« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lạc Thủy


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÔNG TY THỦY ĐIỆN HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Nghiêm Sĩ Thương Hà Nội – 2017 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng i Viện kinh tế và quản lý MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN.
- 2 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH.
- Cơ sở lý luận chung về tín dụng chính sách.
- Khái niệm, những đặc trưng cơ bản về tín dụng ngân hàng.
- Khái niệm và những đặc trưng cơ bản về tín dụng chính sách.
- Chất lượng của tín dụng chính sách.
- Các nhân tố cấu thành chất lƣợng tín dụng chính sách.
- Các loại hình tín dụng chính sách.
- Chính sách phí và lãi suất.
- Chính sách quảng bá, thông tin, tuyên truyền.
- Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng chính sách.
- Chỉ tiêu về tốc độ chu chuyến vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng.
- Các nhân tố tác động tới chất lƣợng tín dụng chính sách.
- Kinh nghiệm về thực hiện tín dụng chính sách tại một số phòng giao dịch và bài học cho phòng giao dịch huyện Lạc Thủy.
- 29 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng ii Viện kinh tế và quản lý 1.5.1.
- Kinh nghiệm thực hiện tín dụng chính sách tại một số phòng giao dịch.
- 34 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH.
- 35 2.1 Tình hình kinh tế và xã hội huyện Lạc Thủy.
- Khái quát về tình hình kinh tế và xã hội huyện Lạc Thủy.
- Tình hình hộ nghèo, các đối tượng chính sách và việc làm tại Huyện Lạc Thủy.
- Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Lạc Thủy.
- Thực trạng chất lƣợng tín dụng chính sách tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy.
- Các loại hình dịch vụ tín dụng.
- Chất lượng phục vụ tín dụng theo đánh giá của khách hàng.
- Các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy.
- Đánh giá chất lƣợng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy.
- 86 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng iii Viện kinh tế và quản lý CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH TẠI PHÒNG GIAO DỊCH NHCSXH.
- 87 3.1 Định hƣớng phát triển của Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lạc Thủy.
- Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lạc Thủy.
- Chính sách quảng bá.
- 107 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng iv Viện kinh tế và quản lý LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh "Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạc Thủy" là công trình nghiên cứu riêng của tôi.
- Lạc Thủy, ngày tháng năm 2017 Học viên Nguyễn Thị Thu Hƣờng Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng v Viện kinh tế và quản lý LỜI CẢM ƠN Tác giả chân thành cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã cung cấp kiến thức, hướng dẫn tác giả trong việc học tập, nghiên cứu và hoàn thành các môn học trong chương trình học.
- Tác giả chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ phòng chuyên môn nghiệp vụ thuộc Hội sở của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình và phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lạc Thủy đã cung cấp thông tin cần thiết, đóng góp, bổ sung ý kiến hữu ích và động viên tác giả trong việc nghiên cứu và hoàn thiện luận văn của mình.
- Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng vi Viện kinh tế và quản lý DANH MỤC CHỮ VIÊT TẮT NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNo Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn CT - XH Chính trị - Xã hội BĐD HĐQT Ban đại diện Hội đồng Quản trị HND Hội nông dân HPN Hội liên hiệp phụ nữ HCCB Hội cựu chiến binh ĐTN Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh ĐBDTTSĐBKK Đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn HSSV Học sinh sinh viên SXKDVKK Sản xuất kinh doanh vùng khó khăn NS&VSMT Nước sạch và vệ sinh môi trường NQH Nợ quá hạn TK&VV Tiết kiệm và vay vốn UBND Ủy ban Nhân dân VKK Vùng khó khăn Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng vii Viện kinh tế và quản lý DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1.
- Lãi suất cho vay một số chương trình tín dụng cho người nghèo.
- Kết quả công tác sử dụng vốn, hệ số sử dụng vốn, vòng quay vốn tín dụng.
- 94 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng viii Viện kinh tế và quản lý DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 2.1.
- 56 Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 1 Viện kinh tế và quản lý PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do chọn đề tài Giảm nghèo là một trong những chính sách lớn vì an sinh xã hội và công bằng xã hội mà Việt Nam đã quyết tâm theo đuổi suốt mấy thập niên qua.Trong các chính sách hướng tới hỗ trợ người nghèo và các đối tượng chính sách khác vượt qua những khó khăn, vươn lên thoát nghèo một cách bền vững, tín dụng ưu đãi là một chính sách luôn được lựa chọn và ưu tiên thực hiện.
- Các chính sách tín dụng ưu đãi không ngừng được hoàn thiện theo hướng bám sát sự thay đổi trong kinh tế xã hội và những nhu cầu thiết thực của người nghèo.
- Để đưa những ưu đãi của Đảng, Nhà nước tới người nghèo và các đối tượng chính sách khác một cách kịp thời, đúng đối tượng và có hiệu quả, Chính phủ đã quyết định thành lập NHCSXH vào năm 2002 trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây.
- NHCSXH đang triển khai trên 20 chương trình tín dụng tới hộ nghèo và các đối tượng chính sách.
- Các chương trình tín dụng chính sách đã đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng, sự mong mỏi của người dân.
- Tín dụng chính sách của Chính phủ đã được phủ đến từng thôn bản thông qua mạng lưới Tổ Tiết kiệm &Vay vốn và Điểm giao dịch xã.
- Lần đầu tiên một tổ chức tín dụng là NHCSXH xóa được tình trạng “tín dụng trắng” trên toàn quốc.
- là công cụ của Đảng và Nhà nước thực hiện các chính sách đối với các đối tượng người nghèo.
- Kinh tế xã hội của huyện còn nhiều khó khăn, nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách để sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là rất lớn.
- Bên cạnh đó, những bất cập trong quy trình tín dụng cũng làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng chính sách trên địa bàn huyện.
- Từ thực tiễn trên tác giả đã lựa Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 2 Viện kinh tế và quản lý chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạc Thủy” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn: Nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc thủy.
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu chất lượng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch NCHSXH huyện Lạc Thủy.
- Phạm vi nghiên cứu: Trong khuôn khổ nghiên cứu, đề tài tập trung vào nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan trực tiếp đến hoạt động tín dụng của NHCSXH huyện Lạc Thủy trong thời gian 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016, thông qua các loại hình dịch vụ tín dụng chính sách, chính sách phí và lãi suất, mạng lưới giao dịch, chính sách quảng bá và tuyên truyền.
- Thống kê so sánh sử dụng số liệu theo chuỗi thời gian và tại một thời điểm để so sánh và phân tích sự thay đổi về chất lượng tín dụng tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy.
- Kết cấu luận văn Luận văn gồm ba chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về tín dụng chính sách Chương 2: Thực trạng chất lượng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lạc Thủy.
- Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng chính sách tại phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Lạc Thủy.
- Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 3 Viện kinh tế và quản lý CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH 1.1.
- Cơ sở lý luận chung về tín dụng chính sách 1.1.1.
- Khái niệm, những đặc trƣng cơ bản về tín dụng ngân hàng 1.1.1.1.
- Khái niệm tín dụng ngân hàng Trong cuốn “Lý thuyết tiền tệ ngân hàng” của tác giả Tô Kim Ngọc năm 2012, Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa người cho vay và người vay.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác, với các nhà doanh nghiệp và cá nhân.
- Trong nền kinh tế, ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các nhà doanh nghiệp và cá nhân, ngân hàng vừa là người cho vay đồng thời vừa là người đi vay.
- Trái lại, với tư cách là người cho vay thì ngân hàng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân.
- Đặc trƣng của tín dụng ngân hàng Tín dụng là mối quan hệ vay mượn vốn lẫn nhau dựa trên sự tin tưởng, số vốn đó sẽ được hoàn lại vào một ngày xác định trong tương lai.
- Quan hệ tín dụng phải thỏa mãn những đặc trưng sau.
- quan hệ tín dụng dựa trên sự tin tưởng giữa người đi vay và người cho vay.
- Từ các khái niệm trên cho thấy bản chất tín dụng là một giao dịch về tiền hoặc giấy tờ có giá trị như tiền dựa trên cơ sở khả năng hoàn trả.
- Cơ sở quyết định một khoản tín dụng là lòng tin của chủ nợ về khả năng Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 4 Viện kinh tế và quản lý thanh toán của con nợ, là sự tín nhiệm, sự tin tưởng lẫn nhau.
- Trong đó “hoàn trả” là đặc trưng cơ bản của tín dụng, là dấu hiệu tiêu biểu để phân biệt tín dụng với các dạng hỗ trợ tài chính không phải hoàn trả gốc và lãi.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa các ngân hàng với các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế, các cá nhân.
- Tín dụng ngân hàng có thể mở rộng cho mọi đối tượng trong xã hội, là hình thức chủ yếu của nền kinh tế thị trường, nó đáp ứng nhu cầu về vốn cho nền kinh tế linh hoạt, kịp thời, có tác dụng lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội.
- Vai trò của tín dụng ngân hàng Tín dụng ngân hàng có vai trò rất lớn đối với nền kinh tế, quyết định tới sự cường thịnh của mỗi quốc gia.
- Tựu chung lại vai trò của tín dụng thể hiện: (1) Tín dụng góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất xã hội - Vai trò quan trọng của tín dụng là cung ứng vốn một cách kịp thời cho các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của chủ thể kinh tế trong xã hội.
- Một hệ thống các hình thức tín dụng đa dạng không những thỏa mãn nhu cầu đa dạng về vốn của nền kinh tế mà còn làm cho sự tiếp cận các nguồn vốn tín dụng trở lên dễ dàng, tiết kiệm chi phí giao dịch và giảm bớt các chi phí nguồn vốn cho chủ thể kinh doanh.
- Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả các hình thức tín dụng sẽ tạo sự chủ động cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh khi nó không phải phụ thuộc quá nhiều vào nguồn vốn tự có của bản thân.
- Các nguồn vốn tín dụng được cung ứng luôn kèm theo các điều kiện tín dụng để hạn chế rủi ro đạo đức và rủi ro lựa chọn đối nghịch, buộc những người đi vay phải quan tâm thực sự đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo mối quan hệ lâu dài với các tổ chức cung ứng tín dụng.
- (2) Tín dụng là kênh chuyển tải tác động của Nhà nƣớc đến các mục tiêu vĩ mô Các mục tiêu vĩ mô của nền kinh tế bao gồm ổn định giá cả, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm.
- Việc đảm bảo đạt mục tiêu kinh tế vĩ mô hài hòa phụ thuộc một phần vào khối lượng và cơ cấu tín dụng xét cả về mặt thời hạn cũng như đối tượng tín dụng.
- Vấn Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 5 Viện kinh tế và quản lý đề này đến lượt nó lại phụ thuộc vào các điều kiện tín dụng như lãi suất, điều kiện vay yêu cầu thế chấp, bảo lãnh và chủ trương mở rộng tín dụng được quy định trong chính sách tín dụng từng thời kỳ.
- Như vậy thông qua các việc thay đổi, điều chỉnh các điều kiện tín dụng, Nhà nước có thể thay đổi quy mô tín dụng hoặc chuyển hướng vận động của nguồn vốn tín dụng.
- Nhờ đó mà ảnh hưởng đến tổng cầu của nền kinh tế và về quy mô cũng như kết cấu.
- Sự thay đổi của tổng cầu dưới sự tác động của chính sách tín dụng sẽ tác động ngược lại với tổng cung và các điều kiện sản xuất khác.
- Điểm cân bằng cuối cùng giữa tổng cung và tổng cầu dưới tác động chính sách tín dụng sẽ cho phép đạt được các mục tiêu vĩ mô cần thiết.
- (3)Tín dụng là công cụ thực hiện các chính sách xã hội Các chính sách xã hội, về mặt bản chất được đáp ứng bằng nguồn tài trợ không hoàn lại từ NSNN.
- Để khắc phục hạn chế này, phương thức tài trợ không hoàn lại có xu hướng thay đổi với phương thức tài trợ có hoàn lại của tín dụng nhằm duy trì nguồn cung cấp tài chính và có điều kiện mở rộng quy mô tín dụng chính sách.
- Thông qua phương thức tài trợ này, các mục tiêu tín dụng chính sách được đáp ứng một cách chủ động và hiệu quả hơn.
- Khi các đối tượng tín dụng chính sách buộc phải quan tâm đến hiệu quả sử dụng vốn để đảm bảo hoàn trả đúng thời hạn thì kỹ năng của người lao động sẽ được hoàn thiện từng bước.
- Đây là sự đảm bảo chắc chắn cho sự ổn định tài chính của các đối tượng chính sách và từng bước làm cho họ có thể tồn tại độc lập với nguồn tài trợ.
- Khái niệm và những đặc trƣng cơ bản về tín dụng chính sách 1.1.2.1.
- Khái niệm tín dụng chính sách Theo Điều 1, Nghị định 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ thì tín dụng chính sách xã hội được định nghĩa như sau: tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác vay ưu đãi phục vụ sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống.
- Luận văn thạc sĩ Trƣờng ĐHBK Hà Nội Học viên: Nguyễn Thị Thu Hƣờng 6 Viện kinh tế và quản lý Trong đó: đối tượng chính sách là những người nghèo, cận nghèo, những người không có việc làm, thu nhập thấp hoặc những gia đình có công với cách mạng nhưng gặp hoàn cảnh khó khăn, những người đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu vùng xa.
- Các đối tượng chính sách bao gồm.
- Đặc trƣng của tín dụng chính sách Tín dụng chính sách là công cụ tài chính quan trọng, là hệ thống các biện pháp liên quan đến việc thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm.
- Trong đó NHCSXH là tổ chức tín dụng được nhà nước giao nhiệm vụ chuyên thực hiện các chương trình tín dụng cho vay ưu đãi đến các đối tượng chính sách.
- Xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu và đối tượng phục vụ mà tín dụng chính sách có các đặc trưng riêng biệt sau: (1): Nhà nước chỉ định hoặc thành lập tổ chức tín dụng để thực hiện tín dụng chính sách trong lĩnh vực an sinh xã hội.
- Tổ chức tín dụng ở đây là Ngân hàng chính sách xã hội.
- (2): Tín dụng chính sách là kênh tín dụng của Chính phủ, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận.
- Mục tiêu của tín dụng chính sách là cho vay để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN, ổn định kinh tế chính trị và đảm bảo an sinh xã hội.
- (3): Đối tượng vay vốn tín dụng chính sách là người nghèo và các đối tượng chính sách khác theo chỉ định của Chính phủ.
- Chính phủ quyết định vay vốn theo từng chương trình tín dụng.
- (4): Nguồn vốn của tín dụng chính sách là nguồn vốn của Nhà nước, tức là nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt