« Home « Kết quả tìm kiếm

Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam Tác giả luận văn: Phạm Đông Dương Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Phan Diệu Hương TRANG PHỤ BÌA Hà Nội - Năm 2017 P TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam Tác giả luận văn: Phạm Đông Dương Khóa: 2014B Người hướng dẫn: TS.
- Phan Diệu Hương Từ khóa: quản trị.
- nhân lực, nguồn nhân lực, doanh nghiệp, Viện Đo lường Việt Nam Nội dung tóm tắt: 1.
- Lý do chọn đề tài Làm thế nào để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn và thử thách lớn nhất đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế chuyển đổi.
- Sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân viên trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi các quản trị gia Việt Nam phải có các quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững được những kỹ năng mới về quản trị con người.
- Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập WTO, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam không đủ mạnh về tài chính và công nghệ để cạnh tranh với các doanh nghiệp khổng lồ trên thế giới.
- Cái mà các doanh nghiệp Việt Nam nên trông cậy vào chính là nguồn nhân lực của mình.
- Tuy nhiên, một thực tế là khoa học và nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực chưa được ứng dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam.
- Trải qua hơn 50 năm hình thành và phát triển.
- Viện Đo lường Việt Nam đã không ngừng nỗ lực, cố gắng phục vụ quá trình phát triển của đất nước, góp phần thực hiện công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo chủ trương đường lối mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
- Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế thị trường đang dần được hình thành và chiếm lĩnh nền kinh tế, cán bộ công nhân viên Viện Đo lường Việt Nam đang nỗ lực phấn đấu để phát triển theo kịp sự phát triển của cả nước nói riêng và thế giới nói chung.
- Không nằm ngoài những xu thế chung P của thế giới, Viện Đo lường cũng đang đối mặt với không ít những khó khăn, phải đáp ứng yêu sản phẩm có hàm lượng chất xám, tính chính xác cao từ khách hàng, từ việc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của các doanh nghiệp tư nhân khi việc xã hội hóa đo lường được quy định tại Luật Đo lường Việt Nam.
- Chính từ đó, Viện Đo lường đã bộc lộ những hạn chế và khuyết điểm trong khả năng đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của các thành phần kinh tế.
- Yêu cầu đổi mới đó đòi hỏi sự thay đổi theo trong lĩnh vực Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng.
- Để Viện Đo lường phát triển và vươn lên trong quá trình hội nhập trong nền kinh tế thế giới, đồng thời có khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong trong lĩnh vực Đo lường.
- Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất đó là nguồn nhân lực.
- Vì tính đặc thù của các lĩnh vực Đo lường mang hàm lượng chất xám lớn đều phải có các chuyên gia trong phạm vi công tác như kiểm định, hiệu chuẩn và đo lường thử nghiệm.
- Trước những thách thức về việc thu hút nhân tài, để giúp cho Viện Đo lường phát triển bền vững, thì cần có một chính sách đối với người lao động tốt và môi trường làm việc tốt để thu hút.
- Đó cũng là lý do tác giả chọn đề tài nghiên cứu: “Giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam (VMI).
- Với hy vọng đóng góp vào việc nâng công tác quản trị nguồn nhân lực, góp phần thu hút và giữ được người tài, để giúp Viện Đo lường Việt Namphát triển bền vững trong thời kỳ mới.
- Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lí luận về công tác quản trị nhân lực tại một cơ quan, tổ chức.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam.
- P - Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam.
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam.
- Đối tượng điều tra: Viên chức và người lao động làm việc tại Viện Đo lường Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về không gian: Luận văn được thực hiện tại Viện Đo lường Việt Nam, Số 8, Hoàng Quốc Việt, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam từ tháng 01/2014 đến tháng 12/2016.
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam.
- Kết cấu luận văn Kết cấu của luận văn ngoài phần mở đầu, và kết luận, nội dung chính luận văn gồm 3 chương: Chương 1: cơ sở lý luận về quản trị nhân lực tại doanh nghiệp Trong chương này, tác giả đã nêu một cách tổng quan và có chọn lọc cơ sở lý luận chung về nhân lực, nguồn nhân lực, quản trị NNL gồm các khái niệm, ba chức năng quản trị NNL và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NNL.
- Các khái niệm và vai trò của quản trị NNL trong tổ chức đã được nêu khá chi tiết.
- Ba nhóm chức năng chủ yếu của quản trị nguồn nhân lực là hệ thống các triết lý, chính sách về hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo và phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên.
- Cùng việc phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị NNL như tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài, môi trường bên trong nhằm giúp doanh nghiệp có hướng đi phù hợp hơn.
- Nguồn nhân lực là quản lý một tài sản lớn nhất của doanh nghiệp, không có nguồn nhân lực chất lượng tốt doanh nghiệp sẽ không thực thi được các chiến lược một cách hiệu quả và không đạt được mục tiêu đề ra.
- P Từ cơ sở lý luận quản trị NNL ở Chương 1 sẽ là nền tảng để tác giả phân tích thực trạng quản trị NNL tại Viện Đo lường Việt Nam ở Chương 2.
- Chương 2: phân tích thực trạng quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam Trong chương 2, tác giả đã trình bày tổng quan về cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc và hoạt động liên quan đến khoa học đo lường của Viện Đo lường Việt Nam.
- Nhằm đánh giá được những thành tựu đã đạt được cũng như những vấn đề còn hạn chế trong công tác QTNNL của Viện Đo lường trong giai đoạn 2014-2016.
- Từ kết quả phân tích nghiên cứu, tổng hợp tài liệu liên quan đến công tác hoàn thiện QTNNL của Viện và kết quả thực hiện các nhiệm vụ được giao cho thấy: còn có những tồn tại, hạn chế liên quan trình độ, chất lượng đội ngũ cán bộ, sự thiếu đồng bộ về cơ chế chính sách đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nội bộ.
- Những kết quả này phù hợp với giả thuyết được nêu trên, là cơ sở quan trọng để tác giả đề xuất những giải pháp hoàn thiện QTNNL của Viện Đo lường Việt Nam sẽ được đề cập ở Chương 3 dưới đây.
- Chương 3: giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Viện từ những phân tích, đánh giá giữa lý luận và thực tiễn, tác giả luận văn đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp: Thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực KH&CN.
- Đổi mới cơ chế quản lý và hoàn thiện việc thực thi các chính sách sử dụng nhân lực KH&CN.
- Giải pháp tăng cường kinh phí đầu tư cho đào tạo cán bộ KH&CN trình độ cao.
- Mặc dù còn hạn chế, song những đề xuất trên là xuất phát từ thực tiễn phát triển nguồn nhân lực KH&CN của Viện, kết hợp với kinh nghiệm quản lý nguồn nhân lực của của tác giả và đồng nghiệp liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn.
- Những giải pháp đề xuất nếu được áp dụng có thể mang lại hiệu quả thiết thực, góp P phần hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực KH&CN của Viện để Viện phát triển bền vững hơn.
- Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp dựa trên nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp do chính tác giả thực hiện khảo sát, thu thập.
- Về dữ liệu thứ cấp, tác giả sử dụng các tài liệu tham khảo để hệ thống hóa các lý luận về quản trị nguồn nhân lực, từ đó xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Thống kê, so sánh các số liệu thực tế từ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại Viện Đo lường Việt Nam giai đoạn từ đó đánh giá thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Viện.
- Về dữ liệu sơ cấp, tác giả thu thập bằng phương pháp sử dụng bảng câu hỏi khảo sát: Tác giả dùng bảng khảo sát ý kiến của 10 người bao gồm 3 nhân viên khối văn phòng và 7 nhân viên khối chuyên môn.
- Kết luận Trong bất kỳ giai đoạn nào, sức mạnh mà mỗi doanh nghiệp có được đều là từ sự tổng hợp sức mạnh của nhiều con người trong doanh nghiệp đó.
- Với đặc thù là một đơn vị hành chính sự nghiệp, vị thế của một cơ quan đầu ngành về lĩnh vực đo lường của quốc gia, công tác quản trị nguồn nhân lực đóng vai trò hết sức quan trọng.
- Chính bởi lẽ đó, đề tài “Đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại P Viện Đo lường Việt Nam” là một nỗ lực nhằm tìm kiếm các giải pháp giúp Viện Đo lường cải thiện những mặt hạn chế, những thách thức và tranh thủ những cơ hội của mình trong phát triển khoa học - công nghệ đo lường cũng như phát triển dịch vụ đo lường.
- Trong đề tài nghiên cứu này, tác giả đã khái quát được hệ thống tổng quan các cơ sở lý luận tại chương 1 gồm 3 chức năng cơ bản của quản trị NNL, qua đó làm cơ sở phân tích những nội dung tại chương 2, tác giả đã tiến hành khảo sát, phân tích đánh thực trạng QTNNL thông qua các chỉ số cốt lõi (KPIs) để lượng hóa, đo lường kết quả hoạt động của Viện nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu và kết với các yếu tố khách quan môi trường bên ngoài tác động đến QTNNL của Viện.
- Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực cho Viện Đo lường trong thời gian tới.
- Những giải pháp tác giả đưa ra tại chương 3 là ý kiến chủ quan của tác giả, nhưng dựa trên phân tích thực trạng QTNNL tại Viện.
- Với mục tiêu giúp Viện Đo lường có thể đạt mục tiêu phát triển, tác giả đề xuất những giải pháp: Xây dựng văn hóa DN tại Viện Đo lường Việt Nam, áp dụng hình thức trả lương theo phương pháp 3P nhằm trả lương tương xứng với khả năng của người lao động.
- tác giả kỳ vọng sẽ được Viện quan tâm vận dụng những giải pháp này vào công tác QTNNL của Viện một cách có hiệu quả, linh hoạt với sự cam kết hỗ trợ từ các cấp lãnh đạo, hình thành đội ngũ nhân viên nòng cốt nhằm ổn định và phát triển Viện trong thời gian tới./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt