« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Tác giả luận văn: Trần Thị Hồng Lam Khóa: 2015A Người hướng dẫn: TS.
- Cao Tô Linh Từ khóa: Nghề, Đào tạo nghề, Quản lý đào tạo nghề, chương trình đào tạo Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Con người là nguồn lực cơ bản và quan trọng nhất quyết định sự tồn tại, phát triển cũng như vị thế của quốc gia đó trên thế giới.
- Trước đây, trong phát triển kinh tế, con người không được coi trọng bằng máy móc thiết bị, công nghệ, không được coi là trung tâm của sự phát triển, nên công tác phát triển nguồn nhân lực không được chú trọng, dẫn tới chất lượng lao động không tương xứng với sự phát triển.
- Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của nền kinh tế tri thức đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động nói riêng.
- Khả năng phát triển của mỗi quốc gia phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng nguồn lực con người, tri thức khoa học công nghệ.
- Trong đó, chất lượng nguồn lao động là yếu tố then chốt quyết định sực phát triền kinh tế - xã hội của mỗi địa phương.
- Một trong những minh chứng rõ nét nhất là đất nước Nhật Bản - một quốc gia nghèo nàn về tài nguyên và gắn liền với nhiều thiên tai nhưng con người nơi đây đã chăm chỉ và không ngừng sáng tạo để vượt qua những cản trở của thiên nhiên để trở thành cường quốc kinh tế trên thế giới.
- Một trong những phương pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn lao động là hệ thống giáo dục của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng phải hiện đại, phù hợp với nhu cầu của nền kinh tế và phù hợp với đối tượng người học.
- Trong hệ thống giáo dục của một quốc gia sẽ gồm nhiều cấp bậc khác nhau trong đó đào tạo nghề là một khâu quan trọng và tác động rõ rệt đến chất lượng đội ngũ lao động.
- Đào tạo nghề được xem như là giải pháp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết vấn đề thất nghiệp, thiếu việc làm cho người lao động, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ dân trí.
- Hà Tĩnh là một tỉnh mới được tái lập năm 1991, với diện tích tự nhiên 5.998 km2, dân số gần 1.300.000 người, thu nhập bình quân đầu người còn thấp, kết cấu hạ tầng thấp kém, đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển mạnh các khu kinh tế, cụm công nghiệp.
- Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ còn thấp, chất lượng lao động chưa đáp ứng yêu cầu, vấn đề đào tạo nghề đang là nhiệm vụ cấp thiết và là một thách thức lớn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay.
- Nghiên cứu đề xuất phương hướng và tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới đang là một đòi hỏi cấp bách, có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, vì vậy, tôi chọn đề tài: "Nghiên cứu công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh" làm luận văn tốt nghiệp, một mặt để hỗ trợ nâng cao kiến thức chuyên môn của mình và mặt khác, quan trọng hơn là mong muốn được đóng góp vào nhiệm vụ nêu trên của tỉnh nhà.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở lý luận về đào tạo nghề vận dụng để đánh giá thực trạng và đề xuất quan điểm, định hướng, giải pháp cho đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Khái quát những vấn đề cơ bản về đào tạo nghề.
- làm rõ vai trò, những yếu tố tác động đến đào tạo nghề trong nền kinh tế thị trường, để làm cơ sở cho việc phân tích tình hình đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đào tạo nghề tỉnh Hà Tĩnh từ làm rõ những thành công, hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất quan điểm, những phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện tốt hơn đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020.
- Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các vấn đề về đào tạo nghề và các yếu tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, có đúc rút kinh nghiệm tại một số tỉnh.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm những phần chính sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về đào tạo nghề Trong chương 1 luận văn đã tập trung hệ thống hoá các nội dung lý luận cơ bản về đào tạo nghề, các tiêu chí đánh giá chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, các nhân tố ảnh hưởng đến đào tạo nghề, có liên hệ thực tế tại thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm trong đào tạo nghề cho Hà Tĩnh.
- Đó chính là cơ sở lý luận cho việc phân tích tình trạng và đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh Chương 2: Thực trạng công tác đào tạo nghề tại tỉnh Hà Tĩnh.
- Trong chương này đã trình bày khái quát về tình hình kinh tế xã hội tỉnh Hà Tĩnh, tập trung phân tích thực trạng công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-2015 trên các nhóm nội dung chính: về tổ chức các cơ sở dạy nghề, đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo nghề, tình hình cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, kết quả tuyển sinh và hiệu quả đạo tạo nghề.
- Thực hiện khảo sát đánh giá thực tế về chương trình, hiệu quả đào tạo nghề của Hà Tĩnh đối với học viên và doanh nghiệp trên địa bàn.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh từ đó đưa ra điểm mạnh, hạn chế, nguyên nhân hạn chế.
- Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tới năm 2020.
- Trên cơ sở lý luận về đào tạo nghề ở chương 1, phân tích thực trạng đào tạo nghề ở chương 2, chương 3 xác định mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội và phát triển nguồn nhân lực của Hà Tĩnh trong thời gian tới, từ đó đưa ra các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nghề trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tới năm 2020.
- Mỗi giải pháp đều có căn cứ đề xuất, mục tiêu, nội dung.
- c) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp các số liệu được thu thập từ các nguồn khác nhau: Sách, internet, các tư liệu, các tạp chí chuyên ngành, tài liệu nghiên cứu có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực làm cơ sở cho việc đưa ra các nhận xét, đánh giá.
- Cuối luận văn, tác giả cũng đưa ra các kiến nghị nhằm thực hiện tốt các giải pháp đề ra.
- Mạng lưới cơ sở dạy nghề, quy mô và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động, yêu cầu đa dạng của xã hội.
- Nội dung, chương trình nặng nề dàn trải, đầu vào xơ cứng, cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc, phương tiện phục vụ cho giảng dạy, học tập còn cũ kỹ, lạc hậu, chưa có đủ những máy móc, thiết bị hiện đại.
- điều đó phần nào hạn chế chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
- Trong bài luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề, đi sâu nghiên cứu những căn cứ lý luận và thực tiễn về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, đánh giá thực trạng về chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở dạy nghề của tỉnh Hà Tĩnh.
- Trên cơ sở đó tác giả kiến nghị, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề tại các cơ sở đào tạo.
- Tuy nhiên, luận văn thạc sĩ khó có thể giải quyết được tất cả các vấn đề có liên quan đến chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề.
- Những chỉ tiêu có liên quan có thể được tính toán và phân tích một cách có hệ thống và khoa học ở các nghiên cứu chuyên sâu hơn.
- Luận văn này đã gợi mở một số vấn đề có liên quan và giải quyết những vấn đề đó ở khả năng của tác giả.
- Do những hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn cũng như thời gian nghiên cứu nên bài luận văn cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định./.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt