« Home « Kết quả tìm kiếm

Phát triển cộng đồng – kĩ năng cần thiết của giáo viên


Tóm tắt Xem thử

- PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG – KĨ NĂNG CẦN THIẾT CỦA GIÁO VIÊN.
- Tóm tắt: Kĩ năng phát triển cộng đồng là kĩ năng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên.
- Để đạt kết quả cao trong công tác giáo dục, người giáo viên cần phải có các kĩ năng làm việc với cộng đồng, để đưa cộng đồng ngày một phát triển theo định hướng của xã hội, đất nước.
- Bài viết đã đề cập đến các khái niệm cơ bản về cộng đồng, phát triển cộng đồng giáo viên, bản chất của phát triển cộng đồng, nội dung về phát triển cộng đồng của người giáo viên, các kĩ năng cần thiết của người giáo viên trong việc phát triển cộng đồng và định hướng rèn kĩ năng phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm..
- Từ khoá: Phát triển cộng đồng, sinh viên sư phạm, giáo viên, kĩ năng.
- Chất lượng giáo dục là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó giáo viên được xem là yếu tố then chốt.
- Để chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội thì phải nâng cao trình độ, năng lực của người giáo viên.
- Muốn nâng cao trình độ, năng lực cho giáo viên thì tất yếu phải chú ý đến khâu đào tạo và bồi dưỡng..
- Kĩ năng phát triển cộng đồng (PTCĐ) là một trong những kĩ năng quan trọng trong năng lực hoạt động chính trị, xã hội thuộc Chuẩn nghề nghiệp của người giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, cùng với năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục và năng lực phát triển nghề nghiệp..
- Năng lực hoạt động chính trị, xã hội được hiểu là sự phối hợp của giáo viên với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
- tham gia các hoạt động chính trị, xã hội nhằm phát triển cộng đồng, xây dựng xã hội học tập..
- Khái niệm cộng đồng.
- Cộng đồng là một khái niệm đã và đang được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sử học, văn hóa học, xã hội học, triết học… Mỗi một ngành khoa học lại có cách định nghĩa riêng về cộng đồng, tạo nên những sắc nghĩa khoa học khác nhau.
- Theo quan điểm Mác xít: Cộng đồng là mối quan hệ qua lại giữa các cá nhân, được quyết định bởi sự cộng đồng hóa lợi ích giống nhau của các thành viên, về các điều kiện tồn tại và hoạt động của những người hợp thành cộng đồng đó, bao gồm các hoạt động sản xuất vật chất và các hoạt động khác của họ, sự gần gũi giữa các cá nhân về tư tưởng, tín ngưỡng, hệ giá trị chuẩn mực cũng như các quan niệm chủ quan của họ về các mục tiêu và phương tiện hoạt động [1, tr.10]..
- Quan niệm về cộng đồng theo quan điểm Mác xít là một quan điểm rất rộng, có tính khái quát cao, mang đặc thù của kinh tế - chính trị.
- Dấu hiệu đặc trưng chung của nhóm người trong cộng đồng này chính là điều kiện tồn tại và hoạt động, là lợi ích chung, là tư tưởng, giá trị chung.
- Thực chất, đó là cộng đồng mang tính giai cấp, ý thức hệ..
- Putnam: Hai yếu tố đã tạo nên cộng đồng với tính cách là nguồn vốn xã hội chính là tinh thần gắn kết và sự hình thành các mạng lưới xã hội, trong đó từng người cảm thấy yên tâm, an toàn khi họ ở trong cộng đồng, trong mạng lưới và do đó sẵn sàng đóng góp, hy sinh vì cộng đồng, bảo vệ lợi ích của cộng đồng trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt [2]..
- Theo Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Phát triển Cộng đồng thì: Cộng đồng là một tập thể có tổ chức bao gồm các cá nhân con người sống chung ở một địa bàn nhất định, có chung một đặc tính xã hội hoặc sinh học nào đó và cùng chia sẻ với nhau một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nào đấy [1]..
- Như vậy, dấu hiệu/đặc điểm để phân biệt cộng đồng này với cộng đồng khác có thể là điều gì đó thuộc về con người và xã hội loài người: màu da, đức tin, tôn giáo, lứa tuổi, sở thích, nghề nghiệp.
- Những dấu hiệu này chính là những ranh giới để phân chia cộng đồng..
- Nhìn chung, có thể phân ra 2 loại cộng đồng: (1) Cộng đồng địa lý bao gồm những người dân cư trú trong cùng một địa bàn có thể có chung các đặc điểm văn hóa xã hội và có thể có mối quan hệ ràng buộc với nhau.
- và (2) cộng đồng chức năng gồm những người có thể cư trú gần nhau hoặc không gần nhau nhưng có lợi ích chung.
- Ví dụ: Cộng đồng người dân phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội;.
- Cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
- Cộng đồng người làm báo….
- Ở đây, cộng đồng với người giáo viên chính là môi trường học đường - nơi có đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh.
- nơi diễn ra hoạt động dạy - học, phát triển chuyên môn nghề nghiệp.
- nơi mà mỗi giáo viên thể hiện mình như một cá thể, một thành viên của xã hội trong cộng đồng thu nhỏ.
- nuôi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp, tính cách, đạo đức người giáo viên..
- Khái niệm phát triển cộng đồng.
- Có rất nhiều khái niệm về phát triển cộng đồng.
- Theo Liên hợp quốc thì: Phát triển cộng đồng là tiến trình tạo dựng điều kiện cho sự tiến bộ về kinh tế và xã hội của cộng đồng với sự tham gia tích cực và với lòng tin tuyệt đối của các tầng lớp dân cư trong cộng đồng [1, tr.63]..
- Phát triển cộng đồng là một tiến trình, ở đó mọi thành viên cộng đồng cùng nhau thực hiện công việc tập thể và cùng nhau đưa ra những giải pháp cho những vấn đề chung.
- Phạm vi của phát triển cộng đồng rất đa dạng, từ những sáng kiến nhỏ nhất cho tới những sáng kiến lớn, thu hút cả cộng đồng [1, tr.63]..
- Có thể nói rằng, phát triển cộng đồng là một quá trình, qua đó cần sự nỗ lực của người dân kết hợp với nỗ lực cải thiện các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa cộng đồng của chính quyền và giúp các cộng đồng này hòa nhập, đóng góp vào tiến trình phát triển chung của quốc gia..
- Bản chất của phát triển cộng đồng.
- của cộng đồng.
- Như trong khái niệm của Liên hợp quốc thì mục tiêu phát triển cộng đồng là tạo dựng / chuẩn bị các điều kiện cho sự thay đổi chứ chưa phải là sự thay đổi..
- Những tranh luận như vậy đã dần làm sáng tỏ một điều rằng, con người - thành viên cộng đồng là trung tâm PTCĐ.
- PTCĐ là phát triển con người và vì con người.
- Thước đo của sự phát triển là sự thể hiện ở tiềm năng và khả năng làm chủ môi trường của con người..
- Phát triển cộng đồng là phát triển con người và vì con người.
- Mục tiêu của phát triển cộng đồng trước hết là mục tiêu con người chứ không phải là những tiến bộ về vật chất..
- Những tiến bộ về vật chất mà không đi cùng với sự phát triển khả năng của con người và định chế của xã hội thì đó là sự phát triển hời hợt và tạm bợ.
- Cải thiện, cân bằng về vật chất và tinh thần của con người thông qua những chuyển biến, tiến bộ, phát triển xã hội..
- Đảm bảo sự tham gia tối đa của người dân vào tiến trình phát triển..
- Đẩy mạnh công bằng xã hội bằng cách tạo điều kiện cho các nhóm thiệt thòi nhất nói lên nguyện vọng của mình và tham gia vào các hoạt động phát triển..
- Là một người giáo viên, muốn phát triển được cộng đồng trong trường học, chúng ta cần nắm được hoạt động chuyên môn bản thân, các hoạt động chuyên môn của trường, của các tổ bộ môn trong trường phổ thông để phát triển năng lực con người, phát triển cộng đồng trường học theo kịp với nền giáo dục của các nước tiên tiến..
- Các kĩ năng cần thiết của người giáo viên để làm việc với cộng đồng.
- Để phát triển cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững, người giáo viên cần có nhiều kĩ năng khác nhau, và cũng chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố như: giới tính, độ tuổi, hoàn cảnh gia đình, văn hoá, tôn giáo/tín ngưỡng… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin được đề cập đến một số kĩ năng tiểu biểu sau:.
- Ngày nay, sự phát triển của CNTT đã mang đến cho con người những thành quả vô cùng to lớn.
- Điều này sẽ giúp cho giáo viên được giải phóng sức lao động và ngày càng hoàn thiện bản thân..
- Kĩ năng sử dụng ngoại ngữ.
- Ngoại ngữ còn tạo ra cơ hội cho mọi người và đặc biệt là những giáo viên có cơ hội hòa nhập với các cộng đồng quốc tế và phát triển nghề nghiệp bản thân..
- Kĩ năng tự nhận thức bản thân.
- Sự tự nhận thức đưa đến sự tự trọng khi giáo viên nhận thức được năng lực tiềm tàng của bản thân và vị trí của mình trong cộng đồng và kiên định giữ gìn những giá trị có ý nghĩa đối với mình trong các tình huống phải lựa chọn giá trị.
- Điều này có nghĩa, người giáo viên cần xác định được những gì mà họ cho là quan trọng, là đúng đắn, là có ý nghĩa đối với bản thân, có tác dụng định hướng cho suy nghĩ, tình cảm, thái độ, chính kiến, hành động của bản thân trong cuộc sống..
- Khi có được sự tự trọng, giáo viên sẽ biết kiên định với những gì mình muốn và không muốn trong hoàn cảnh cụ thể.
- Kĩ năng giao tiếp.
- Do vậy, một trong những kĩ năng quan trọng của người giáo viên là kĩ năng giao tiếp hiệu quả đối với mọi người đặc biệt là với học sinh, phụ huynh học sinh, đồng nghiệp và cộng đồng nơi họ sinh sống.
- Bên cạnh đó, người giáo viên cũng cần phải biết cảm thông với người khác.
- Điều này thể hiện ở việc người giáo viên biết đặt mình vào vị trí người khác, đặc biệt là khi phải đương đầu với những vấn đề nghiêm trọng do hoàn cảnh hoặc do hành động của chính người đó gây ra.
- Kĩ năng thương lượng.
- Trong quá trình dạy - học, có rất nhiều vấn đề đòi hỏi người giáo viên cần phải biết thương lượng với các đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh để cân bằng lợi ích của các bên một cách hài hòa.
- Điều này thể hiện ở chỗ người giáo viên phải hiểu sâu vấn đề của đối tượng, biết cảm thông với hoàn cảnh của họ, biết nhìn vấn đề từ quan điểm của chính đối tượng để từ đó thuyết phục, thỏa hiệp những giải pháp tối ưu để đảm bảo lợi ích tối đa của các bên..
- Kĩ năng hợp tác.
- Kĩ năng hợp tác giúp giáo viên có khả năng chia sẻ trách nhiệm, biết cam kết và cùng làm việc với những thành viên khác trong nhóm (có thể là nhóm nhỏ gồm hai hoặc ba người, cũng có thể là nhóm lớn: một tập thể cơ quan, một cộng đồng hay một quốc gia)..
- Sự hợp tác trong nhóm giúp giáo viên đóng góp năng lực, sở trường riêng đối với các hoạt động chung của nhóm, đồng thời lại có thể được học tập, chia sẻ kinh nghiệm từ các thành viên khác..
- Kĩ năng ra quyết định.
- Kĩ năng ra quyết định giúp giáo viên có thể đạt được mục đích tại nơi làm việc cũng như tránh được những sai lầm có thể để lại hậu quả không tốt cho chính học và cộng đồng những người xung quanh.
- Để làm được điều này, người giáo viên cần phải hiểu sâu sắc được vấn đề đang gặp phải, định hướng được các giải pháp và phân tích được các điểm mạnh, điểm yếu của từng giải pháp.
- Từ đó, người giáo viên sẽ lựa chọn giải pháp tối ưu và tự chịu trách nhiệm về quyết định và hành động của mình..
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn.
- Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn sẽ giúp giáo viên nhận thức được vấn đề nảy sinh mâu thuẫn và giải quyết những mâu thuẫn đó với thái độ tích cực, không dùng bạo lực.
- Trong hoạt động giáo dục có sử dụng phương pháp tiếp cận cùng tham gia, sự tập trung chủ yếu là hướng vào việc học tập của học sinh chứ không phải tập trung vào việc dạy của giáo viên.
- Trong dạy học cùng tham gia, mọi người đều có thể là một nguồn thông tin, vai trò chủ yếu của giáo viên là tổ chức, động viên, hướng dẫn, gợi ý, hỗ trợ người học tìm ra nguồn thông tin thích hợp và tự khám phá, tự phát triển và giải quyết vấn đề.
- Học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động học tập do giáo viên thiết kế dựa trên mục tiêu, nội dung, tính chất của chủ đề học tập..
- Giáo viên cần xây dựng bầu không khí cởi mở, thân thiện, hiểu.
- Rèn luyện kĩ năng phát triển cộng đồng cho sinh viên sư phạm.
- Nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH - HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng XHCN và hội nhập quốc tế (Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, BCH Trung ương khóa XI, Nghị quyết số 29 - NQ/TW Trường Đại học Thủ đô Hà Nội đã xây dựng chương trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm theo định hướng phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên, trong đó đã đưa kĩ năng phát triển cộng đồng thành một trong những kĩ năng quan trọng trong nội dung học tập mà người sinh viên sư phạm cần phải rèn luyện.
- Kĩ năng xác định vấn đề của cộng đồng.
- Vấn đề cộng đồng là những tình trạng còn tồn tại trong cộng đồng cần giải quyết, nếu không sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của phần lớn người dân.
- Nhiệm vụ của người giáo viên trong PTCĐ là phải xác định được vấn đề của cộng đồng đó.
- Một số tiêu chí để xác định các vấn đề cộng đồng - Vấn đề xảy ra thường xuyên (tần xuất);.
- Tiêu chí cuối cùng - nhận thức - là tiêu chí quan trọng trong xác định vấn đề cộng đồng..
- Kĩ năng lập kế hoạch và giải quyết vấn đề.
- Việc lập kế hoạch chỉ áp dụng đối với các vấn đề ưu tiên do cộng đồng xác định và phân tích theo cây vấn đề để tìm ra các giải pháp từ các nguyên nhân của cây vấn đề..
- Mục đích của bảng này là cho phép cộng đồng thảo luận và phân tích giải pháp đề ra từ một vài khía cạnh theo một phương pháp có hệ thống và trật tự..
- Thứ hai là, Phân tích SWOT: Là một khung phân tích trong đó các thành viên cộng đồng đề cập mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và sự đe doạ của các biện pháp giải quyết vấn đề..
- Mục đích của phân tích này là để nhận diện, phân tích, so sánh và hình dung theo một phương thức toàn diện các khía cạnh khác nhau của mỗi giải pháp mà các thành viên cộng đồng coi là quan trọng..
- Sau khi phân tích được rõ ràng các vấn đề, người giáo viên cần cùng với cộng đồng lập kế hoạch cụ thể để giải quyết vấn đề một cách triệt để và thực hiện kế hoạch theo đúng lộ trình đã vạch ra..
- Như vậy, kế hoạch tổng thể, kế hoạch triển khai hoạt động và thông tin từ công tác theo dõi có mối quan hệ qua lại, giúp tăng cường quản lý tốt kế hoạch phát triển cộng đồng..
- Kĩ năng PTCĐ là kĩ năng quan trọng và cần thiết đối với người giáo viên.
- Nó không chỉ giúp người giáo viên có khả năng xác định vấn đề và thiết kế hoạt động đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương mà còn giúp người giáo viên biết cách triển khai các hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội tại địa phương dựa trên sự phối hợp, sự tham gia của cộng đồng để đạt kết quả cao nhất..
- Muốn đạt kết quả cao trong công tác giáo dục, giáo viên cần phải có các kĩ năng làm việc với cộng đồng, để đưa cộng đồng ngày một phát triển theo định hướng của xã hội, đất nước.
- Vì vậy, người giáo viên cần phải được rèn luyện về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là kĩ năng phát triển cộng đồng để phục vụ tốt cho việc thực tập và làm việc thực tế trong tương lai ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường cao đẳng, đại học..
- Nguyễn Kim Liên (2008), Giáo trình Phát triển cộng đồng, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội..
- Lê Thị Mỹ Hiền (2006), Tài liệu hướng dẫn học tập Phát triển cộng đồng, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh..
- Nguyễn Thị Oanh (2000), Phát triển cộng đồng, Đại học Mở - Bán công Thành phố Hồ Chí Minh.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt