« Home « Kết quả tìm kiếm

Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn giáo dục quốc phòng - an ninh trong Trường đại học Bách khoa Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh trong trường đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Tác giả luận văn: Nguyễn Trọng Hùng Khóa: 2015B Người hướng dẫn: TS Bùi Thị Thúy Hằng Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây thực trạng hoạt động dạy- học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội đã được quan tâm đúng mức .
- Tuy nhiên trong phương pháp giảng dạy của giảng viên vẫn chưa thoát khỏi lối truyền thụ một chiều theo kiểu “độc thoại” chưa phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, chưa gắn người học là trung tâm, là chủ thể của nhận thức…Điều này làm cho người học dễ nhàm chán, tiếp nhận kiến thức một cách thụ động và gượng ép, hình thành tâm lý học chiếu lệ,hình thức.
- Để nâng cao chất lượng dạy - học môn Công tác Quốc phòng- An ninh thì cần phải đổi mới phương pháp dạy học, làm cho người học là chủ thể của quá trình nhận thức, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, vận dụng kiến thức vào trong thực tiễn cuộc sống.
- Trong các phương pháp dạy học tích cực thì sư phạm tương tác là xu hướng lựa chọn phù hợp, phương pháp dạy học này mang đến cho người học một môi trường lý tưởng để kiến tạo và tự chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng thông qua các hoạt động được thiết kế bởi người dạy.
- Đó chính là lý do khiến tác giả chọn đề tài nghiên cứu.
- Ứng dụng sư phạm tương tác trong dạy học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh trong trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội thông qua việc áp dụng quan điểm sư phạm tương tác một cách hợp lý.
- Đối tượng nghiên cứu: Ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Giáo dục Quốc phòng- An ninh” tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Giáo dục Quốc phòng- An ninh.
- Giới hạn địa bàn nghiên cứu: Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả * Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận sư phạm tương tác Chương II: Thực trạng cách dạy và học môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Chương III: Thiết kế bài giảng theo quan điểm sư phạm tương tác và thực nghiệm sư phạm * Luận văn đã đạt được một số nội dung sau.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc ứng dụng sư phạm tương tác vào dạy học trên thế giới.
- Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng dạy học môn học Giáo dục Quốc phòng- An ninh tại trường ĐHBKHN.
- Xây dựng bài giảng ứng dụng sư phạm tương tác môn học Giáo dục Quốc phòng- An ninh.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đề ra.
- d) Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong công việc là.
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
- phân tích, tổng hợp các kiến thức lý luận về sư phạm tương tác.
- Phương pháp quan sát, điều tra: tìm hiểu thực tiễn việc dạy học “Giáo dục Quốc phòng- An ninh” tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Nhằm xác định tính khả thi và ưu việt ứng dụng quan điểm sư phạm tương tác trong dạy học môn “Giáo dục Quốc phòng- An ninh” tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
- Phương pháp thống kê toán học + Nhằm xử lý kết quả thu được qua thực nghiệm e) Kết luận Trong phạm vi của đề tài, tác giả nghiên cứu đề xuất vận dụng một số PPDH theo quan điểm tương tác vào dạy học môn GDQPAN.
- Đối chiếu với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, luận văn đã đạt được những kết quả sau.
- Việc ứng dụng sư phạm tương tác có tác dụng hỗ trợ tốt cho nhiều mặt của hoạt động dạy và học, nâng cao sự hứng thú học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn GDQPAN.
- Từ thực tiễn ứng dụng sư phạm tương tác trong quá trình dạy học nói chung, GDQP - AN nói riêng, tác giả đã biên soạn được bài giảng ứng dụng sư phạm tương tác phù hợp với đặc điểm, yêu cầu của môn học GDQPAN.
- Kết quả từ phương pháp chuyên gia đã khẳng định tính cần thiết và tính khả thi của đề tài.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt