« Home « Kết quả tìm kiếm

Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ Tên đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Ủy ban nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh Tác giả luận văn: Đinh Thị Việt Hoa Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Nguồn nhân lực - Quản lý nguồn nhân lực - UBND huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Để phát triển, mỗi quốc gia phải dựa vào các nguồn lực cơ bản như: nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực khoa học- công nghệ và cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn vốn.
- trong đó nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay không thành công trong phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Vì vậy, tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực.
- Mặc dù, chúng ta đã áp dụng ngày càng nhiều những tiến bộ của khoa học, công nghệ hiện đại vào quản lý cũng như trong sản xuất.
- Nguồn nhân lực vẫn đóng vai trò quan trọng quyết định trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước, sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, từng bước đưa nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao và ổn định, đời sống của dân nhân từng bước được nâng lên, bộ mặt xã hội được cải thiện đáng kể.
- Một trong những tiền đề góp phần tạo sự thành công trên là Đảng và Nhà nước ta đã xác định được nhiệm vụ quan trọng hàng đầu và mấu chốt cần tập trung thực hiện đó là phát triển nguồn nhân lực, từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế tri thức đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.
- Vì vậy, dù là một doanh nghiệp, một cơ quan hay một tổ chức đều cần phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng để tận dụng mọi thời cơ, đẩy lùi nguy cơ, đưa nước ta vượt qua những khó khăn, thách thức nhằm tránh khỏi những tụt hậu, rút ngắn khoảng cách với các nước trên thới giới.
- Do đó, Hà Tĩnh mà cụ thể hơn là Đức Thọ cũng không đứng ngoài cuộc mà phải chuẩn bị cho mình một kế hoạch về nguồn nhân lực và thực hiện có hiệu quả công tác quản lý nguồn nhân lực góp phần đưa nước ta ngày càng vững bước trên con đường hội nhập.
- Vì vậy việc nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh” là rất cần thiết và có ý nghĩa.
- b) Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Đề tài tập trung nghiên cứu ba mục tiêu cơ bản sau.
- Nghiên cứu tổng quan về lý thuyết quản lý nguồn nhân lực.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ.
- Qua đó làm rõ những vấn đề còn tồn tại của hoạt động quản lý nguồn nhân lực cần được hoàn thiện.
- Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ trong thời gian tới.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Công tác quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cơ sở số liệu dựa vào kết quả thống kê số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chức năm 2015 của Uỷ ban Nhân dân huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.
- Cơ sở lý luận về quản lý nguồn nhân lực - Thực trạng họat động quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Đức Thọ - Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nguồn nhân lực tại Uỷ ban nhân dân huyện Đức Thọ - Tỉnh Hà Tĩnh d).
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn được thực hiện trên cơ sở kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
- Đối với mục tiêu thứ nhất: Sử dụng phương pháp suy diễn, so sánh, tổng hợp để khái quát lý thuyết về quản lý nguồn nhân lực.
- Đối với mục tiêu thứ hai: Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh.
- Đối với mục tiêu thứ ba: Sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp chuyên gia đề xuất các giải pháp về nguồn nhân lực.
- Đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tại UBND huyện, như: khái niệm, vai trò, đặc điểm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước.
- kinh nghiệm thực tiễn của một số tỉnh, thành ở Việt Nam trọng việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước và rút ra được một số bài học có giá trị tham khảo cho việc nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước 2.
- Đã đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trong thời gian qua, làm rõ những thành công, những hạn chế, yếu kém.
- Một số kết quả nội bật trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ công chức nhà nước 3.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu đã phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến việc thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước trong thời gian qua.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt