« Home « Kết quả tìm kiếm

Ý nghĩa học thuyết giá trị thặng dư đối với sự phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Ý NGHĨA HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
- ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Học thuyết giá trị thặng dư nghiên cứu quá trình sản xuất và phân phối giá trị thặng dư trong điều kiện nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, hình thái đầu tiên của nền kinh tế thị trường trong lịch sử phát triển của nhân loại.
- Học thuyết giá trị thặng dư được coi là “viên đá tảng” của kinh tế chính trị Mác-Lênin.
- Việt Nam đang thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Bài báo này, trên cơ sở phân tích một số nội dung cơ bản của học thuyết giá trị thặng dư và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế thị trường từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế thị trường Việt Nam..
- Từ khóa: Giá trị thặng dư, kinh tế thị trường ở Việt Nam.
- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG LÝ LUẬN GIÁ TRỊ THẶNG DƯ.
- Công thức chung của tư bản và mâu thuẫn của nó Tiền là hình thức biểu hiện đầu tiên của tư bản, nhưng bản thân tiền không phải là tư bản.
- Tiền chi trở thành tư bản.
- khi nó được sử dụng với mục đích đem lại giá trị thặng dư cho người sở hữu nó.
- Khi tiền với tư cách là tư bản công thức vận động của nó là T - H – T’ trong đó T.
- T + ∆T (∆T là số tiền trội hơn so với số tiền ứng ra ban đầu và được C.Mác gọi là giá trị thặng dư ký hiệu là m).
- Mọi tư bản đều vận động theo công thức này, và được C.Mác chỉ rõ “Vậy T - H - T’ thực sự là công thức chung của tư bản, dường như nó thể hiện ra trong mọi lĩnh vực lưu thông” [1]..
- Theo yêu cầu của qui luật giá trị trao đổi hàng hóa phải được tiến hành theo nguyên tắc ngang giá, lưu thông sẽ chỉ dẫn đến sự thay đổi về hình thái giá trị của hàng hóa chứ không làm thay đổi lượng giá trị của hàng hóa.
- Trong trường hợp trao đổi không ngang giá như chuyên mua rẻ, chuyên bán đắt, thậm chí lừa đảo nhau thì tổng lượng giá trị xã hội của hàng hóa vẫn không hề thay đổi, nó chỉ là sự phân phối của cải giữa những người sản xuất kinh doanh các loại hàng hóa khác nhau trong xã hội.
- Như vậy, lưu thông đã không tạo ra giá trị thặng dư.
- Nhưng nếu tiền không được đưa vào lưu thông tức là tiền để nằm im trong két hoặc hàng hóa cất trữ trong kho nó cũng không thể làm tăng thêm giá trị.
- Vậy mà công thức chung của tư bản T - H - T ’ giá trị không chỉ bảo tồn mà còn tăng thêm.
- Điều này đi ngược lại với qui luật giá trị.
- “Tư bản không thể xuất hiện từ lưu thông và cũng không thể xuất hiện ở bên ngoài lưu thông.
- Đây chính là mâu thuẫn của công thức chung của tư bản..
- Hàng hóa sức lao động - tiền công dưới chủ nghĩa tư bản.
- Sức lao động là toàn bộ thể lực, trí lực của người lao động.
- Sức lao động là điều kiện cơ bản của mọi quá trình sản xuất nhưng chỉ trong những điều kiện nhất định sức lao động mới trở thành hàng hóa.
- Thứ nhất, người lao động hoàn toàn tự do về mặt thân thể, tự do đem bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất định.
- Thứ hai, người lao động không có tư liệu sản xuất hoặc tài sản nào khác để sống được họ phải đem bán sức lao động.
- KINH TẾ P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619.
- trở thành hàng hóa sức lao động cũng có hai thuộc tính giống như mọi hàng hóa khác đó là giá trị và giá trị sử dụng, tuy nhiên giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động khác hàng hóa thông thường ở chỗ khi được sử dụng (tức là đem vào quá trình lao động) nó có khả năng tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu của bản thân nó, phần vượt quá đó chính là giá trị thặng dư.
- Tiền công là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động hay nói cách khác tiền công chính là giá cả của hàng hóa sức lao động.
- Trong chủ nghĩa tư bản có hai hình tiền công cơ bản đó là: tiền công theo thời gian và tiền công theo sản phẩm..
- Quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
- Quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- C.Mác viết: “Với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình tạo ra giá trị thì quá trình sản xuất là quá trình sản xuất hàng hoá.
- với tư cách là sự thống nhất giữa quá trình lao động với quá trình làm tăng giá trị thì quá trình sản xuất là một quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình thái tư bản chủ nghĩa của nền sản xuất hàng hoá” [3]..
- Quá trình sản xuất trong doanh nghiệp tư bản đồng thời là quá trình nhà tư bản tiêu dùng sức lao động và tư liệu sản xuất mà nhà tư bản đã mua, nên nó có các đặc điểm: một là, công nhân làm việc dưới sự kiểm soát của nhà tư bản, giống như những yếu tố khác của sản xuất được nhà tư bản sử dụng cho có hiệu quả nhất.
- Khi phân tích quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa C.Mác đã lấy ví dụ quá trình sản xuất sợi.
- sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học đưa ra các giả định: mua và bán đúng giá trị, tư bản cố định hao mòn hết trong một chu kỳ sản xuất, trong một giờ lao động người lao động tạo ra một lượng giá trị mới cố định.
- Từ sự phân tích quá trình sản xuất sợi C.Mác đã rút ra một số kết luận cơ bản: Một là, bản chất của giá trị thặng dư là một phần của giá trị mới do người công nhân làm ra và thuộc về nhà tư bản.
- Hai là, ngày lao động được chia thành hai phần thời gian lao động cần thiết và thời gian lao động thặng dư.
- Trong đó, thời gian lao động cần thiết tạo ra tiền công trả cho người công nhân và thời gian lao động thặng dư tạo ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Ba là, mâu thuẫn của công thức chung của tư bản đã được giải quyết việc chuyển hoá của tiền thành tư bản diễn ra trong lưu thông, mà đồng thời không diễn ra trong lĩnh vực đó, chỉ có trong lưu thông nhà tư bản mới mua được một thứ hàng hoá đặc biệt, đó là hàng hoá sức lao động.
- Sau đó nhà tư bản sử dụng hàng hoá sức lao động đó trong sản xuất, tức là ngoài lĩnh vực lưu thông để sản xuất ra giá trị thặng dư cho nhà tư bản.
- Do đó tiền của nhà tư bản mới chuyển thành tư bản.
- Bản chất của tư bản là giá trị mang lại giá trị thặng dư..
- Tư bản bất biến, tư bản khả biến.
- Xuất phát từ tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa C.Mác đã chỉ rõ trong quá trình lao động sản xuất hàng hoá nhân tố con người và nhân tố vật có vai trò khác nhau trong việc tạo ra giá trị của hàng hóa trong đó có giá trị thặng dư.
- Căn cứ vào tác dụng khác nhau của các bộ phận tư bản C.Mác chia thành tư bản bất biến và tư bản khả biến..
- Trong quá trình sản xuất, bộ phận tư bản dùng để mua tư liệu sản xuất mà giá trị chỉ biến đổi về hình thức biểu hiện vật chất được bảo toàn và chuyển nguyên vẹn vào sản phẩm, tức là không thay đổi đại lượng giá trị của nó, được C.Mác gọi là tư bản bất biến, và ký hiệu là (c).
- Bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động thì lại khác.
- Một mặt, giá trị của nó biết thành các tư liệu sinh hoạt của người công nhân và biến đi trong tiêu dùng của công nhân.
- Mặt khác, trong quá trình lao động, bằng lao động trừu tượng, công nhân tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân sức lao động, nó bằng giá trị sức lao động cộng với giá trị thặng dư.
- Như vậy, bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động đó không ngừng chuyển hoá từ đại lượng bất biến thành một đại lượng khả biến, tức là đã tăng lên về lượng trong quá trình sản xuất gọi là tư bản khả biến ký hiệu (v)..
- Lý luận này có ý nghĩa quan trọng đối với việc vạch rõ nguồn gốc của giá trị thặng dư là do tư bản khả biến mang lại, nguồn gốc đích thực của giá trị thặng dư là có từ lao động thặng dư của người công nhân.
- Tư bản bất biến chỉ là điều kiện cần thiết không thể thiếu được để làm tăng giá trị, bản thân nó không thể tạo ra giá trị thặng dư..
- Tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư.
- Giá trị thặng dư do tư bản khả biến tạo ra do đó C.Mác sử dụng khái niệm tỷ suất giá trị thặng dư để phản ánh mức độ tăng lên của tư bản khả biến, năng lực tạo giá trị của công nhân.
- Tỷ suất giá trị thặng dư là tỷ lệ phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến để tạo ra nó, thường dùng m’ để biểu thị cho tỷ suất giá trị thặng dư thì m.
- m/v hay được tính bằng thời gian lao động thặng dư/thời gian lao động cần thiết..
- Giữa tỷ suất giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư có mối liên hệ mật thiết.
- Khối lượng giá trị thặng dư được qui định bởi hai nhân tố đó là tỷ suất giá trị thặng dư và tổng lượng tư bản khả biến.
- Nếu lấy M để biểu thị cho khối lượng giá trị thặng dư, V đại diện cho tổng tư bản khả biến thì M = m’.V.
- Như vậy nhà đầu tư có thể tăng M bằng hai cách: Một là, tăng khối lượng tư bản khả biến, sử dụng nhiều lao động hơn.
- Hai là, nâng cao tỷ suất giá trị thặng dư..
- Hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư.
- Mục đích của các nhà tư bản là sản xuất ra giá trị thặng dư tối đa, vì vậy, các nhà tư bản dùng nhiều phương pháp để tăng tỷ suất và khối lượng giá trị thặng dư .
- Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối.
- Giá trị thặng dư được sản xuất ra bằng cách kéo dài ngày lao động trong điều.
- kiện thời gian lao động tất yếu không thay đổi, nhờ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư.
- Phương pháp này được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên của chủ nghĩa tư bản.
- Các nhà tư bản tìm mọi cách kéo dài ngày lao động bằng tăng thời gian lao động và tăng cường độ lao động nhưng ngày lao động có những giới hạn nhất định.
- Giới hạn trên của ngày lao dộng do thể chất và tinh thần của người lao động quyết định.
- Việc kéo dài ngày lao động đã vấp phải sự phản kháng của giai cấp công nhân.
- Khi sản xuất tư bản chủ nghĩa phát triển đến giai đoạn đại công nghiệp cơ khí, kỹ thuật đã tiến bộ làm cho năng suất lao động tăng lên nhanh chóng, thì các nhà tư bản sử dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng tương đối.
- Giá trị thặng dư được tạo ra bằng cách rút ngắn thời gian lao động tất yếu trong điều kiện độ dài của ngày lao động không đổi nhờ đó kéo dài tương ứng thời gian lao động thặng dư, dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động động xã hội..
- Giá trị thặng dư siêu ngạch.
- Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng suất lao động trong doanh nghiệp của mình nhằm giảm giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, khi bán theo giá trị xã hội nhờ đó thu được giá trị thặng dự siêu ngạch.
- Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi.
- Nhưng xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên..
- Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng suất lao động, giảm giá trị của hàng hoá..
- LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN QUAN ĐIỂM VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở VIỆT NAM.
- phát triển tư bản chủ nghĩa như nước ta, nhất định phải phát triển nền kinh tế thị trường, sử dụng kinh tế thị trường để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội..
- Lý luận giá trị thặng dư được C.Mác nghiên cứu trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.
- Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam không phải là cái khác biệt mà vẫn là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật khách quan của kinh tế thị trường như quy luật tự do cạnh tranh, quy luật cung cầu, quy luật giá trị.
- Điều khác nhau cơ bản giữa kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là trong kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa những tư liệu sản xuất chủ yếu thuộc các chủ sở hữu công cộng và giá trị thặng dư cũng thuộc sở hữu chung.
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hướng tới mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
- Tuy nhiên, mức năng suất lao động của Việt Nam hiện nay vẫn rất thấp so với các nước trong khu vực.
- Đáng chú ý là chênh lệch về mức năng suất lao động giữa Việt Nam với các nước vẫn tiếp tục gia tăng.
- “Tính theo PPP 2011, năng suất lao động của Việt Nam năm 2017 đạt 10.232 USD, chỉ bằng 7,2% của Singapore.
- Điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.
- Vì vậy để nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam phát triển tác giả đưa ra một số kiến nghị sau:.
- Hai là, thừa nhận, hoàn thiện và phát triển thị trường sức lao động.
- Sức lao động là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất vì vậy trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa việc thừa nhận tính hàng hóa của sức lao động có lợi cho việc phân bổ hợp lý nguồn nhân lực, thúc đẩy việc nâng cao năng xuất lao động của cá nhân và xã hội.
- Trong quá trình thừa nhận, hoàn thiện và phát triển thị trường sức lao động cần coi sức lao động là hàng hóa trong tất cả các thành phần kinh tế, mọi khu vực của nền kinh tế quốc dân.
- Hiện nay sức lao động mới thực sự là hàng hóa trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và một số đơn vị sự nghiệp có nguồn thu.
- Trong quá trình đổi mới thị trường hóa sức lao động cần thực hiện chế độ hợp đồng làm việc (chế độ sử dụng sức lao động), hình thành các trung tâm trao đổi mua bán nhân tài.
- Ba là, tư bản khả biến về mặt hiện vật chính là sức lao động, yếu tố quyết định làm tăng thêm lượng giá trị hàng hóa, tạo ra giá trị thặng.
- Vì vậy, tránh nguy cơ tụt hậu và vượt qua bẫy thu nhập trung bình, Việt Nam cần tập trung chuyển sang mô hình tăng trưởng dựa trên năng suất, chất lượng và hiệu quả, trong đó trọng tâm là cải thiện năng suất lao động để tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế, đưa.
- Để thực hiện được điều đó Việt Nam cần đầu tư vào lĩnh vực giáo dục đào tạo, thay đổi phương pháp, mục tiêu của quá trình đào tạo nhằm tạo ra những người lao động có thể lực, trí lực, có phẩm chất nghề nghiệp, năng động, có năng lực sáng tạo trong sản xuất kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay..
- Bốn là, tư bản bất biến là yếu tố cần thiết trong quá trình sản xuất, là điều kiện của quá trình làm tăng năng suất lao động vì vậy trong bổi cảnh hiện nay cần đầu tư nguồn lực để thực hiện các cuộc cách mạng công nghiệp, cải tiến công cụ lao động theo hướng hiện đại, hiệu quả

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt