« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá năng lực cán bộ công chức Bộ Công Thương


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đánh giá năng lực cán bộ công chức Bộ Công Thương Tác giả luận văn: Nguyễn Thị Thu Hồng Khóa: 15AQTKD-CBCT Người hướng dẫn: TS Dương Mạnh Cường Từ khóa: Quản trị nhân lực, đánh giá năng lực cán bộ Bộ Công Thương Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Đề tài đánh giá năng lực cán bộ, công chức (CBCC) Bộ Công Thương được lựa chọn để nhận ra những hạn chế cần bổ sung phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và cải thiện chất lượng chất lượng nguồn nhân lực.
- Việc nâng cao chất lượng nhân lực là một nội dung của phát triển bền vững và trở thành yêu cầu có tính chiến lược của quốc gia.
- Vì vậy, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu để có thể đưa ra các đánh giá, khuyến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đội ngũ CBCC Bộ Công Thương.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích: Phân tích, đánh giá, trình bày kết quả đánh giá năng lực CBCC bao gồm khả năng đáp ứng yêu cầu công việc, đòi hỏi của tổ chức, sự khác nhau về năng lực giữa CBCC giữa các bộ phận, cơ quan chuyên môn.
- Đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế của đất nước, phù hợp với chủ trương cải cách bộ máy hành chính của Đảng và Nhà nước.
- Đối tượng nghiên cứu: đánh giá năng lực cán bộ công chức Bộ Công Thương.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về địa điểm: Bộ Công Thương.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới Luận văn gồm 3 chương bao gồm: Chương I về cơ sở lý luận về đánh giá năng lực cán bộ công chức.
- Chương II về đánh giá thực trạng năng lực cán bộ tại Bộ Công 2 Thương.
- Chương III về phương hướng và giải pháp nâng cao năng lực cán bộ công chức tại Bộ Công Thương.
- Về cơ bản, luận văn đã cố gắng hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến nhân lực, đánh giá năng lực cán bộ và nâng cao chất lượng nhân lực trong tổ chức.
- Đồng thời, luận văn đã cố gắng đưa ra một số đánh giá khách quan thực trạng nhân lực và năng lực cán bộ giai đoạn 2010-2016.
- phân tích những tồn tại trong việc nâng cao chất lượng nhân lực của đội ngũ cán bộ công chức.
- Đồng thời, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Bộ Công Thương.
- d) Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu: Phương pháp hệ thống hóa để làm rõ khung lý thuyết về đánh giá năng lực cán bộ công chức.
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá thực trạng năng lực cán bộ của Bộ Công Thương.
- kiến thức về quản trị nguồn nhân lực, và các quan điểm, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sách, tài liệu của các nhà khoa học trong việc nghiên cứu về đánh giá năng lực và năng cao chất lượng nhân lực.
- e) Kết luận Để góp phần vào việc nâng cao chất lượng nhân lực cán bộ công chức Bộ Công Thương, luận văn đã nỗ lực để có phân tích, đánh giá năng lực cán bộ dựa trên cơ sở lý luận của chất lượng nhân lực và các nghiên cứu đánh giá năng lực cán bộ.
- Luận văn đã vận dụng cơ sở lý luận để phân tích, đánh giá năng lực cán bộ trên một số các tiêu chí, phân loại đánh giá chất lượng nguồn nhân lực.
- Luận văn cũng đã đánh giá thực trạng chất lượng trong mối quan hệ so sánh với yêu cầu công việc và vị trí công việc tại Bộ Công Thương.
- Luận văn cũng đã làm rõ một số nguyên nhân làm cho chất lượng cán bộ công chức còn hạn chế, một phần chưa đáp ứng được yêu cầu và vị trí công việc.
- Luận văn đã đưa ra các phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng cán bộ công chức tại Bộ Công Thương nhằm đảm bảo thực hiện các chương trình cải cách hành chính và nâng cao chất lượng thực thi công vụ.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt