« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà giáo dạy nghề cho nhóm trường nghề chất lượng cao thuộc Tổng cục Dạy nghề


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐẶNG THỊ MAI PHƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN, NHÀ GIÁO DẠY NGHỀ CHO NHÓM TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC TỔNG CỤC DẠY NGHỀ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- NGUYỄN VĂN NGHIẾN Hà Nội – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- ĐẶNG THỊ MAI PHƯƠNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN , NHÀ GIÁO DẠY NGHỀ CHO NHÓM TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO THUỘC TỔNG CỤC DẠY NGHỀ LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2017 ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Kinh tế và quản lý đã tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình tác giả trong quá trình học tập cũng như nghiên cứu đề tài này.
- Tác giả xin cảm ơn các lãnh đạo, chuyên viên Vụ Nhà giáo và Cán bộ quản lý dạy nghề, Tổng cục Dạy nghề, các cán bộ quản lý đào tạo nghề ở một số Bộ, ngành, Ban giám hiệu, cán bộ và một số trường Cao đẳng nghề khác thuộc diện khảo sát của đề tài đã giúp đỡ tác giả trong quá trình thu thập số liệu, đánh giá thực trạng để hoàn thành luận văn.
- Hà Nội, tháng năm 2017 Tác giả luận văn Đặng Thị Mai Phương iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn “Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV, nhà giáo dạy nghề cho nhóm trường nghề chất lượng cao thuộc Tổng cục Dạy nghề” là công trình nghiên cứu độc lập do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Văn Nghiến và giảng viên khác trong Viện Kinh tế và quản lý - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP.
- Giáo dục nghề nghiệp.
- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Bồi dưỡng.
- Trường chất lượng cao.
- Quy trình bồi dưỡng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
- Xác định nhu cầu bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
- Xác định nội dung bồi dưỡng.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng.
- Hình thức và phương pháp bồi dưỡng.
- Đánh giá kết quả đào tạo, bồi dưỡng.
- Những nhân tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
- Kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên ở một số nước.
- 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA 45 TRƯỜNG CHẤT LƯỢNG CAO.
- Khái quát về 45 trường chất lượng cao.
- Thực trạng đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao.
- Thực trạng về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao.
- Thực trạng về chất lượng đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao.
- Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao.
- Kết quả bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao giai đoạn 2012-2015.
- Thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên của 45 trường chất lượng cao qua kết quả điều tra, khảo sát.
- 56 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN CỦA 45 TRƯỜNG ĐƯỢC ĐẦU TƯ TRỞ THÀNH TRƯỜNG NGHỀ CHẤT LƯỢNG CAO.
- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển đội ngũ nhà giáo giai đoạn 2011-2020.
- Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại 45 trường đáp ứng tiêu chí trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.
- Những giải pháp bồi dưỡng đội ngũ giảng viên 45 trường chất lượng cao .
- 81 vii BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa CLC Chất lượng cao CBQL Cán bộ quản lý GDNN Giáo dục nghề nghiệp ĐNGV Đội ngũ giảng viên KT Kỹ thuật LĐTB&XH LĐTB&XH TC-HC Tổ chức - hành chính viii DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.
- Điều tra công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên.
- Tổng hợp kết quả đánh giá về công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Đánh giá của giảng viên về sự phù hợp của kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
- Đánh giá của CBQLDN về sự phù hợp giữa nội dung bồi dưỡng với hình thức bồi dưỡng.
- Các phương pháp bồi dưỡng giảng viên đã được tham gia trong giai đoạn 2013-2015.
- Các phương pháp kiểm tra, đánh giá sau khóa bồi dưỡng.
- Đánh giá năng lực giảng viên sau bồi dưỡng.
- Kết quả khảo cứu tính khả thi của các giải pháp.
- Cơ cấu trình độ đào tạo của giảng viên.
- So sánh trình độ chuyên môn của giảng viên tại 45 trường CLC với toàn bộ nhà giáo trên cả nước.
- Cơ cấu giảng viên dạy trình độ cao đẳng có chứng chỉ kỹ năng nghề.
- So sánh trình độ kỹ năng nghề của ĐNGV của 45 trường CLC với nhà giáo trên cả nước.
- Đánh giá của giảng viên về sự quan tâm của lãnh đạo trường đối với công tác bồi dưỡng ĐNGV.
- Đánh giá của giảng viên về công tác xác định nhu cầu bồi dưỡng ĐNGV.
- Số khóa bồi dưỡng mà giảng viên đã tham gia trong giai đoạn 2013-2015.
- Đánh giá của giảng viên về mức độ phù hợp của chương trình bồi dưỡng.
- Các hình thức bồi dưỡng giảng viên giai đoạn 2013-2015.
- Các phương pháp bồi dưỡng giảng viên đã được tham gia.
- Lý do lựa chọn đề tài Có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người nói riêng và xã hội nói chung.
- Do vậy, trong chiến lược phát triển đất nước Đảng ta luôn khẳng định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”.
- Đại hội lần thứ X Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh, coi con người “vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển” và Đại hội lần thứ XI thì Đảng ta đã coi trọng việc “nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” [2].
- Trong những năm qua, hoạt động đào tạo - dạy nghề bước đầu đáp ứng được nhu cầu về lao động có tay nghề ở các cấp trình độ phục vụ cho các ngành sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- đã từng bước đào tạo được đội ngũ lao động kỹ thuật ở một số nghề đạt đẳng cấp quốc tế, một số lao động Việt Nam đã thực hiện được các nhiệm vụ phức tạp ở nhiều vị trí, công việc trong các tổ chức, doanh nghiệp trong nước và nước ngoài.
- Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì chất lượng nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nghề còn thấp, nhất là đào tạo nhân lực có tay nghề cao theo yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội và sự phát triển của khoa học công nghệ thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
- Vẫn còn sự thiếu hụt đáng kể về lao động qua đào tạo trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề đạt chuẩn các cấp trình độ quốc gia, khu vực và quốc tế cho thị trường lao động, nhất là các ngành kinh tế mũi nhọn, ngành công nghiệp hỗ trợ, các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động.
- Năng lực nghề nghiệp và năng suất của lao động Việt Nam còn thấp so với các nước phát triển trong khu vực và thế giới.
- năng lực cạnh tranh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế đang bị suy giảm dẫn đến chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế chưa bền vững… Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là nước ta chưa phát triển được các trường nghề chất lượng cao (CLC) để đào tạo những nghề trọng điểm được đánh giá và công nhận ở cấp độ khu vực, quốc tế.
- 2 Yêu cầu xây dựng một số trường dạy nghề chất lượng cao , đạt chuẩn khu vực và quốc tế, tăng nhanh quy mô đào tạo công nhân và cán bộ kỹ thuật lành nghề ở những lĩnh vực công nghệ cao, tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới, đào tạo nhân lực có tay nghề cao… đã được thể hiện ở nhiều văn bản như Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII về định hướng "Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000", Thông báo kết luận số 242-TB/TW ngày 15/4/2009 của Bộ Chính trị khóa X về phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020, Kết luận số 51-KL/TW ngày của Ban Chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Chiến lược và Quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ Chiến lược phát triển Dạy nghề giai đoạn 2011-2020.
- Thực hiện nhiệm vụ được phân công trong Chương trình hành động thực hiện Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020 ban hành kèm theo Quyết định số 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ.
- để khắc phục những tồn tại, hạn chế về đào tạo nghề chất lượng cao thời gian qua và hình thành các trường nghề chất lượng cao nhằm góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) và hội nhập quốc tế của đất nước, ngày Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 761/QĐ-TTg phê duyệt "Đề án phát triển trường nghề CLC đến năm 2020", theo đó, có 45 trường nghề được đầu tư thành trường CLC (sau đây gọi chung là 45 trường CLC).
- Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, công tác xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, giảng viên (sau đây gọi chung là đội ngũ giảng viên - ĐNGV), trong đó có ĐNGV trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) được quan tâm, chú trọng.
- Vai trò của nhà giáo trong việc quyết định chất lượng, hiệu quả đào tạo ngày càng được khẳng định.
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã xác 3 định: “Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV và cán bộ quản lý giáo dục gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế”.
- “Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu nâng cao chất lượng, trách nhiệm đạo đức và năng lực nghề nghiệp” là một trong những nhiệm vụ, giải để thực hiện Nghị quyết.
- Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển thành trường nghề chất lượng cao và đòi hỏi phát triển nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH và hội nhập quốc tế của đất nước, 45 trường chất lượng cao đang có những hạn chế, bất cập về nhiều mặt.
- Công tác phát triển ĐNGV của các trường còn thiếu về số lượng và hạn chế về chất lượng.
- của nhà giáo chưa đáp ứng tốt nhu cầu đổi mới và phát triển dạy nghề tại cơ sở Giáo dục nghề nghiệp.
- Sự hạn chế này do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau, trong đó có nguyên nhân là do công tác bồi dưỡng ĐNGV Giáo dục nghề nghiệp của các trường còn nhiều bất cập.
- Để thực hiện được các mục tiêu phát triển thành trường dạy nghề chất lượng cao, bên cạnh những giải pháp đổi mới mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hình thức đào tạo và đánh giá kết quả đào tạo.
- tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo.
- cần phải đổi mới công tác bồi dưỡng ĐNGV nhà trường đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, chất lượng đáp ứng tiêu chí về nhà giáo của trường nghề chất lượng cao và yêu cầu đổi mới đào tạo của nhà trường, góp phần thực hiện thành công Chiến lược phát triển Dạy nghề thời kỳ và Chiến lược phát Giáo dục giai đoạn .
- Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: "Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nhà giáo dạy nghề cho nhóm trường nghề chất lượng cao thuộc Tổng cục Dạy nghề" để nghiên cứu.
- Mục đích và nhiệm vụ của luận văn - Nhiệm vụ: 4 + Vận dụng những kiến thức đã được học trong chương trình thạc sỹ Quản trị kinh doanh vào thực tiễn công tác bồi dưỡng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao.
- Hệ thống cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng ĐNGV Giáo dục nghề nghiệp.
- Phân tích đánh giá thực trạng công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) của 45 trường chất lượng cao.
- Mục đích: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng công tác bồi dưỡng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao, đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng và kiến nghị đối với Bộ, ngành, địa phương nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao, tiến tới đạt chuẩn trường nghề chất lượng cao đến năm 2020, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nghề nghiệp.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn - Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng mà đề tài tập trung nghiên cứu công tác bồi dưỡng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao bao gồm cả giảng viên kiêm chức và giảng viên thỉnh giảng có vai trò nhất định trong công tác giảng dạy của trường.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu vấn đề bồi dưỡng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao, của Tổng cục Dạy nghề và Sở LĐTB&XH các tỉnh, thành phố.
- Phương pháp nghiên cứu của luận văn - Nguồn thông tin + Dữ liệu thứ cấp: các văn bản liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng cho ĐNGV của các trường.
- các báo cáo về tình hình tuyển sinh, thực trạng ĐNGV, kết quả kiểm định 45 trường chất lượng cao.
- của Tổng cục Dạy nghề + Dữ liệu sơ cấp: số liệu thống kê, khảo sát về ĐNGV của 45 trường chất lượng cao.
- Phương pháp bảng hỏi: 5 Bảng hỏi sẽ được xây dựng riêng cho 2 nhóm đối tượng: Nhóm đối tượng cán bộ quản lý (CBQL) và nhóm đối tượng là các giảng viên công tác tại 45 trườn chất lượng cao .
- Mỗi bảng hỏi bao gồm 2 dạng câu hỏi: câu hỏi đóng và câu hỏi mở xoay quanh vấn đề về thực trạng công tác bồi dưỡng giảng viên của từng trường trong số 45 trường chất lượng cao và giải pháp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao.
- Phương pháp so sánh: So sánh các số liệu được cung cấp bởi nguồn thông tin thứ cấp để thấy được chất lượng của ĐNGV của 45 trường chất lượng cao so với mặt bằng chung của cả nước.
- Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Khảo sát, đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng ĐNGV của 45 trường chất lượng cao trong giai đoạn hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng Giáo dục nghề nghiệp.
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác bồi dưỡng ĐNGV trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng công tác bồi dưỡng ĐNGV của 45 trường được đầu tư trở thành trường chất lượng cao đến năm 2020.
- Chương 3: Một số giải pháp bồi dưỡng nhằm phát triển ĐNGV của 45 trường, đáp ứng tiêu chí trường nghề chất lượng cao đến năm 2020.
- 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 1.1.
- Giáo dục nghề nghiệp Thuật ngữ “Giáo dục nghề nghiệp” được nhiều nước trên thế giới sử dụng.
- Tại Úc, Giáo dục nghề nghiệp có tên tiếng Anh là Vocational education and training (viết tắt là VET).
- Giáo dục nghề nghiệp ở đây nhấn mạnh đến 4 thành tố: kiến thức, kỹ năng, thái độ, và việc làm sau khi tốt nghiệp (employability), họ chú trọng đến khía cạnh tạo sự “thành thạo” (competence) cho người học và sự thành thạo này phải được đánh giá (assessment) bằng nhiều giải pháp linh hoạt.
- Tại điểm c khoản 1 Điều 4 Luật Giáo dục 2005, thuật ngữ “Giáo dục nghề nghiệp” cũng được nhắc đến và được coi như là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân gồm có trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề.
- Như vậy, trong hệ thống giáo dục có hai trình độ trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề), hai trình độ cao đẳng (cao đẳng nghề và cao đẳng).
- Điều này đã tạo bất cập lớn trong cơ cấu trình độ nghề nghiệp ở Việt Nam những năm qua và nhất là không tương đồng với khung trình độ giáo dục ở các quốc gia trên khu vực và thế giới.
- Luật Giáo dục nghề nghiệp được thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã đưa ra khái niệm Giáo dục nghề nghiệp như sau: “Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.” Luận văn sử dụng khái niệm Giáo dục nghề nghiệp theo Luật Giáo dục nghề nghiệp.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt