« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- Tất cả các số liệu, bảng biểu trong đề tài này là kết quả của quá trình thu thập tài liệu, phân tích và đánh giá dựa trên cơ sở các kiến thức, kinh nghiệm của bản thân tác giả đã tiếp thu được trong quá trình học tập, không phải là sản phẩm sao chép, trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
- Đặc biệt là đã ủng hộ và giúp đỡ tôi hoàn thành bản luận văn với đề tài “Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” Tác giả đã đầu tư nhiều tâm huyết, nỗ lực để hoàn thành luận văn này nhưng với thời gian và kiến thức còn hạn chế nên bài luận văn còn những tồn tại,thiếu sót.
- Tác giả mong nhận được sự góp ý chân thành của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để bổ sung, hoàn thiện trong quá trình nghiên cứu tiếp vấn đề này.
- CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO.
- Chất lượng và dịch vụ.
- Chất lượng.
- Dịch vụ.
- Chất lượng dịch vụ.
- Đào tạo và chất lượng đào tạo.
- Đào tạo.
- Chất lượng đào tạo.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI.
- 37 2.1 Giới thiệu về Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Quá trình hình thành và phát triển Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Chất lượng đào tạo chung của Trường.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
- MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRƯỜNG CAO ĐẲNG DU LỊCH HÀ NỘI.
- Định hướng phát triển của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
- Mục tiêu đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên.
- 1 5 | P a g e DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Viết tắt Viết đầy đủ 1 CĐ Cao đẳng 2 SV Sinh viên 3 VHVN Văn hoá Việt Nam 4 TDTT Thể dục thể thao 5 CNH- HĐH Công nghiệp hoá hiện đại hoá 6 CBQL Cán bộ quản lý 7 GV Giảng viên 8 CTSV Công tác sinh viên 9 KHKT&CN Khoa học kỹ thuật và công nghệ 10 CNXH Chủ nghĩa xã hội 11 Bộ GD & ĐT Bộ giáo dục đào tạo 12 ĐT Đào tạo 13 TCCB Tổ chức cán bộ 14 CBGD Cán bộ giảng dạy 15 KT - XH Kinh tế xã hội 16 CĐDLHN Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 17 NCKH Nghiên cứu khoa học 18 KHKT - CGCN Khoa học kĩ thuật - chuyển giao công nghệ 6 | P a g e DANH MỤC HÌNH VẼ Tên Trang Hình 1.1: Mô hình 5 khoảng cách chất lượng dịch vụ 17 Hình 1.2 : Sơ đồ đánh giá trong giáo dục đào tạo 24 Hình 1.3: Quan hệ giữa mục tiêu & chất lượng đào tạo 26 Hình 1.4: Các yếu tố bên ngoài ảnh hướng tới chất lượng đào tạo 34 Hình 1.5: Mô hình nghiên cứu chất lượng đào tạo từ các yếu tố bên trong 35 Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu hoạt động tổ chức Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 40 Hình 2.2: Biểu đồ mô tả mẫu theo độ tuổi 43 Hình 2.3: Biểu đồ mô tả mẫu theo giới tính 44 7 | P a g e DANH MỤC BẢNG Tên Trang Bảng 2.1: Mô tả mẫu theo độ tuổi 43 Bảng 2.2: Mô tả mẫu theo giới tính 44 Bảng 2.3: Bảng mô tả mẫu theo năm học 44 Bảng 2.4: Bảng đồ mô tả mẫu theo chuyên ngành 45 Bảng 2.5: Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp năm học Bảng 2.6: Bảng tổng hợp kết quả rèn luyện năm học Bảng 2.7: Mức độ hài lòng của sinh viên đối với chất lượng đào tạo Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 49 Bảng 2.8: Đánh giá nội dung, chương trình, mục tiêu đào tạo 52 Bảng 2.9: Bảng thống kê số lượng giảng viên các khoa của Trường 53 Bảng 2.10: Cơ cấu giáo viên theo trình độ và độ tuổi 54 Bảng 2.11: Bảng thống kê trình độ chuyên môn của đội ngũ giảng viên 56 Bảng 2.13: Kết quả thi đua năm học Bảng 2.14: Đánh giá mức độ hài lòng với giảng viên 58 Bảng 2.15: Đánh giá về cơ sở vật chất, trang thiết bị của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội 60 Bảng 2.16: Giáo trình biên soạn năm học Bảng 2.17: Đánh giá về giáo trình và tài liệu giảng dạy 64 8 | P a g e PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Lý do lựa chọn đề tài Ngày nay, với sự tăng nhanh của dân số thế giới, nguồn lực ngày càng khan hiếm, năng lực sản xuất của mỗi quốc gia không còn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có, vào nguồn nhân công giá rẻ mà giờ đây phụ thuộc phần nhiều vào kiến thức, kỹ năng và chất lượng của nguồn nhân lực mà họ sở hữu để từ đó tìm ra các nguồn năng lượng mới và các công nghệ hiện đại.
- Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự quan tâm, đầu tư có chiều sâu cho giáo dục và khẳng định giáo dục, đào tạo là nền tảng quan trọng để tạo động lực cho sự phát triển của quốc gia trong thời gian tới.
- Do đó chúng ta phải xác định, đào tạo được đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ cao, nắm vững và ứng dụng các tri thức trong thực tiễn, đổi mới và chuyển giao công nghệ sẽ là điều kiện quan trọng để thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Để làm được điều đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đang nỗ lực cố gắng đưa ra các giải pháp tích cực giúp giáo dục Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp tiến kịp các nước trong khu vực và trên thế giới, còn bản thân tại các trường đại học, cao đẳng yếu tố phải đặt lên hàng đầu trong thời gian tới là gì? Phải có những giải pháp để không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học của mình.
- Là một chuyên viên hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội và đang học thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh, tôi nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa vô cùng quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của Trường Cao đẳng Du lịchHà Nội trong thời gian tới.
- Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đưa ra được một số nội dung, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường trong thời gian tới.
- Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 2.1.
- Tình hình nghiên cứu trong nước Hiện nay đã có nhiều sách và tài liệu nghiên cứu liên quan đến vấn đề chất lượng đào tạo ở nước ta.
- Ở Việt Nam, những năm qua đã có nhiều công trình 10 | P a g e nghiên cứu về đào tạo nói chung và nâng cao chất lượng đào tạo nói riêng.
- Nghiên cứu về “Những giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” của tác giả Phan Chính Thức đã đi sâu nghiên cứu đề xuất những khái niệm, cơ sở lý luận mới của đào tạo, về lịch sử đào tạo và giải pháp phát triển đào tạo nghề góp phần đáp ứng nhu cầu nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.
- Tác giả Nguyễn Viết Sự đã có một nghiên cứu khá công phu về “Giáo dục nghề nghiệp - những vấn đề và giải pháp”.
- Trong nghiên cứu này, tác giả đã nhận diện những vấn đề tồn tại phổ biến trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam, từ chương trình, phương pháp, nội dung, đội ngũ giáo viên, chất lượng giảng dạy, khả năng thích ứng với môi trường làm việc, tác phong nghề nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống giáo dục nghề nghiệp.
- Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu, các bài báo, đề tài nghiên cứu khác được nêu trong tài liệu tham khảo của luận văn.
- Những nghiên cứu trên có các cách tiếp cận khác nhau về đào tạo, trong đó có nâng cao chất lượng về đào tạo ở nước ta.
- Tuy nhiên, để có nghiên cứu chuyên sâu, đánh giá về thực trạng đào tạo tại và nâng cao chất lượng cũng như hiệu quả của các cơ sở đào tạo cụ thể trong ngành Du lịch thì chưa có nghiên cứu nào đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
- Do vậy đề tài: “Phân tích và đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội” là một đề tài mới, chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống.
- Trong quá trình thực hiện đề tài, bên cạnh việc kế thừa có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu đã có, tác giả cũng tham khảo, kết hợp việc khảo sát những vấn đề mới phát sinh nhất là về lý luận và thực tiễn của chất lượng và hiệu quả trong Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội trong thời gian tới.
- Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ở các nước trên thế giới, nghiên cứu về đào tạo nghề, chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề được nhiều tổ chức quốc tế, các trường đại học, các viện 11 | P a g e nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, các tổ chức phi chính phủ quan tâm.
- Nhìn chung, các nghiên cứu có thể được thực hiện dưới hai dạng: Nghiên cứu về vấn đề đào tạo nghề nói chung và các cơ sở đào tạo nghề nói riêng.
- Nghiên cứu chuyên sâu về chất lượng và hiệu quả của việc đào tạo nghề.
- Nội dung chủ yếu mà các nghiên cứu đề cập đến là xác định kế hoạch đào tạo, phương pháp đào tạo, nội dung đào tạo, thực trạng đào tạo… Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) là tổ chức quốc tế lớn nhất dành sự quan tâm, sâu sắc đến giáo dục, đào tạo, hiệu quả và chất lượng của giáo dục và đào tạo.
- Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống, chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo, năm 2013, UNESCO xuất bản cuốn “UNESCO Handbook on Education Policy Analysis and Programming” (Cẩm nang phân tích chính sách và kế hoạch hóa giáo dục).
- Theo UNESCO, lĩnh vực giáo dục và đào tạo nghề dường như quá rộng lớn và phức tạp nêu muốn phân tích nó.
- Cẩm nang này của UNESCO đề xuất một phương pháp hệ thống và cấu trúc hóa nhằm hỗ trợ việc phân tích các chính sách giáo dục và đào tạo cũng như kế hoạch hóa lĩnh vực này để tăng cường khả năng tiếp cận, nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, giải quyết các vấn đề liên ngành, liên lĩnh vực đối với mọi cấp trình độ cũng như loại hình giáo dục, đào tạo của mỗi quốc gia.
- từ đó đưa ra các hướng dẫn từng bước phân tích chính sách và hoạch định chương trình giáo dục và đào tạo.
- Hiệp hội phát triển giáo dục (Development Education Association) Vương quốc Anh là một tổ chức nghề nghiệp, hoạt động vì mục tiêu phát triển hệ thống giáo dục và đào tạo, nâng cao năng lực của các thành viên hiệp hội, thúc đẩy việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục và đào tạo nghề.
- Năm 2001, Hiệp hội nghiên cứu và công bố xuất bản tác phẩm với tên gọi “Measuring effectiveness in development education” (Đo lường hiệu quả trong giáo dục phát triển).
- Nghiên cứu này đưa ra các nguyên tắc khi phân tích, đánh giá một hệ thống giáo dục.
- cấp độ cơ sở giáo dục, đào tạo.
- Ngoài ra còn có các hướng nghiên cứu kết hợp đánh giá tới chất lượng của các mô hình, cơ sở đào tạo nghề khác nhưng có thể nhận thấy đều đề cập đến nội dung cơ bản của việc đào tạo như tầm quan trọng, kế hoạch, phương pháp đào tạo… và được các tổ chức cá nhân nghiên cứu dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau để phù hợp, gắn liền với bối cảnh xã hội thực tiễn.
- Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Tổng hợp cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo.
- Phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng đào tạo hiện nay tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nâng cao chất lượng đào tạo là một đề tài rộng lớn và phức tạp mang tính thời đại.
- Do thời gian, kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này chỉ tập trung vào việc phân tích đánh giá chất lượng đào tạo về phía khách hàng tức là các sinh viên đang học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Trên cơ sở đó tác giả sẽ đề ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên đang theo học tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp được thu thập tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, tác giả còn tiến hành điều tra để tham khảo ý kiến trực tiếp của các sinh viên đang theo học tại Trường.
- Ý nghĩa của đề tài Đối với Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, đề tài có ý nghĩa thiết thực trong việc giám sát, đánh giá, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo.
- Xác định tầm nhìn rõ ràng trên cơ sở lý thuyết để từ đó có phương hướng vận hành chung cho toàn trường với mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo.
- Bởi vấn đề chất lượng đào tạo là một vấn đề liên quan đến mọi hoạt động, đơn vị của toàn Trường.
- Cung cấp thông tin cho những ai muốn biết về chất lượng đào tạo và định hướng phát triển trong tương lai của Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Bố cục của luận văn Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng dịch vụ và chất lượng đào tạo.
- Chương 2: Đánh giá chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- Chương 3: Những giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội.
- 14 | P a g e CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO 1.1.
- Chất lượng và dịch vụ 1.1.1.
- Chất lượng 1.1.1.1.
- Khái niệm về chất lượng Chất lượng luôn là vấn đề quan trọng, mang tính cốt lõi của mọi sự vật, sự việc, là một phạm trù phức tạp mà con người thường hay gặp trong các lĩnh vực hoạt động của mình.
- Vậy “chất lượng” là gì? Thuật ngữ “chất lượng” có nhiều quan điểm khác nhau trong cách tiếp cận và đã có nhiều định nghĩa khác nhau giải thích thuật ngữ này, từ những định nghĩa mang tính truyền thống đã có trong quá khứ đến một số các quan điểm mới hơn được đưa ra trong thời gian gần đây mang tính chất chiến lược, có cái nhìn toàn diện hơn về “chất lượng”.
- Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tuy nhiên chất lượng cũng là một khái niệm gây nhiều tranh cãi.
- Theo từ điển tiếng Việt chất lượng là: “cái làm nên phẩm chất, giá trị của sự vật” hoặc là “cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật kia”.
- Như vậy chất lượng là: “Tổng thể những tính chất, thuộc tính cơ bản sự vật (sự việc)…làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với sự vật (sự việc) khác”.
- Theo quan niệm chất lượng siêu hình, đại diện cho cách tiếp cận này là Barbara Tunchman: “Chất lượng là sự tuyệt hảo của sản phẩm” [Nguyễn Đình 15 | P a g e Phan, Đặng Ngọc Sự, 2013].
- Theo quan niệm này thì sản phẩm chất lượng phải là sản phẩm tốt nhất.
- Khi nói đến sản phẩm đạt chất lượng tức là những sản phẩm đã rất nổi tiếng và được thừa nhận rộng rãi trên thị trường.
- Vì vậy, ta có thể thấy quan niệm này mang tính triết học và có ý nghĩa đơn thuần trong nghiên cứu.
- Theo quan điểm kinh doanh: "Chất lượng là sản phẩm được đặc trưng về các yếu tố nguyên vật liệu chế tạo, quy trình và công nghệ sản xuất, các đặc tính về sử dụng, mẫu mã, thị hiếu, mức độ đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng." Theo GS.
- Philip B.Gosby người Mỹ: “Chất lượng là là sự phù hợp với những yêu cầu hay đặc tính nhất định”.
- [Lưu Văn Nghiêm, 2001] Theo J.Juran người Mỹ: “Chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”.
- [Lưu Văn Nghiêm, 2001] Ta có thể thấy, với các cách tiếp cận khác nhau sẽ hình thành nên một định nghĩa về chất lượng khác nhau.
- Với mục đích để giúp cho hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng trong các tổ chức, các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa (ISO) đưa ra định nghĩa chất lượng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 như sau: “Chất lượng là mức độ mà một tập hợp các tính chất đặc trưng của thực thể có khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra hay tiềm ẩn”.
- Đặc điểm của chất lượng Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu.
- Nếu một sản phầm vì lý do nào đó mà không được thị trường chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độ công nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại.
- Đây là một kết luận then chốt và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.
- Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến động nên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.
- Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tính của đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể.
- Chất lượng không phải chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàng ngày.
- Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình.
- Dịch vụ 1.1.2.1.
- Khách hàng nhận đượcsản phẩm này thông qua các hoạt động giao tiếp, nhận thông tin và cảm nhận.Đặc điểm nổi bật là khách hàng chỉ có thể đánh giá được toàn bộ chất lượng của những dịch vụ sau khi đã “mua” và “sử dụng” chúng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt