« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp trung của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương


Tóm tắt Xem thử

- Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Quốc Thắng LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc tới các thầy cô của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đặc biệt là các thầy, cô Viện Kinh tế và quản lý của trường đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập ở trường.
- 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP.
- Tổng quan về quản lý.
- Khái niệm về quản lý.
- Vai trò và các chức năng của hoạt động quản lý.
- Cán bộ quản lý cấp trung.
- Khái niệm cán bộ quản lý.
- Phân loại cán bộ quản lý.
- Đội ngũ cán bộ quản lý.
- Vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Nhóm nhân tố thuộc về bản thân cán bộ quản lý.
- 37 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG ƯƠNG.
- Sơ lược về Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Một số đặc điểm hoạt động của Nhà trường.
- Khảo sát chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Thực trạng về phẩm chất cán bộ quản lý.
- Thực trạng về kỹ năng quản lý.
- Nhu cầu của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường 62 2.4.1.
- Những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Về công tác quy hoạch cán bộ và đào tạo nguồn cán bộ quy hoạch.
- Về mức hấp dẫn của chính sách thu hút cán bộ quản lý giỏi.
- Về hoàn thiện tiêu chuẩn về quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý.
- Về công tác đánh giá và đãi ngộ đối với cán bộ quản lý.
- Về chính sách đào tạo và hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ cán bộ quản lý.
- 77 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CÔNG THƯƠNG TRUNG ƯƠNG.
- Định hướng chiến lược phát triển của Nhà trường.
- Những yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Giải pháp 1: Đổi mới và hoàn thiện chính sách đào tạo và hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ cho từng loại cán bộ quản lý.
- Giải pháp 2: Đổi mới công tác quy hoạch thăng tiến, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ quản lý.
- Giải pháp 3: Đổi mới công tác đánh giá thành tích, nâng cao chế độ đãi ngộ cán bộ quản lý.
- 101 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT KÝ HIỆU DIỄN GIẢI 1 BCT Bộ Công Thương 2 CB Cán bộ 3 CBQL Cán bộ quản lý 4 CBQLCT Cán bộ quản lý cấp trung 5 CC&VC Công chức, viên chức 6 CNH - HĐH Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa 7 CSVC Cơ sở vật chất 8 CT Công Thương 9 ĐT, BD Đào tạo, bồi dưỡng 10 GD.ĐT Giáo dục đào tạo 11 KT-XH Kinh tế, xã hội 12 LĐ Lãnh đạo 13 LLCT Lý luận chính trị 14 LĐ&QL Lãnh đạo và quản lý 15 NL Nhân lực 16 NLĐ Người lao động 17 QL Quản lý 18 TSLĐ Tổng số lao động 19 TW Trung ương 20 VN Việt Nam DANH MỤC CÁC BẢNG TÊN BẢNG TRANG Bảng 1.1: Khung năng lực cơ bản đối với đội ngũ CBQLCT 18 Bảng 2.1: Cơ cấu nhân sự Nhà trường giai đoạn từ Bảng 2.2: Số lượng đội ngũ CBQLCT Nhà trường giai đoạn Bảng 2.3: Đội ngũ CBQLCT theo độ tuổi, tỉ lệ nam/ nữ và thâm niên công tác tại Nhà trường 50 Bảng 2.4: Trình độ LLCT đội ngũ CBQLCT Nhà trường từ Bảng 2.5: Mức độ CBQLCT được tạo điều kiện tham gia các lớp, khóa học về lý luận chính trị, đường lối của Đảng, quản lý hành chính Nhà nước 51 Bảng 2.6: Trình độ chuyên môn đào tạo của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 53 Bảng 2.7: Được đào tạo đúng chuyên ngành quản lý hay liên quan đến lĩnh vực quản lý của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 53 Bảng 2.8: Tương quan giữa vị trí quản lý và chuyên môn đào tạo của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 54 Bảng 2.9: Mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của chuyên môn đào tạo của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 55 Bảng 2.10: Mong muốn tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 56 Bảng 2.11: Mức độ tham gia đào tạo về kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 57 Bảng 2.12: Mức độ tham gia đào tạo về kỹ năng quản lý của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 58 Bảng 2.13: Mức độ sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp, nghiên cứu tài liệu tiếng nước ngoài của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 59 Bảng 2.14: Thâm niên công tác của vị trí quản lý của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 59 Bảng 2.15: Quan điểm về nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBQLCT của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 60 Bảng 2.16: Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút cán bộ quản lý cấp trung 67 Bảng 2.17:Thu nhập của đội ngũ CBQLCT Nhà trường giai đoạn Bảng 2.18: Mức độ hài lòng của đội ngũ CBQLCT về mức lương hiện tại Nhà trường 72 Bảng 3.1: Xây dựng chính sách hỗ trợ đào tạo cho đội ngũ CBQLCT Nhà trường 86 Bảng 3.2: Khung tiêu chuẩn Trưởng phó các đơn vị cấp Phòng 89 Bảng 3.3: Một số đề xuất đổi mới chính sách đãi ngộ cho đội ngũ CBQLCT Nhà trường 95 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ TÊN SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ TRANG Sơ đồ 1.1: Quá trình của hoạt động quản lý 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân cấp quản lý 14 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Nhà trường 40 Sơ đồ 2.2.
- Quan điểm về nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBQLCT của đội ngũ CBQLCT Nhà trường 61 Sơ đồ 3.1.
- Quy trình xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý 83 PHẦN MỞ ĐẦU 1.
- Ngày nay, chất lượng nguồn nhân lực có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển.
- Vấn đề được chọn có tính cấp thiết và quan trọng vì những lý do sau: Một là, do vị trí, vai trò của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
- Bộ Công Thương là Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực từ công nghiệp đến thương mại, từ sản xuất đến tiêu dùng, phân phối hàng hóa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế -1- của đất nước.
- Để thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước của Bộ Công Thương, từ nhiều năm nay, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức luôn được Bộ Công Thương chú trọng thực hiện.
- Việc phát triển nguồn nhân lực ngành Công Thương đóng vai trò hết sức quan trọng trong triển khai, thực thi chính sách nhằm phát triển công nghiệp, thương mại của đất nước cũng như xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, người lao động hiểu biết về chủ trương, chính sách, quy định của nhà nước liên quan đến ngành Công Thương góp phần vào việc thực hiện cải cách hành chính hội nhập quốc tế sâu rộng.
- Hai là, đội ngũ cán bộ quản lý của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương với tư cách là những chủ thể tiến hành các nhiệm vụ cụ thể, đây cũng chính là những yếu tố đảm bảo cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ nguồn nhân lực cho ngành Công Thương thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Công Thương trong tình hình mới.
- Ba là, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập và đề ra các giải pháp để đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đây cũng chính là một trong bốn nội dung của chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước trong giai đoạn Hội nhập quốc tế sâu và rộng.
- Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên đây, để đánh giá được thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý tại đơn vị sự nghiệp công lập, tìm ra những nguyên nhân mạnh, yếu và nhất là những nguyên nhân hạn chế nhằm xây dựng những giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu mới của đất nước.
- Vì vậy việc nghiên cứu đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cấp trung của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương” có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
- Tình hình nghiên cứu Trong những năm qua, đội ngũ cán bộ quản lý luôn là những người đóng góp quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của một đơn vị, một tổ chức hay một đất nước.
- Trong những năm chuyển đổi bước vào nền kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ quản lý tại các cấp, các ngành, các tổ chức đã dần có những bước thích nghi, trưởng thành và -2- tiến bộ trong nhiều mặt.
- Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những mặt hạn chế tồn tại nhất định đối với đội ngũ cán bộ quản lý do vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ yêu cầu, nhiệm vụ của công việc trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu, rộng như hiện nay.
- Để có được một đội ngũ cán bộ quản lý có chất lượng cao đáp ứng cả về phẩm chất chính trị, trình độ chuyên môn cũng như kỹ năng quản lý tốt đòi hỏi phải có nhiều sự quan tâm, đổi mới và có định hướng từ các cấp ,các ngành.
- Với mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, chủ đề “nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lý” đã trở thành đối tượng nghiên cứu, thu hút sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các nhà nghiên cứu cũng như các đề tài luận văn trong thời gian vừa qua.
- Trong “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TPHCM” của Huỳnh Văn San (2008) tác giả có đưa ra những tiêu chí đánh giá, các nguyên nhân tồn tại giải pháp điều chỉnh, tuy nhiên chủ thể đối tượng quản lý ở đây là các công chức Nhà nước, những tiêu chí đánh giá đa phần dựa trên những tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị, các giải pháp cũng mang tính đưa ra đường lối, phương hướng.
- Trong “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty than Hà Tu” của Ninh Văn Hùng (2007) tác giả đã đưa phương pháp đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý dựa theo những chuẩn mực định lượng do chuyên gia phân tích, tuy nhiên trong việc đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ chỉ căn cứ chủ yếu vào tiêu chí trình độ chuyên môn mà chưa nhắc tới nhiều tiêu chí khác cũng tác động không nhỏ tới chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý.
- Trong “ Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tại Công ty TNHH MTV cầu Thăng Long” của Ngô Đức Long (2014) tác giả có đưa ra được những nội dung, các tiêu chí, các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý.
- Tất cả những nghiên cứu trên chủ yếu là nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nói chung.
- Chưa đề cập và nhấn mạnh về -3- vai trò của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung.
- Các nhà quản lý cấp trung là lực lượng nòng cốt trong các tổ chức bởi họ chính là cầu nối liên kết giữa việc quản lý cấp cao với toàn bộ phần còn lại của tổ chức đó.
- Việc phân tích và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung này đã gợi mở hướng nghiên cứu được thực hiện trong luận văn của học viên.
- Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Phân tích, đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện, đẩy mạnh, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung tại đơn vị sự nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ cán bộ cấp trung tại Nhà trường, cụ thể bao gồm.
- Giám đốc, Phó Giám đốc các Trung tâm trực thuộc của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu tại Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương đặt tại 193 Vĩnh Hưng - Hoàng Mai - Hà Nội.
- Về mặt thời gian: Xuất phát từ điều kiện thời gian và các điều kiện khác cho nghiên cứu, luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương giai đoạn từ 2012 đến năm 2016.
- Phương pháp thu thập thông tin số liệu Để tiến hành phân tích giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương, tác giả đã tiến hành thu thập cả dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
- Thu thập dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tập hợp và tổng hợp từ các báo cáo kết quả hoạt động, báo cáo nhân sự, báo cáo tài chính và các nguồn số liệu khác qua từng thời kỳ, dùng cho việc phân tích và đánh giá chất lượng cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Thu thập dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập qua phương pháp định lượng sử dụng phiếu điều tra khảo sát dành cho đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung để phân tích đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Mẫu điều tra (bảng hỏi) đối với 32 cán bộ quản lý cấp trung của Nhà trường.
- Phỏng vấn sâu: Được thực hiện đối với đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung Nhà trường về nhu cầu, mong muốn những ý kiến về giải pháp và định hướng nhằm nâng cao chất lượng cán bộ quản lý Nhà trường.
- Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, luận văn gồm 3 chương: -5- Chương 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung trong đơn vị sự nghiệp.
- Chương 2: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý cấp trung của Trường Đào tạo, Bồi dưỡng Cán bộ Công Thương Trung ương.
- -6- CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CẤP TRUNG TRONG ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP 1.1.
- Tổng quan về quản lý 1.1.1.
- Khái niệm về quản lý Quản lý được định nghĩa là một công việc mà một người lãnh đạo học suốt đời không thấy chán và cũng là sự khởi đầu của những gì họ nghiên cứu.
- Xét trên phương diện nghĩa của từ, quản lý thường được hiểu là chủ trì hay phụ trách một công việc nào đó.
- Xuất phát từ những góc độ nghiên cứu khác nhau, rất nhiều học giả trong và ngoài nước đã đưa ra giải thích không giống nhau về quản lý.
- Cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý.
- Đặc biệt là kể từ thế kỷ 21, các quan niệm về quản lý lại càng phong phú.
- Các trường phái quản lý học đã đưa ra những định nghĩa về quản lý như sau.
- Tailor: “Làm quản lý là bạn phải biết rõ: muốn người khác làm việc gì và hãy chú ý đến cách tốt nhất, kinh tế nhất mà họ làm.
- Fayel: “Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát.
- Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy.
- Hard Koont: “Quản lý là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành một cách hiệu quả mục tiêu đã định.
- Peter F Druker: “Suy cho cùng, quản lý là thực tiễn.
- Dalark: "Định nghĩa quản lý phải được giới hạn bởi môi trường bên ngoài nó.
- Theo đó, quản lý bao gồm 3 chức năng chính là: Quản lý doanh nghiệp, quản lý giám đốc, quản lý công việc và nhân công".
- Đây cũng là quan niệm cốt lõi trong tư tưởng triết học về quản lý của ông.
- Nếu không có quản lý hiệu quả thì doanh nghiệp không thể tồn tại và từ đó không thể xây dựng một xã hội tự do và phát triển

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt