« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
- Tác giả luận văn: Trần Thị Thu Nguyệt Khóa 2015 B - Hòa Bình Người hướng dẫn: Tiến sỹ Trần Việt Hà 1.
- Lý do chọn đề tài Việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp (KCN) là xu thế tất yếu của nền kinh tế.
- Ở Việt Nam hiện nay, KCN được đánh giá là mô hình sản xuất công nghiệp hiệu quả, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội.
- Việc thành lập và đi vào hoạt động của các khu công nghiệp đã trở thành địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài, tạo động lực cho quá trình tiếp thu công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Sau hơn 10 năm hình thành và phát triển, các KCN tỉnh Hòa Bình đã chứng tỏ được vai trò trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Hiện nay tỉnh Hòa Bình có 08 KCN được thành lập với tổng diện tích 1.510 ha, thu hút 18 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 394,4 triệu USD, chiếm 82,6% vốn FDI toàn tỉnh.
- 48 dự án đầu tư trong nước (DDI) với tổng vốn đăng ký 5.454 tỷ đồng, chiếm 13,9% tổng số vốn DDI toàn tỉnh, giải quyết việc làm cho gần 5.900 lao động.
- Tuy nhiên, việc phát triển các KCN trong những năm qua còn gặp nhiều khó khăn, việc phát triển KCN tỉnh Hòa Bình đạt được kết quả nhất định nhưng chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh, tình hình triển khai hạ tầng kỹ thuật và thu hút đầu tư còn chậm, tỷ lệ lấp đầy KCN chưa cao… Nhận thấy tầm quan trọng của việc phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói riêng và cả nước nói chung, từ những lý do trên tôi chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn làm đề tài của luận văn cao học ngành quản trị kinh doanh 2.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu của luận văn Phân tích thực trạng đề ra các giải pháp nhằm phát triển Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2016-2020.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tình hình và hoạt động phát triển khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu của Luận văn là - Về nội dung nghiên cứu: Xem xét khu công nghiệp như là 1chỉnh thể bao gồm các yếu tố: Diện tích, vị trí, vai trò KCN trong thu hút đầu tư, tỷ lệ lấp đầy KCN, các hoạt động lĩnh vực quản lý Nhà nước liên quan đến KCN, môi trường, lao động, thương mại, xuất nhập khẩu và các lĩnh vực liên quan khác.
- Về không gian và thời gian: Khảo sát thực trạng quá trình hình thành và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2010 đến nay và đề xuất các giải pháp phát triển KCN trên địa bàn giai đoạn .
- Khái niệm về KCN và phát triển KCN.
- Phân tích được vai trò của KCN trong việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và công nghiệp nói riêng.
- đưa ra các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp như: Diện tích đất, tỉ lệ lấp đầy KCN, số dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện.
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp.
- Trình độ công nghệ của doanh nghiệp và các hoạt động triển khai khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh.
- Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế địa phương.
- Phân tích các nội dung phát triển KCN như: Nội dung phát triển các khu công nghiệp về kinh tế (Công tác quy hoạch các khu công nghiệp, Công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các dự án trong KCN, hoạt động quản lý đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp).
- Nội dung phát triển các khu công nghiệp về xã hội (Cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương của chính quyền địa phương, hoạt động khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động) và nội dung phát triển khu công nghiệp về môi trường.
- Luận giải, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển khu công nghiệp, bao gồm nhóm các nhân tố khách quan và chủ quan.
- Chương 1 Luận văn đã giới thiệu khái quát kinh nghiệm phát triển khu công nghiệp tại một số nước như: Malaysia, Đài Loan, Thái Lan đây là các nước có chế độ chính trị, điều kiện tự nhiên khác nhau và đều có các KCN phát triển mạnh, đa dạng các loại hình.
- Ngoài ra giới thiệu sơ lược về kinh nghiệm phát triển KCN tại các địa phương của Việt Nam, như: Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hải Dương, thành phố Hà Nội.
- Từ đó rút ra bào học có thể áp dụng cho tỉnh Hòa Bình trong công tác phát triển KCN trên địa bàn.
- Chương 2 Trong chương này luận văn đã đánh giá thực trạng, đặc điểm kinh tế xã hội, công nghiệp và KCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, cụ thể gồm các nội dung.
- Tình hình, đặc điểm kinh tế - xã hội và công nghiệp của tỉnh Hòa Bình.
- Tình hình và đặc điểm công nghiệp của tỉnh Hòa Bình giai đoạn .
- Đánh giá thực trạng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh: Diện tích đất, tỉ lệ lấp đầy KCN và vốn đầu tư (Số dự án đầu tư, tổng số vốn đăng ký, vốn đầu tư thực hiện).
- Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp trong KCN.
- Đóng góp của KCN với tăng trưởng kinh tế tỉnh Hòa Bình và môi trường KCN - Đánh giá thực trạng các hoạt động phát triển các KCN Tỉnh Hòa Bình: Thực trạng công tác quy hoạch các khu công nghiệp, thực trạng công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư vào khu công nghiệp, thực trạng cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư đối với các dự án trong khu công nghiệp, thực trạng hoạt động quản lý đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, thực trạng cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng lao động địa phương của chính quyền địa phương, thực trạng hoạt động khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp đào tạo nghề cho lao động, thực trạng công tác khuyến khích các khu công nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chất thải tập trung, thực trạng công tác kiểm tra, giám sát việc xử lý chất thải của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
- Trên cơ sở đó chương 2 của Luận văn đã phân tích làm sáng tỏ về thực trạng phát triển của các KCN tỉnh Hòa Bình.
- Chương 3Từ thực trạng hoạt động các KCN của tỉnh Hòa Bình ở chương 2, định hướng phát triển các KCN Việt Nam và mục tiêu phát triển các KCN của tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, tác giả đã nghiên cứu và đưa ra một số giải pháp phù hợp với tình hình thực tế của Hòa Bình như sau.
- Tăng thêm mức độ hấp dẫn của chính sách ưu đãi doanh nghiệp vào và hoạt động ở khu công nghiệp của tỉnh Hòa Bình, bao gồm: Chính sách hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng trong và ngoài hàng rào KCN.
- Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp phát triển hạ tầng KCN.
- Thống nhất chính sách khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đầu tư vào KCN.
- Cải cách triệt để thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp vào hoạt động trong KCN của tỉnh Hòa Bình.
- Tích cực hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Với các giải pháp trên đây có thể giúp các các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan hoạch định chính sách phát triển của địa phương có những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
- Phương pháp nghiên cứu.
- Phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu và so sánh: Thông qua việc tập hợp các báo cáo, phân tích số liệu từ đó rút ra các đặc điểm nổi bật qua các năm để nhận định, đánh giá.
- Phương pháp chuyên gia: Thông qua việc lấy ý kiến lãnh đạo các phòng, ban, chuyên viên thuộc Ban quản lý Khu công nghiệp tỉnh Hòa Bình và các cơ quan liên quan, gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Lao động Thương binh và Xã hội.
- Điều tra thực tế: Nhằm đánh giá và thu thập thông tin liên quan phục vụ công tác nghiên cứu.
- Kết luận Nghiên cứu đề tài “ Một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn Luận văn đã hoàn thành các mục tiêu đề ra trong nghiên cứu và có những đóng góp sau: Hệ thống hóa các lý luận về KCN, phát triển KCN.
- đưa ra các tiêu chí đánh giá tình hình phát triển khu công nghiệp.
- Luận giải, làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình phát triển khu công nghiệp.
- Đánh giá thực trạng việc phát triển công nghiệp nói chung và KCN nói riêng trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, luận văn đã đi sâu phân tích để làm rõ thực trạng việc phát triển các KCN tỉnh Hòa Bình giai đoạn .
- Đánh giá các mặt được, mặt tồn tại trong quá trình phát triển KCN trên địa bàn.
- đưa ra các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc phát triển các KCN.
- Trên cơ sở đánh giá những tác động tích cực và những hạn chế trong việc phát triển KCN tỉnh Hòa Bình thời gian qua, trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hòa Bình và những vấn đề đặt ra đối với BQL các KCN( trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường và mở cửa hội nhập), luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình giai đoạn .
- Mặc dù đã có những cố gắng nhất định, xong luận văn vẫn còn có những sai sót và nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
- Vì vậy, tác giả rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học , các Thầy cô và những ai quan tâm tới đề tài này, để luận văn được hoàn thiện hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt