« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 1 Chương 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH.
- Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Tác động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với phát triển kinh tế - xã hội tại địa bàn tiếp nhận đầu tư.
- Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Khái niệm quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Mục tiêu của quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- 28 Chương 2 - THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH.
- Thực trạng thu hút và hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Cấp phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp FDI.
- Xúc tiến đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- 74 Chương 3 - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI TỈNH NAM ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.
- Bối cảnh quốc tế và trong nước ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Sự ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế và trong nước đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Định hướng phát triển và những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Những vấn đề đặt ra trong quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư.
- Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh.
- Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép và hoạt động.
- Thực trạng đầu tư tại các KCN trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Số dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp giấy phép giai đoạn 2005-2016 trên địa bàn tỉnh Nam Định (các dự án còn hiệu lực đến 31/12/2016.
- Cơ cấu đầu tư phân theo đối tác đầu tư giai đoạn .
- Cơ cấu đầu tư theo địa bàn giai đoạn 2005-2016.
- Cơ cấu đầu tư phân theo hình thức đầu tư giai đoạn .
- Tình hình thực hiện vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định giai đoạn 2005-2016.
- Dự báo huy động vốn đầu tư tỉnh Nam Định giai đoạn 2016-2020.
- Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực của tỉnh Nam Định tính theo số vốn đầu tư từ năm 2005 đến năm 2016.
- Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài so với khu vực kinh tế trong nước giai đoạn 2005-2015.
- Từ thực tiễn thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong những năm qua, có thể thấy Việt Nam là một trong những điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài.
- Có được kết quả đáng khích lệ này là nhờ chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng trong việc xác định kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, từ đó từng bước hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao chất lượng quản lý, tạo động lực thúc đẩy hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
- Là một tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng, trong những năm qua, Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (doanh nghiệp FDI) trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đóng góp một phần không nhỏ vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nhờ tích cực triển khai các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư trên địa bàn tỉnh cùng với cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, lượng vốn FDI tại tỉnh Nam Định đã tăng dần qua các năm.
- Trên cơ sở các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư chung của cả nước, các cơ quan quản lý nhà nước đã cụ thể hóa thành các chính sách của tỉnh, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Nam Định.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác quản lý nhà nước về đầu tư của tỉnh vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém.
- Trong những năm qua, công tác quản lý nhà nước về đầu tư của tỉnh Nam Định mới chỉ chú trọng vào việc kêu gọi các dự án đầu tư FDI cấp mới mà chưa quan tâm đến công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
- Thực trạng này đã gây tổn hại nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.
- Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được, vấn đề cấp thiết đặt ra hiện nay là phải đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp này, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
- Hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và giải pháp cải thiện môi trường đầu tư tại Nam Định đã được nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu và nghiên cứu, tuy nhiên từ trước đến nay chưa có một đề tài nào đề cập về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Nam Định.
- Với những lý do như trên, tôi chọn đề tài: "Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định" làm luận văn tốt nghiệp khoá học.
- Việc lựa chọn đề tài này góp phần nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định trong thời 3 gian tới.
- Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định nhằm tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp tiến hành hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh.
- đồng thời tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép và hoạt động để ngăn chặn, hạn chế tình trạng vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp này.
- Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Phân tích thực trạng công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Nhận dạng các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Luận văn giới hạn nghiên cứu trong phạm vi tỉnh Nam Định (bao gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong và ngoài khu công nghiệp.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn xem xét, đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ năm 2005 đến hết năm 2016.
- Phạm vi về nội dung: Quản lý nhà nước, cụ thể là công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn của luận văn Hiện nay, đứng trước thực trạng việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài còn nhiều hạn chế, tồn tại, luận văn này ra đời có một số ý nghĩa khoa học và đóng góp thực tiễn như sau.
- Luận văn góp phần khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Phân tích toàn diện và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Làm rõ các vấn đề đặt ra trong công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- Các kết quả đạt được của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích cho các cán bộ làm công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI Ở ĐỊA BÀN CẤP TỈNH 1.1.
- Lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 1.1.1.1.
- Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài Để hiểu được bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài, trước hết ta cần làm rõ khái niệm về đầu tư và đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư nước ngoài là hình thức di chuyển vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác theo các cam kết đầu tư được thỏa thuận nhằm đưa lại lợi ích cho các bên tham gia.
- Luật Đầu tư 2005 thì định nghĩa: Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một bộ phận cấu thành nên đầu tư nước ngoài.
- Trong bối cảnh hoạt động đầu tư nước ngoài diễn ra ngày càng phổ biến trên thế giới, FDI đang ngày càng chứng tỏ vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của các nước, kể cả nước đầu tư và nước nhận đầu tư.
- Theo đó, luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI, hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI.
- FDI gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội bộ công ty.
- Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có được một tài sản ở một nước khác cùng với quyền quản lý tài sản đó.
- Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh.
- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Khái niệm do Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra năm 1997 được chấp nhận khá rộng rãi về đầu tư trực tiếp nước ngoài là: “số vốn đầu tư được thực hiện để thu được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động ở nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư.
- Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó” [21].
- Khái niệm này cho thấy sự khác biệt cơ bản giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp là mục đích của các nhà đầu tư.
- Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) đã nêu: “Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này” [8].
- Theo Luật Đầu tư Việt Nam năm 2005 thì đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là việc các nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn bằng tiền hoặc bất cứ hình thức tài 7 sản nào vào Việt Nam để tiến hành hoạt động đầu tư và có tham gia quản lý hoạt động kinh doanh.
- Ở đây hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có khác với các hình thức đầu tư nước ngoài khác là có sự trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Luật Đầu tư năm 2014 của Việt Nam không đưa ra khái niệm về FDI mà chỉ đưa ra định nghĩa về nhà đầu tư nước ngoài: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam”.
- Dù cách nhìn nhận khác nhau, nhưng có thể hiểu một cách khái quát về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là việc nhà đầu tư ở một nước này đưa vốn bằng tiền hoặc bất kì tài sản nào vào quốc gia khác để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm soát một thực thể kinh tế tại quốc gia đó, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.
- Trên cơ sở về khái niệm FDI như trên, có thể thấy những đặc trưng cơ bản của FDI như sau: Một là, trong hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ sở hữu vốn đồng thời là là chủ sử dụng vốn đó.
- Đây là đặc trưng cơ bản nhất nói lên sự khác biệt với hình thức đầu tư gián tiếp.
- Đặc điểm này có tính chất chi phối, quyết định các đặc trưng khác của đầu tư trực tiếp nước ngoài.
- Đặc trưng này biểu hiện ở chỗ nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định bỏ vốn đầu tư, trực tiếp tham gia quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi.
- Do đó, họ trực tiếp kiểm soát sự hoạt động và đưa ra những quyết định có lợi nhất cho việc đầu tư.
- Hai là, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể tồn tại dưới các hình thức giá trị (tiền) hay tài sản.
- Vốn tiền tệ, họ có thể liên kết hay mua lại các doanh nghiệp ở các nước nhận đầu tư.
- Vốn tài sản, có thể là tài sản hữu hình: họ đầu tư trực tiếp bằng máy móc, thiết bị, công nghệ,… còn tài sản vô hình bao gồm: trí tuệ, kinh nghiệm quản lý,… Ba là, chủ thể đầu tư có thể là tư nhân hoặc tổ chức nước ngoài.
- Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài không có những ràng buộc về chính trị, nhưng hình thức này phải hoạt động tuân thủ theo luật pháp đặc biệt là luật doanh nghiệp và luật đầu tư của các nước sở tại.
- Bốn là, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài gắn với việc chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý.
- Vì mục đích của hình thức đầu tư này là đem lại lợi nhuận

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt