở tuồng "Lộ Địch", khác với nguyên tác tuồng Le Cid là ở chỗ kết cục, tác giả đã để nhân vật nữ chính là Chi Manh đi tu để giữ được trọn vẹn phẩmgiá người phụ nữ theo tinh thần Á Đông".
- Sau năm 1975, tuồng cổ hầu như bị xao lãng trong mộtquãng thời gian dài, cho đến mấy năm sau này , vở tuồng "Đông Lộ Địch" đã được diễn lại nhiều lần,do nhà hát tuồng Đào Tấn ở Bình Định dàn dựng trên sân khấu ở Quy Nhơn Sài Gòn Hà Nội Huế và đặc biệt là ở sân khấu Châu Âu tại Munich, Đứcnăm 2002.Tờ program quảng cáo ở Rạp Xuân Kinh Đài, Huế (1928) và ở Munich, Đức (2002) Từ lúc tuồng được diễn vào năm 1928 và Thần Kinh Tạp Chí cũng cho đăng lên báo, cũng theo ái nữ của tác giả thì tác giả trong những năm sau đó đã dành nhiều thì giờ sửa chữa lại bản thảo.
- Theo lời tựa “Diễntruyện Lộ Địch” của Ưng Bình thì tuồng viết lại xong vào năm 1935 là năm Ất Hợi, Bảo Đại thứ mười,bản văn được xuất bản năm sau, 1936, và được tái bản vào năm 1959.
- Một điều cũng đặc biệt nữalà tuồng này được viết và in thành sách bằng chữ Quốc Ngữ, chứ không viết bằng chữ Nôm nhưthường thấy trước thời đó.
- Trong bài “Lời Cáo Bạch” tác giả viết “Coi tuồng xưa thời coi tuồng Nômdễ hiểu hơn chữ Quốc Ngữ, vì chữ Nôm là mượn chữ Nho mà làm ra.
- đặt tuồng hát thời chữ Nhophần nhiều, như hát Nam thời là chữ Nôm, hát Khách thời phải chữ Nho mới được.
- bởI vậy mê coi tuồng chữ Nômhơn chữ Quốc Ngữ.
- Nhưng viết chữ Nôm phiền lắm, lại cũng có nhiều chữ Nôm đọc không chạy, nênphải in chữ Quốc Ngữ, nhưng câu nào toàn chữ Nho, hoặc trong câu có vài ba chữ Nho, mà đọc rakhông được hiểu liền, thời chữ Nho ấy cũng in ra chữ Quốc Ngữ cho dễ đọc, mà phải nối thêm chữNho thiệt vào, để coi cho dễ hiểu nghĩa lý, và cho khỏi lộn điển tích…” Bản viết bằng chữ Nôm mà chúng tôi mới phát hiện trên trang bìa có hàng chữ Quốc Ngữ ghi bảnNôm do cụ Lê Cẩm Tú viết vào năm 1941 [3].
- Chữ Nôm ở đây sắc sảo, rõ ràng, dễ đọc.
- Nhìn chung,có một ít khác biệt giữa bản Nôm và bản Quốc Ngữ.
- Ví dụ, bản chữ Nôm chỉ có lời tựa bằng chữHán của cụ Ưng Bình và cụ Ưng Tôn, không có “Tựa” của giáo sư Ưng Quả, “Mẹo Tuồng” và “LờiCáo Bạch” của Ưng Bình.
- Trong tuồng, một số câu chỉ vẻ cho kép làm tuồng cũng không thấy cótrong bản Nôm.
- Trong nhiều màn diễn, các vai diễn và kịch bản có hơi thay đổi, như màn thứ 30 ChiManh lên Bạch Vân Am tu, trong bản Nôm vai Yến Nương không xuất hìện, cũng như những lời nóicủa A Liệt cũng được sắp xếp khác so với bản Quốc Ngữ.
- Những điểm này cho chúng ta nghĩ rằng,người viết bản Nôm có thể đã dùng bản thảo Quốc Ngữ có trước khi Ưng Bình sửa chữa thêm bớtlần chót để in thành sách vào năm 1936 [4].
- Về phương diện cấu tạo chữ Nôm trong bản văn, ta thấy đó là đặc trưng của loại chữ Nôm đầuthế kỷ 20, trong đó chữ hình thanh có khuynh hướng được sử dụng nhiều cho rõ nghĩa hơn.
- Với đặctính của chữ Nôm trong bản văn, với thời gian ra đời đặc biệt của nó, Tuồng Đông Lộ Địch có thể làtác phẩm Nôm sau cùng của thế kỷ 20 mà ta có thể chấp nhận được mặc dầu những năm gần đâycũng có người làm công việc phiên từ chữ Quốc Ngữ sang chữ Nôm.Phụ lục 1: Tờ Bìa bản Nôm tuồng Đông Lộ Địch [3-Phụ lục 2: Bài tựa Giáo Đầu (Giáo Đầu Tự) (phiên lại từ bản Nôm): Phong hòa vũ thuận, hải yến hà thanh, non sông rạng vẻ thái bình, cây cỏ khoe màu thạnh trị, nhà nhà phu phỉ, chốn chốn ăn chơi, trước võ đài trông lắm trò vui, trên văn án tìm thêm vẻ lạ, rủ màn Đông Á xem truyện Tây Âu, nét phong tao mỉa truyện hồng lâu, trang thanh tú cũng phường bạch bích, trai tài là Lộ Địch, gái sắc gọi Chi Manh, lếu lăng xe mối tơ mành, bỗng phút hừng cơn lửa đỏ, gương đại hiếu soi cùng kim cổ, gươm vô tình thẹn với non sông, cắn răng bẻ một chữ đồng, mở mắt chiahai hàng lụy, nỗi oán ân, câu thị phi, cơn biến [huyễn], sự hi kỳ, tỉnh, say, cười, khóc mấy khi.
- xem qua vừa một quyển, kể lại đặng đôi hồi, xin khán quan lặng lặngmà coi, tuồng hát gọi là Đông Lộ Địch.Ưng Bình Thúc Giạ Thị tự tựaPhụ lục 3: Câu vãn tuồng (phiên lại từ bản Nôm): Trai tài gái sắc, con thảo tôi ngay.
- Chuyện đời xưa bên cõi Thái Tây, tuồng hát mới của ngườiNam Việt.
- TamQuốc dài 120 hồi, các Thư Viện ngoại quốc không có, ở Việt Nam những nhà sưu tập mỗi người giữtừ vài hồi tới vài chục hồi, lỏn chỏn.(2) Chúng tôi nói gần như duy nhất vì trước đó đã có các tuồng đạo viết bằng Quốc ngữ lấy ý từcác chuyện trong Kinh Thánh được xuất bản cuối thế kỷ 19 bằng Quốc Ngữ trong quyển Vãn vàTuồng.
- Nhìn tổng quan, tuồng đạo chưa qua khỏi giáodân để đi vào số đông dân chúng Việt Nam nên ảnh hưởng rất ít.(3) Dịch lời tựa của Ưng Bình viết bằng chữ Hán “Diễn Lộ Địch Truyện Tự”.(4) Dịch lời Đề tựa của Ưng Tôn Thúc Thuyên viết bằng chữ Hán “Độc Lộ Địch Diễn Truyện”.Tham khảo:[1].
- “Tuồng Lộ Địch”, Ưng Bình Thúc Giạ Thị, Sài Gòn, 1959, do Tôn Nữ Hỷ Khương cung cấp[3].
- Tuồng Lộ Địch (bản Nôm) của ông Lê Cẩm Khoán ở Hoa Kỳ do giáo sư Nguyễn Văn Sâm cungcấp, 2007.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt