« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương.


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài:“ “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương” Tác giả luận văn: Vũ Trung Hiếu Khóa: CH2015A Người hướng dẫn: PGS.TS.
- Trần Thị Bích Ngọc Từ khóa: Bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Lý do chọn đề tài Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức là nhân tố quyết định đến sự phát triển của ngành Công Thương nói chung và của Nhà trường nói riêng.
- Đây cũng là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương.
- Làm thế nào để phát triển nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, viên chức nhà nước để hoàn thành nhiệm vụ mới và thực hiện tốt được chủ trương của Đảng và chiến lược phát triển của ngành? Để trả lời được câu hỏi này cần phải có sự nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương.
- Là một cán bộ công tác tại Trường và được theo học khóa đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh của Viện Kinh tế và Quản lý của Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội niên khóa CH2015A, học viên đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương” để làm luận văn tốt nghiệp, mong muốn áp dụng các kiến thức được học vào thực tiễn để góp phần cùng Nhà trường có những chiến lược và nâng cao chất lượng Đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức cua ngành trong giai đoạn tới.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng: Thực trạng chất lượng hệ thống đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu tại Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công thương Trung ương.
- Phạm vi về thời gian: Các số liệu nghiên cứu trong giai đoạn 5 năm từ 2010-2015 Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành Công Thương tại Trường đào tạo bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Phương pháp nghiên cứu : Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Thu thập hệ thống hóa nguồn số liệu, khảo sát điêu tra, phân tích so sánh hệ thống.
- Kết quả của đề tài: Chương 1, Luận văn đã tổng kết những cơ sở lý thuyết về đào tạo nhân lực, chất lượng đào tào làm cơ sở cho phân tích chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương tại chương 2 và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo này tại chương 3.
- Chương 2, Luận văn đã phân tích thực trạng chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương theo các yếu tố đầu vào của quá trình đào tạo như: nội dung, đối tượng, nhu cầu đào tạo, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất phục vụ day học.
- Cũng tại chương 2, luận văn có phân tích, đánh giá các tác động của môi trường bên trong và bên ngoài tới chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương hiện nay để làm rõ những nguyên nhân chính của các hạn chế về chất lượng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng đã được luận văn chỉ ra và đây chính là các căn cứ đề xuất các giải pháp tại chương 3 của Luận văn.
- Chương 3, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương của Trường đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- nâng cao năng lực, chất lượng của hệ thống các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
- cải tiến về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho ngành Công Thương.
- lựa chọn và áp 3 dụng về phương pháp đào tạo, bồi dưỡng thích hợp từng đối tượng, từng nội dung, chương trình.
- nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ giáo viên.
- đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho ngành Công Thương.
- Kết luận Thời gian qua, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Công Thương đã thu được những thành tựu đáng kể, giúp cho trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức, viên chức trong ngành ngày càng được nâng cao, bộ máy Nhà nước hoạt động có hiệu quả hơn, ngày càng thích ứng với xu thế phát triển mới của đất nước.
- Tuy nhiên, do những nguyên nhân khác nhau, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của ngành vẫn còn những hạn chế đáng quan tâm.
- Thông qua việc đánh giá thực trạng nguồn nhân lực, trình độ chuyên môn, nhu cầu về đào tạo, bồi dưỡng của công chức, viên chức nói chung và ngành Công Thương nói riêng cũng như thực trạng về chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức hiện nay đã thể hiện phần nào nhu cầu cần phải đẩy mạnh và đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển của công cuộc CNH-HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
- Với những cố gắng trên, tác giả hy vọng kết quả của Luận văn sẽ đóng góp một phần vào sự nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng nói chung và ngành Công Thương nói riêng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt