« Home « Kết quả tìm kiếm

Cam Nang Phong Lan


Tóm tắt Xem thử

- ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHSỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔNCẨM NANGTRỒNG HOA LAN TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chịu trách nhiệm nội dung và xuất bản: TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU KHKT VÀ KHUYẾN NÔNG LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2006 1 2 LỜI NÓI ĐẦU Chuyển đổi cây trồng, vật nuôi là một trong những chủ trương lớnđối với ngành nông nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
- Những năm gầnđây, con tôm, con bò sữa, cây rau an toàn, cây dứa cayene được khẳngđịnh và tổ chức triển khai đồng bộ, tập trung đã làm cho kinh tế nôngnghiệp Thành phố tăng trưởng liên tục, góp phần giải quyết việc làm,tăng thu nhập cho hàng vạn lao động nông thôn.Trong tiến trình đô thị hóa, đất canh tác ngày càng giảm, cây lannổi lên thành một mục tiêu mới đầy triển vọng và hấp dẫn.
- Với dân sốkhoảng 6 triệu người, chưa kể gần 2 triệu dân nhập cư, thành phố còncó hàng trăm khách sạn, nhà hàng cao cấp có nhu cầu tiêu thụ hoa ngàycàng nhiều.
- Nghề trồng hoa lan đòi hỏi có trình độ kỹ thuật canh tác caonhưng do tỉ suất lợi nhuận cao và điều kiện khí hậu thích hợp nên trongthời gian qua diện tích trồng hoa lan trong thành phố tăng nhanh.
- Để đưa hoa lan trở thành một trong những cây chủ lực trong cơcấu kinh tế nông nghiệp trong những năm tới, Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn TP.HCM biên soạn bộ Cẩm nang Trồng Hoa lan trên địabàn TP.HCM nhằm cung cấp kiến thức tổng quan về kỹ thuật trồng,chăm sóc, nhân giống và phòng trừ sâu bệnh của một số nhóm lan đangtrồng phổ biến trên địa bàn thành phố.
- Chúng tôi tin rằng sách sẽ có íchvà thiết thực đối với đông đảo bà con yêu thích nghề trồng hoa lan.Chúng tôi trân trọng giới thiệu Cẩm nang này đến bạn đọc và mongnhận được nhiều ý kiến đóng góp.
- 3 CẨM NANG TRỒNG PHONG LAN Việt Nam có điều kiện thời tiết khí hậu thích hợp cho sự phát triểncủa cây lan, là nơi có nhiều có nhiều giống lan quý hiếm hiện đang đượctrồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới như: Ngọc điểm tai trâu, Ngọcđiểm đuôi cáo, Hoàng thảo thủy tiên…Nghề trồng lan vốn dĩ là một thú chơi tao nhã, nhưng để trồng vàtạo ra cây lan đẹp đòi hỏi người trồng lan phải thực sự yêu thích, tỉ mỉ vàtốn nhiều công sức đầu tư hơn những mặt hàng nông sản khác.Ngày nay phong lan đã được xuất khẩu và lưu thông như mộtngành thương mại và nhanh chóng lan rộng trên phạm vi toàn thế giới.Nên việc trồng hoa lan đã đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực và đã thuhút được nhiều người tham gia trồng.
- Nhiều nước đã gây trồng, lai tạođược nhiều giống mới độc đáo bằng phương pháp công nghệ tiên tiếntừ nuôi cấy mô phân sinh dòng thuần theo ý muốn như: Australia, Anh,Pháp, Thái Lan… 4 PHẦN I - ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC Tên khoa học: Orchid sp .
- Thân - Lan có 2 loại thân: đa thân và đơn thân.- Ở các loài lan sống phụ có nhiều đoạn phình lớn thành củ giả (giảhành).
- Lá - Hầu hết các loài phong lan là cây tự dưỡng, nó phát triển đầy đủhệ thống lá.- Hình dạng của lá thay đổi rất nhiều, từ loại lá mọng nước đến loạilá phiến mỏng.- Phiến lá trải rộng hay gấp lại theo các gân vòng cung hay chỉ gấplại theo gân hình chữ V.- Màu sắc lá thường xanh bóng, nhưng có trường hợp2 mặt lá khác nhau.
- Cánh môi quyết định giátrị thẩm mỹ của hoa lan.- Ở giữa hoa có một trụ nổi lên, đó là bộ phận sinh dục của cây,giúp cây duy trì nòi giống.
- Nhiệt độ Nhiệt độ tác động lên cây lan thông qua con đường quang hợp.Thông thường cường độ quang hợp tăng khi nhiệt độ tăng.
- Chính vìvậy, khi nhiệt độ tăng cao làm tăng nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng của câylan, do vậy trong mùa nắng cần tăng lượng phân bón để đáp ứng nhucầu dinh dưỡng gia tăng.
- Nhiệt độ còn ảnh hưởng đến sự ra hoa củamột số loài lan.
- Tuy nhiên, nhiệt độ tăng quá cao làm cho quá trìnhquang hợp bị ngưng trệ.
- Nhiệt độ cao cùng với ẩm độ cao tạo điều kiệnthuận lợi cho các loại bệnh hại phát triển.Mỗi loài lan chỉ sinh trưởng và phát triển trong một khoảng nhiệt độthích hợp.
- Căn cứ vào nhu cầu nhiệt độ của từng loài lan mà người tachia ra làm 3 nhóm:+ Nhóm cây ưa lạnh: Gồm những loài lan chịu nhiệt độ ban ngàykhông quá 14 0 C, ban đêm không quá 13 0 C.
- Những loài lan này thườngxuất xứ từ vùng hàn đới, ôn đới và các khu vực núi cao vùng nhiệt đới.Ví dụ lan: Lycaste, Cymbidium… 6 + Nhóm cây ưu nhiệt độ trung bình: Gồm những loài lan thíchhợp với nhiệt độ ban ngày không dưới 14,5 0 C, ban đêm không dưới13,5 0 C.
- Ví dụ lan Vanda.+ Nhóm cây ưa nóng: Bao gồm những loài lan chịu nhiệt độ banngày không dưới 21 0 C, ban đêm không dưới 18,5 0 C.
- Những loài lan nàythường có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới.
- Đa số lan Dendrobium sp.hiệntrồng ở thành phố Hồ Chí Minh đều thuộc nhóm này.
- Ánh sáng Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của câytrồng nói chung, lan nói riêng.Tuy nhiên, khi cây lan tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng trực xạ (vàogiữa trưa) thường bị cháy lá, vì vậy khi trồng lan cần phải làm giàn cheđể giảm bớt cường độ ánh sáng.
- Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng ra hoa của một số loài lan.Do đó, một số loài lan như Dendrobium, Oncidium,… cần ánh sáng đểra hoa nên một số nhà vườn đã phơi nắng chúng để ép cây ra hoa.+ Nhóm ưa sáng: Đòi hỏi ánh sáng nhiều, khoảng 100% ánh sángtrực tiếp như loài Vanda lá hình trụ.+ Nhóm ưa ánh sáng trung bình: Bao gồm các loài có nhu cầu ánhsáng khoảng 50% đến 80% như các loài của Catleya, Dendrobium.+ Nhóm ưa ánh sáng yếu: Bao gồm các loài lan có nhu cầu ánhsáng khoảng 30% như các loài của Phalaenopsis, Paphiopedilum.Tuỳ theo nhu cầu ánh sáng của từng loại lan mà có cách thức làmgiàn che cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu ánh sáng của chúng.Tuỳ theo tuổi lan, yêu cầu về ánh sáng cũng khác nhau: Cây lancon giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi đang trong giai đoạn tăng trưởng thânlá chỉ cần chiếu sáng 50%, lan nhỡ từ 12 - 18 tháng tuổi cần chiếu sáng70% và thời điểm ra hoa có thể cho chiếu sáng nhiều hơn.Hướng chiếu sáng cũng rất quan trọng đối với lan.
- Cây lan đặttrồng ở hướng Đông sẽ nhận nhiều ánh sáng buổi sáng tốt hơn nhiều sovới cây lan đặt trồng ở hướng Tây nhận ánh nắng buổi chiều.
- Chính vìvậy, khi trồng lan trên sân thượng hay ban công ở phía Tây, cây lan kémphát triển và ít hoa.
- Khi trồng lan cần bố trí hàng theo hướng Bắc - Namđể cây nhận được ánh sáng phân bố đầy đủ nhất.
- Ẩm độ Ẩm độ là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng và phát triểncủa các loài lan.
- Các loài lan sống trong tự nhiên, sống nhờ vào nướcmưa, hơi nước trong không khí.
- Do vậy, sự phân bố mưa trong nămcó ảnh hưởng lớn đến đời sống của các loài lan.
- Nước từ các trậnmưa, từ không khí ẩm vào rễ, đi qua thân lá, di chuyển trong thân và 7 bốc hơi qua lá, sự di chuyển này giúp vận chuyển thức ăn trong cây.Lượng nước này đối với cây lan vô cùng quan trọng nên phải thườngxuyên tưới nước cho cây.
- Chính vì vậy, việc chọn địa điểm thích hợp chovườn lan sẽ giúp ta giảm được nhiều công sức chăm sóc cho cây lan.Trong vấn đề trồng lan, yếu tố ẩm độ là quan trọng nhất, trong tựnhiên chính ẩm độ là yếu tố chi phối việc phân bố các vùng có câylan.
- Về yếu tố ẩm độ có 3 khu vực cần lưu ý:+ Ẩm độ của vùng: Là ẩm độ của khu vực rộng lớn, nơi thiết lậpvườn lan.
- Ẩm độ này do điều kiện địa lý, địa hình quyết định.
- Nên chọnkhu vực lập vườn lan có bờ mặt diện tích bằng phẳng, thoáng mát.
- Ví dụvùng có sông ngòi, kênh rạch, rừng cây sẽ có ẩm độ cao hơn vùng đồitrọc, đồng trống.+ Ẩm độ của vườn: Là ẩm độ của chính vườn lan.
- Chọn nơi lậpvườn lan gần nguồn nước tưới…Những vùng trồng mới có nhiệt độ khuvực cao như Củ Chi có thể trồng cây, dây leo, trang bị hệ thống tướiquanh vườn lan để nâng cao ẩm độ vườn, thích hợp cho cây phát triển.+ Ẩm độ trong chậu lan: Gọi là ẩm độ cục bộ, do cấu tạo của giáthể, thể tích chậu, chế độ tưới nước quyết định.
- Ví dụ trong vùng khôhạn ta có thể sử dụng xơ dừa để trồng lan, tăng số lần tưới và lượngnước tưới.
- Tuy nhiên, ẩm độ cục bộ cao sẽ không có lợi cho cây lan vìdễ gây úng thối cây.
- Sự hài hoà về ẩm độ vùng trồng, ẩm độ vườn sẽgiúp cho sự sinh trưởng của cây lan tốt hơn, hay nói cách khác, nó gópphần quyết định vào sự thành công của khu vườn.
- Do đó, chọn địađiểm vườn thiết kế trồng lan phù hợp sẽ giúp ta giảm rất nhiều chi phítrong khâu chăm sóc cây lan.
- Độ thông thoáng Độ thông thoáng cũng là yếu tố cần thiết giúp cây lan sinh trưởng.Nếu vườn lan không thông thoáng, nhiệt độ và ẩm độ trong vườn cao sẽlàm cho cây lan dễ bệnh.
- ẩm độ vườn thấp, cây lan sẽ sinhtrưởng kém, lá nhăn nheo.
- Độ pH thích hợp từ 6.5 - 7.0 Có thể sử dụng nhiều nguồn nước nhưnước mưa, nước máy, nước giếng… nhưng phải đạt yêu cầu về độ pHnhư trên.
- Cây lan cần 13 chất dinh dưỡng khoáng, thuộc nhóm đa, trung vàvi lượng.
- Dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K).
- Dinhdưỡng vi lượng gồm Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Bo(B), Molypđen (Mo) và Clo (Cl).Các triệu chứng biểu hiện của cây khi thừa, thiếu dinh dưỡng: Thiếu đạm : Cây còi cọc, ít ra lá, ra chồi mới, lá dần chuyển màuvàng theo qui luật lá già vàng trước, lá non sau.
- 18 Thiếu Mangan: Uá vàng giữa các gân của lá non, đặc trưng là sựxuất hiện của các đốm vàng và hoại tử, các đốm này xuất hiện từ cuốnglá non sau lan ra cả lá, cây còi cọc, chậm phát triển.
- Thiếu Molypden : Xuất hiện đốm vàng ở giữa các gân của những ládưới, nếu thiếu nặng, các đốm này lan rộng và khô, mép lá cũng khôdần, cây kém phát triển.
- Thiếu Clo: Xuất hiện các vệt úa vàng trên các lá trưởng thành, sauđó chuyển sang màu đồng thau, cây còi cọc, kém phát triển.Cây lan rất cần phân bón nhưng không cần nồng độ dinh dưỡngcao.
- Vì vậy, việc bón phân cho cây lan phải thực hiện thường xuyên vàtốt nhất là bằng cách phun qua lá.Phân bón cho lan phải chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng đa,trung và vi lượng với thành phần và tỉ lệ phù hợp với từng thời kỳ sinhtrưởng và phát triển của cây.
- trong khi cây nở hoa cần Kali cao, đạm và lân thấp.Các loại phân bón thường sử dụng cho lan là Growmore, Miracrle,HVP, Phân bón đầu trâu, Dynamic, phân cá (Fish emulsion.
- Bên cạnhđó, có thể sử dụng nguồn phân hữu cơ sẵn có để ngâm ủ rồi sử dụngnhư bánh dầu, phân chuồng, xác bã động vật (có bổ sung EM để mauphân hủy và ít có mùi hôi).
- PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI4.3.1.
- Phòng ngừa - Khi mua lan về trồng cần phải kiểm tra kỹ lưỡng nếu cây khoẻmạnh không bị sâu bệnh thì mới tiến hành trồng chung với những câykhác.- Dọn vệ sinh vườn lan sạch sẽ, thông thoáng.
- Trong giàn lankhông nên để những cây lạ, to lớn (Ví dụ: xoài, nhn, chôm chôm…)trong vườn lan vì dễ bị lây bệnh.- Không nên trồng nhiều tầng (Ví dụ: trên treo, dưới luống) vìnguồn bệnh cây trên (nếu có) sẽ lây xuống cây dưới thông qua việc tướinước hay mưa.- Khi giá thể trồng đã hư mục thì tiến hành thay kịp thời, tránh độngnước, ẩm thấp.
- 19 - Quan sát vườn lan thường xuyên để phát hiện những cây bị sâubệnh kịp thời cách ly, xử lý.- Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh định kỳ cho lan.
- Trị sâu bệnh* Bệnh hại trên lan - Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp.
- Bệnh thường phátsinh mạnh trên cây lan Dendrobium sp., gây hại trong mùa mưa ởnhững vườn lan có độ ẩm cao.
- Sử dụng Kasumin, dùng 1 trong những hỗn hợp: Saipan + Mexyl;Saipan + Alpine.
- Khi gặp thời tiết ẩm ướt, ấm áp, trên vết 20 - Có thể trồng 1 trong 2 cách như sau:* Trồng bằng lưới.
- Thiết kế lưới trồng (sử dụng lưới lợp mái che vườn lan.
- Chiều cao của trụ để găng lưới so với mặt đất 1,2 m.+ Chiều rộng của lưới làm liếp 1,4 - 1,6 m.+ Chiều dài tuỳ theo kích thước vườn.- Khử trùng lưới trước khi ghim cây.- Ghim cây lan với khoảng cách cây - cây: 5 - 7 cm, đảm bảo bộ rễnằm mặt dưới lưới.* Trồng bằng chậu không cần giá thể.
- Thiết kế các kệ cách nhau 1m.- Dùng sắt hoặc kẽm đan lỗ với kích thước 5 cm x 5 cm (có thể lớnhơn để vừa kích cỡ của chậu.
- Đặt chậu cho vừa kích thước ấy.- Tựa 2 lá có kích thước dài nhất của cây vào thành chậu để làmchỗ bám cho cây.* Chăm sóc: Trong thời gian chuyển cây từ chai mô ra vườn, sửdụng phân NPK để phun cho cây, nồng độ theo khuyến cáo.Ngoài ra, sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik.
- Trồng cây lan từ việc chiết cành Nhóm lan Mokara, Vanda có thể trồng bằng 2 cách sau.
- Chậu đất (có nhiều lổ nhỏ) với kích thích trung bình từ 30 x 40cm+ Cắm 1 trụ chính giữa chậu để tựa cho cây lan sau này (trụ cóthể bằng cây hoặc bằng ống nhựa), trụ cao khoảng 70 - 100 cm.+ Bỏ một lớp giá thể dưới đáy chậu (có thể bằng than với kíchthích lớn) và ở trên là lớp vỏ đậu phộng (giá thể đã xử lý nấm bệnhtrước).
- Buột cây lan vào trụ, dùng kẽm xiết nhẹ.+ Rễ của cây vừa tiếp xúc nhẹ với lớp vỏ đậu phộng hoặc có thểkhông cần giá thể.
- Trồng thành luống 23 - Luống cao 15 - 20 cm, rộng 1m, chiều dài tuỳ theo kích thướcvườn.- Giá thể: có thể sử dụng giá thể gồm đất với phân chuồng, trotrấu.
- Nhưng hiện nay giá thể trồng luống được sử dụng là võ đậu phộngcho kết quả rất tốt, vì giá thể này có đặc điểm nhẹ, xốp nên thoát nướctốt, đồng thời quá trình phân hủy võ đậu phộng góp phần cung cấp dinhdưỡng cho cây.- Hai bên luống dựng 2 hàng cọc đứng có nẹp tre theo chiều ngangđể đỡ cây lan.
- Cách tiến hành như sau:- Buộc đứng các cây lan vào các nẹp tre, cành cách cành 20 cm.Các cành lan dài khoảng 40 - 50 cm, càng nhiều tầng rễ càng tốt,thường có 2 - 3 tầng rễ.- Dùng vỏ đậu phộng trải trên mặt luống cho chạm đến gốc lan,trên cùng dùng xơ dừa đã ngâm trải lên nhưng không nén lại mà tạothành độ xốp (tính từ mặt đất cho đến lớp xơ dừa cao khoảng 20 cm.
- 60% ánh sáng, gỡ bỏ dần khi cây phát triểntốt.- Làm cỏ để tránh cạnh tranh dinh dưỡng với lan và thường xuyênbón phân.
- Có thể hoà loãng phân bò, lợn bôi lên các nẹp tre.- Trồng lại sau 3 - 4 năm.Trồng thành luống hay trồng trong chậu đều phải làm giàn che chocả vườn lan: giàn cao khoảng 3 - 3,5m.
- NHÓM LAN DENDROBIUM2.1.
- Nhiệt độ Nhiệt độ lý tương để cây sinh trưởng và ra hoa đẹp từ 28 - 30 0 C.
- Ẩm độ Nhóm lan Dendrobium thích hợp ẩm độ 50 - 70 0 C.
- Ánh sáng Nhóm lan Dendrobium là loài ưa sáng, ánh sáng khoảng 60 - 70%sẽ tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
- Giá thể Chất trồng lan Dendrobium rất phong phú, phổ biến là xơ dừa,than, dớn.
- Hiện nay, người trồng lan có thể sử dụng thêm xốp (muốttrắng) để làm giá thể cho cây.
- Dinh dưỡng 24 - Dendrobium là nhóm lan cần dinh dưỡng cao, do đó ngoài việcsử dụng phân hóa học có thể bổ sung thêm phân hữu cơ cho cây.- Phân hóa học có thể sử dụng là NPK dùng cho giaiđoạn đầu, khi cây đạt 1 năm tuổi sử dụng phân NPK và giaiđoạn cây sắp ra phát hoa nên sử dụng NPK Sau khi cây ra hoa và đã thu hoạch cành thì nên đổi sang sử dụng phânNPK .
- Sâu bệnh Các loại sâu bệnh hại chủ yếu trên nhóm lan Dendrobium như sau:- Bệnh đen thân cây lan: Do nấm Fusarium sp.
- Bệnh gây hạitrong mùa mưa ở những vườn lan có độ ẩm cao.
- Kỹ thuật trồng2.7.1 Trồng cây lan từ chai mô - Cũng giống như phương pháp trồng từ chai mô của lan Mokaravà Vanda.
- Khi trồng cây con (cây cấy mô) phải rửa sạch môi trường nuôicấy dính trên thân, lá, rễ cây bằng nước sạch 3 lần, tránh bị côn trùngcắn phá và nhiễm bệnh.- Có thể trồng 1 trong 3 cách như sau:* Trồng bằng lưới (giống như nhóm Mokara và Vanda.
- Trồng bằng khay nhựa với giá thể là xơ dừa- Dùng các vỏ dừa già, xé ra các mảnh nhỏ (1cm x 2cm.
- có lỗ thông hơi ở mặt đáy khay.- Bó cây lan vào giữa 2 mảnh vỏ dừa, để 1 - 2 rễ lòi ra bên ngoài,dùng dây thun cột lại.- Dựng thành hàng trên các khay nhựa, đặt ở nơi râm mát.* Trồng bằng giá thể là xơ dừa sợi- Chuẩn bị chậu (chậu có thể bằng nhựa hoặc chậu đất nung.
- Dùng giá thể là xơ dừa sợi đặc vào chậu.- Dùng tay móc 1 lỗ nhỏ để đặt cây lan vào.* Chăm sóc: Trong thời gian chuyển cây từ chai mô ra vườn, sửdụng phân NPK để phun cho cây, nồng độ theo khuyến cáo.Ngoài ra, sử dụng thêm chất kích thích sinh trưởng như Atonik.
- Vườn lan Ông Trần Minh Quang (334, KP1, P.
- Vườn Lan Minh Huệ (Bình Hưng Hòa, Q.
- Vườn Lan Gia Huy (Ô.
- Vườn lan Tân Xuân (79/3A Phan Văn Hớn, P.
- Công ty CP Dịch vụ KTNN Thành phố (02 Tăng Nhơn Phú, P.
- Công ty Việt Thái2.
- Công ty Khang Thịnh2.
- THÔNG BÁONội dung cuộc họp về kế hoạch chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minhgiai đoạn .
- Ngày 03 tháng 8 năm 2005, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức cuộc họp đểkiểm tra tiến độ về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệpthành phố giai đoạn Chủ trì hội nghị do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịchThường trực Ủy ban nhân dân thành phố.
- Tham dự hội nghị có Ban Chỉ đạo Nông nghiệp Nông thôn thành phố, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, SởQuy hoạch - Kiến trúc, Sở Tài chính, Tổng Công ty Nông nghiệp SàiGòn, Ủy ban nhân dân các quận - huyện: Củ Chi, Cần Giờ, Nhà Bè,Bình Chánh, quận 12 và các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn.Sau khi nghe báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nôngthôn, ý kiến phát biểu của các sở - ngành, quận - huyện đồng chíNguyễn Thiện Nhân, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thànhphố chủ trì hội nghị đã kết luận chỉ đạo như sau:1.
- Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần tiếp tục thựchiện một số nội dung:* Chủ trì cùng phối hợp với Ban Chỉ đạo Nông nghiệp Nông thôn,Hội Nông dân thành phố tiếp tục làm việc với các quận - huyện: Củ Chi,Hóc Môn, Cần Giờ, Nhà Bè, Bình Chánh, Quận 12, định hướng sơ bộquy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và Chương trình chuyển đổi cơ cấukinh tế nông nghiệp giai đoạn và hoàn thành trong tháng 8năm 2005.* Phối hợp với các quận, huyện lập kế hoạch tham quan mô hìnhsản xuất và tiêu thụ rau an toàn của các nước Trung Quốc, Thái Lantrình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt và tổ chức đi tham quantrong tháng 8 năm 2005, và chủ động làm việc với Đại sứ quán Việt 49 Nam tại Trung Quốc về nhu cầu cung cấp rau an toàn cho thành phốBắc Kinh và tổ chức đoàn công tác đi Bắc Kinh để có thể ký thỏa thuậncung ứng rau an toàn cho Bắc Kinh vào năm 2006.* Tiếp tục hoàn thiện sổ tay giới thiệu mô hình nuôi trồng cây, conchất lượng cao.* Chủ trì lập kế hoạch chuyển đổi hình thức nuôi bò sữa quy mônhỏ, phân tán sang hình thức nuôi bò sữa quy mô thích hợp, hiệu quảkinh tế cao, bền vững giai đoạn Trong tháng 9 năm 2005, chủ trì cùng phối hợp với các đơn vị cóliên quan (Liên hiệp Hợp tác xã thành phố, Công ty Metrocash, TổngCông ty Thương mại, các đơn vị tư vấn thương mại…) tổ chức hội nghịbàn về thị trường, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của Chương trình chuyểnđổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố.* Phối hợp với Sở Bưu chính - Viễn thông thành lập trang WEB,hoặc cổng giao dịch điện tử để hỗ trợ mua bán hiệu quả sản phẩm rau,cây, con của Chương trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp thànhphố, trong đó có phối hợp với Ban công tác người Hoa để có giới thiệubằng tiếng Hoa.* Trong tháng 10 năm 2005, triển khai đến phường, xã và hộ nôngdân tham gia góp ý Chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nôngnghiệp thành phố.* Trong tháng 11 năm 2005, tổng hợp hoàn chỉnh quy hoạch, kếhoạch sử dụng đất nông nghiệp và Chương trình chuyển dịch cơ cấukinh tế nông nghiệp trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt chínhthức.* Sau khi đi tham quan Trung Quốc và Thái Lan, Sở Nông nghiệpvà Phát triển nông thôn hoàn chỉnh dự án Trung tâm triển lãm, giao dịchhoa, cây kiểng và rau an toàn thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2005trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, chuẩn bị các điều kiện đếntháng 10 năm 2005 triển khai công tác thiết kế xây dựng Trung tâm,thành lập Công ty quản lý điều hành Trung tâm, kêu gọi nhà đầu tưthuộc các thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào Trung tâm.Lưu ý giai đoạn đầu phải có thành phần kinh tế Nhà nước Việt Namtham gia quản lý điều hành Trung tâm.* Trong thời gian Trung tâm triển lãm, giao dịch hoa, cây kiểng vàrau an toàn thành phố Hồ Chí Minh chưa thành lập, giao Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các sở - ngành, quận- huyện, các Công ty sản xuất, kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nông sảnhình thành các chuỗi giao dịch tiêu thụ sản phẩm của Chương trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thành phố, kể cả xuất khẩu.
- giải quyết đồng bộ 07 yếu tố đầuvào và 02 yếu tố đầu ra.Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố xinthông báo truyền đạt nội dung kết luận chỉ đạo của đồng chí NguyễnThiện Nhân, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố tạicuộc họp về kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp thànhphố giai đoạn đến các sở - ngành, quận - huyện để nắm vàtổ chức thực hiện.K.T.
- CẨM NANG NUÔI TRỒNG VÀ KINH DOANH PHONG LANn Huỳnh Văn Thới - Nhà xuất bản Trẻ - 2000- HOA VÀ KỸ THUẬT TRỒNG HOAn PGS - PTS Nguyễn Xuân Linh - NXB Nông nghiệp - 1998- NUÔI TRỒNG CẤY LANn Trần Văn Huân - Văn Ích Lượm - NXB Mỹ Thuật - 2004- KỸ THUẬT TRỒNG VÀ KINH DOANH PHONG LANn Việt Chương - KS.
- Nguyễn Việt Thái NXB TPHCM - 2004 MỤC LỤC Lời nói đầu CẨM NANG TRỒNG PHONG LAN PHẦN I : ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC 1.1- Rễ Thân Lá Hoa Quả và hạt PHẦN II : CÁC YÊU CẦU NGOẠI CẢNH 2.1- Nhiệt độ Ánh sáng Ẩm độ Độ thông thoáng Nước tưới PHẦN III : KỸ THUẬT TRỒNG 3.1- Giống Thiết kế vườn trồng và kỹ thuật trồng Đối với lan trồng chậu Đối với lan cắt cành PHẦN IV : CHĂM SÓC 4.1- Tưới nước Bón phân Phòng trừ sâu bệnh hại Thu hoạch và đóng gói KỸ THUẬT TRỒNG MỘT SỐ NHÓM LANI/ NHÓM LAN MOKARA VÀ VANDA 1.1- Nhiệt độ Ẩm độ Ánh sáng Độ thông thoáng và giá thể Nhu cầu dinh dưỡng Phòng trừ bệnh hại Kỹ thuật trồng Trồng lan từ nuôi cấy mô Trồng lan từ việc chiết cành II/ NHÓM LAN DENDROBIUM 53 2.1- Nhiệt độ Ẩm độ Ánh sáng Giá thể Dinh dưỡng Sâu bệnh Kỹ thuật trồng Trồng cây lan từ chai mô Trồng cây lan từ việc tách cây III/ NHÓM LAN CATTLEYA 3.1- Nhiệt độ Ẩm độ Ánh sáng Độ thông thoáng và giá thể Dinh dưỡng Phòng trừ sâu bệnh hại Kỹ thuật trồng Trồng cây lan từ chai mô Trồng cây lan từ việc chiết cây IV/ NHÓM LAN PHALAENOPSIS (HỒ ĐIỆP) 4.1- Nhiệt độ Ẩm độ Ánh sáng Độ thông thoáng Giá thể và dinh dưỡng Phòng trừ sâu bệnh hại Kỹ thuật trồng V/ NHÓM LAN ONCIDIUM (VŨ NỮ) 5.1- Nhiệt độ Ẩm độ Ánh sáng Dinh dưỡng Giá thể Phòng trừ sâu bệnh hại Kỹ thuật trồng Trồng cây lan từ chai mô Trồng cây trưởng thành PHỤ LỤC Bảng 1: Tổng vốn vay 419 phát triển hoa, cây kiểng - cá cảnh Bảng 2: Chi phí sản xuất 1 ha lan Mocara cắt cành Bảng 3: Chi phí sản xuất 1 ha lan Dendrobium cắt cành Bảng 4: Danh sách các đơn vị cung ứng giống Bảng 5: Danh sách các đơn vị cung ứng vật tư Bảng 6: Danh sách các nhà vườn trồng lancó thu nhập điển hình ở các quận, huyện Bảng 7: Danh sách các hộ điều tra cơ cấu giốnghoa phong lan trên địa bàn TP.HCM năm Bảng 8: Danh sách nông dân kinh doanh hoa,cây cảnh, cá kiểng Bảng 9: Danh sách nông dân chơi giải trí hoa,cây cảnh, cá kiểng Thông báo số 549/TB-VP của UBND TP.HCM Tài liệu tham khảo

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt