« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang


Tóm tắt Xem thử

- ‘’Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Tác giả luận văn: Phan Thị Thúy An Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS.
- Vũ Thị Minh Hiền Từ khóa (Keyword): Chất lượng đào tạo ngành Điện tử của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang Nội dung tóm tắt: a.
- Nâng cao chất lượng đào tạo là kết quả của quá trình đạo được thể hiện qua một số đặc trưng về phẩm chất đạo đức và giá trị sức lao động hay năng lực hành nghề của học viên tốt nghiệp tương ứng với mục tiêu, chương trình đào tạo mà học viên đã theo học.
- Chất lượng đào tạo có đặc trưng sản phẩm là " Con người lao động", có thể hiểu là kết quả đầu ra của quá trình đào tạo.
- Là một thành viên hiện đang công tác tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang, đồng thời là học viên đang theo học thạc sỹ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, tôi nhận thấy chất lượng đào tạo có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển của ngành Điện tử nói riêng và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp nói chung.
- Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang ” làm đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp của mình với mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự phát triển của ngành Điện tử nói riêng cũng như sự phát triển của nhà trường nói chung.
- Mục đích ngiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục tiêu chung của luận văn là trên cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử -Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo - Đánh giá và phân tích chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Ngành Điện tử và các học sinh, sinh viên đang theo học tại ngành Điện tử - Khoa Điện tử & Tin học -Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích đánh giá chất lượng đào tạo từ phía nhà trường, từ phía các học viên và từ phía các Doanh nghiệp sử dụng lao động là các học sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử -Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Từ đó, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Về mặt không gian: Nghiên cứu tại ngành Điện tử - Khoa Điện tử & Tin học-Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang + Về mặt thời gian: Số liệu được thu thập, xử lý, phân tích trong giai đoạn c.
- Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và những đóng góp mới của tác giả.
- Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính luận văn được trình bày gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đào tạo Khái quát, hệ thống hoá được các khái niệm cơ bản liên quan đến đào tạo, chất lượng đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bao gồm nhóm các nhân tố bên trong và nhóm các yếu tố bên ngoài, bao gồm: Chương trình, mục tiêu và nội dung đào tạo.
- chất lượng tuyển sinh đầu vào.
- cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Qua phân tích thực trạng chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang qua sự đánh giá từ phía nhà trường, từ phía các học viên và từ phía các Doanh nghiệp sử dụng lao động là các học sinh, sinh viên tốt nghiệp ngành Điện tử -Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Từ đó, chúng ta có thể thấy chất lượng đào tạo của ngành Điện tử mới chỉ đạt ở mức khá.
- Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo như cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập của giảng viên và HSSV vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học, hệ thống tài liệu tại phòng thư viện để phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu của HSSV còn thiếu nhiều và chưa kéo được HSSV đến thư viện để học tập và tìm kiếm tài liệu.
- Chương 3: Các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Điện tử của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Cùng với chất lượng đào tạo từng bước được nâng cao thì chất lượng của các dịch vụ mà Ngành Điện tử cung cấp cũng đang dần được cải thiện đáng kể.
- Qua quá trình phân tích, đánh giá, lấy ý kiến từ phía người học và ý kiến từ các doanh nghiệp- Nhà tuyển dụng lao động, tác giả nhận thấy để việc đào tạo Ngành Điện tử có thể đạt được mục tiêu đáp ứng được yêu cầu của xã hội thì nâng cao chất lượng đào tạo là một nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách cần được chú trọng hơn bao giờ hết.
- Vì vậy, tác giả đề xuất một số giải pháp và kiến nghị với hy vọng sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo Ngành Điện tử -Khoa Điện tử & Tin học nói riêng và góp phần vào sự tồn tại và phát triển lâu dài của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang.
- Phương pháp nghiên cứu Bên cạnh các dữ liệu thứ cấp được thu thập tại ngành Điện tử và các phòng ban có liên quan của trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang, tác giả thu thập các tài liệu sơ cấp thông qua việc tiến hành phát phiếu điều tra để tham khảo ý kiến của các học sinh, sinh viên đang theo học tại ngành Điện tử và phiếu khảo sát lấy ý kiến của các nhà quản lý Doanh nghiệp - người sử dụng lao động đánh giá về về HSSV qua đào tạo của ngành Điện tử.
- Ngoài ra tác giả còn sử dụng phần mềm excel, phân tích thống kê để phân tích các phiếu điều tra thu về.
- Các giá trị trung bình và phân tích tần suất sẽ được tác giả sử dụng chủ yếu trong phần mềm này.
- Nâng cao chất lượng đào tạo Ngành Điện tử cần phải có một sự đánh giá thật nghiêm túc, toàn diện, trong tất cả các khâu từ trước, trong và sau quá trình đào tạo.
- Bên cạnh đó, cần có sự phối hợp, liên kết chặt chẽ giữa các đối tượng có liên quan đến cung cấp dịch vụ, sử dụng dịch vụ và đánh giá chất lượng dịch vụ, bao gồm: khoa đào tạo, nhà trường, người học, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý giáo dục, gia đình và xã hội.
- Trong đó chú trọng vào một số giải pháp như quyết định đến chất lượng đào tạo dịch vụ như nâng cao năng lực của cán bộ giảng viên.
- đổi mới chương trình đào tạo, phương pháp đào tạo cho phù hợp với từng bài giảng, từng đối tượng người học, từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể với mục tiêu lấy người học làm trung tâm và sản phẩm của quá trình đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
- Với những nội dung được trình bày trong luận văn, tác giả hy vọng góp phần vào việc nâng cao chất lượng đào tạo Ngành Điện tử nói riêng vì sự phát triển và mục tiêu phát triển trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghiệp Bắc Giang trong những năm tới.
- trong khi nội dung đề tài tương đối phức tạp sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung để để tài được hoàn thiện hơn.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt