« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Tác giả luận văn: Đặng Thị Phương Mai Khóa: CH2015B Người hướng dẫn: TS.Trần Hồng Nguyên - Trường Đại học Điện lực Từ khóa: đầu tư trực tiếp nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, quản lý nhà nước, cơ chế chính sách, quy chế phối hợp.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, tại các địa phương nói chung và Nam Định nói riêng đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) để đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội và đã đạt được những thành tựu kinh tế quan trọng.
- Đạt được những kết quả như trên là do sự nỗ lực không ngừng của công tác quản lý nhà nước.
- Tuy nhiên, so với yêu cầu thì công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Nam Định vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, mới chỉ chú trọng vào việc kêu gọi các dự án FDI cấp mới mà chưa quan tâm đến công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá đầu tư đối với các doanh nghiệp FDI sau cấp phép đầu tư và thành lập doanh nghiệp.
- Thực trạng này đã gây tổn hại nhất định đến môi trường đầu tư của tỉnh, làm giảm sức hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài khác.
- Để khắc phục những hạn chế, yếu kém nêu trên, đồng thời phát huy những thành tựu đã đạt được, cần phải đánh giá đúng đắn thực trạng quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tìm ra các nguyên nhân, trên cơ sở đó tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác này .
- Việc lựa chọn đề tài này góp phần nhất định vào việc giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách đặt ra trong việc quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định trong thời gian tới.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: phân tích thực trạng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định, tìm ra những mặt còn hạn chế trong những năm qua, từ đó để có sự nhìn nhận tổng thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu công tác quản lý nhà 2 nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Đánh giá công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trong phạm vi tỉnh Nam Định từ năm 2005 đến hết năm 2016.
- Từ đó, đưa ra các kiến nghị, đề xuất những giải pháp thực hiện đến năm 2020.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Luận văn gồm có 3 chương.
- Chương 1: Khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ở địa bàn cấp tỉnh.
- Chương 2: Phân tích toàn diện và đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Nam Định đến năm 2020, cụ thể như sau.
- Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, lập kế hoạch + Hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách và cải cách thủ tục hành chính + Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng, dịch vụ + Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư + Tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh + Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được cấp phép và hoạt động + Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý d) Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, so sánh, mô hình hóa… e) Kết luận Nam Định là tỉnh giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng nói riêng và miền Bắc nói chung.
- Tuy nhiên, Nam Định hiện còn là một tỉnh nông nghiệp, còn nhiều khó khăn, quy mô nền kinh tế của tỉnh còn nhỏ bé, thu ngân sách thấp, ngân sách tỉnh phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung 3 ương, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ.
- Trong những năm qua, Nam Định đã có nhiều cố gắng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội.
- Song so với yêu cầu thì hoạt động trong lĩnh vực FDI ở Nam Định chưa đồng đều, quản lý nhà nước đối với loại hình doanh nghiệp này vẫn còn nhiều mặt yếu kém.
- Vì vậy, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra trong Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn Nam Định cần thực hiện nỗ lực hơn nữa trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư để tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn, trong đó có vai trò quan trọng của nguồn vốn FDI.
- đồng thời hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp FDI, để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả hơn, có khả năng đem lại sự thay đổi tích cực và đáng kể cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Nam Định.
- Vấn đề này đã được phân tích cụ thể, chi tiết trong luận văn.
- Từ đó đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu.
- Mục đích của luận văn là phân tích thực trạng thực trạng quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định, tìm ra những mặt còn hạn chế trong những năm qua, từ đó để có sự nhìn nhận tổng thể đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác này.
- Tất cả các giải pháp đưa ra trong luận văn này dựa trên kết quả việc phân tích, đánh giá những số liệu thu được từ nghiên cứu thống kê, so sánh đối chiếu giữa các kỳ số liệu và các lý thuyết về đầu tư cũng như các lý thuyết khác.
- Những giải pháp luận văn đưa ra có tính thực tế cao có thể áp dụng đối với tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay.
- Bên cạnh các kết quả đạt được, do thời gian có hạn, và hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là một vấn đề rất rộng khi tiếp cận ở góc độ khoa học kinh tế chính trị, nên trong phạm vi nghiên cứu đã không cho phép tác giả đánh giá sâu sắc hơn nữa một số mặt có ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Nam Định.
- Hy vọng đây cũng là một vấn đề gợi mở việc nghiên cứu cho các luận văn tiếp theo.
- Trần Hồng Nguyên Tác giả luận văn Đặng Thị Phương Mai

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt