« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN VÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN VÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH GS.TS.
- Khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long, nằm trên địa bàn thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả, có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý, bảo vệ các giá trị độc đáo của di sản.
- Đây cũng là khu vực phát triển công nghiệp, đô thị và thương mại - du lịch lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, làm xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển kinh tế và chức năng bảo tồn di sản Vịnh Hạ Long.
- Vì vậy cần phải tiến hành phân vùng môi trường để có giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường khu vực di sản Vịnh Hạ Long phù hợp.
- Bằng phương pháp tổng hợp tài liệu, điều tra khảo sát thực địa và phương pháp bản đồ - GIS, các phân vùng môi trường trong khu vực nghiên cứu được đề xuất dựa trên cơ sở các số liệu quan trắc môi trường, khảo sát thực địa và các tài liệu đã công bố.
- I/ TIẾP CẬN ĐỊA LÝ TRONG PHÂN VÙNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG Tiếp cận địa lý, bản chất của nó là các đối tượng phải được thể hiện trong không gian và được xem xét biến đổi theo thời gian.Tiếp cận này luôn luôn được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu địa lý, quy hoạch nào theo lãnh thổ.
- 1 Phân vùng môi trường khu vực di sản Vịnh Hạ Long thực chất là phân chia lãnh thổ này thành các vùng và tiểu vùng với những đặc trưng riêng về tự nhiên, kinh tế - xã hội và những vấn đề môi trường.
- Tiểu vùng môi trường là một khu vực lãnh thổ cụ thể, được xem như một địa hệ thống bao gồm các điều kiện tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội và có tác động qua lại lẫn nhau tạo nên những đặc trưng riêng cho phép định hướng riêng trong khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường.
- Trong thực tế, vùng môi trường ở khu vực nghiên cứu được phân theo ranh giới các vùng chức năng của di sản là: vùng lõi di sản, vùng đệm và khu vực phát triển.
- Mỗi tiểu vùng môi trường được phân chia dựa vào các chỉ tiêu sau.
- II/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ KHU DI SẢN THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG 1.
- Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường 1.1.
- Sự ưu ái của điều kiện tự nhiên đã mang đến cho Vịnh Hạ Long nhiều cảnh quan độc đáo và hấp dẫn, có ý nghĩa về sinh thái, kinh tế và môi trường.
- Vì vậy, bên cạnh việc khai thác các tiềm năng của khu vực phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế cần phải có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường khu di sản Vịnh Hạ Long.
- Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản: Đây là một trong những hoạt động kinh tế quan trọng trên Vịnh Hạ Long.
- Hiện trạng môi trường Khu vực Hạ Long - Cẩm Phả là nơi phát triển kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực, kết quả của tình trạng này là xuất hiện các xung đột về lợi ích giữa các lĩnh vực kinh tế với nhau, giữa các lĩnh vực kinh tế với vấn đề bảo vệ tài nguyên môi trường.
- trong vùng và vùng lõi Vịnh Hạ Long.
- Ranh giới giữa vùng lõi di sản Vịnh Hạ Long và vùng đệm chỉ được phân định trên mặt biển, do đó khu vực mặt nước ven biển bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng tới vùng lõi.
- Diễn biến cặn lơ lửng sông, hồ khu vực cụm Hình 2.
- Diễn biến hàm lượng Fe trong nước mặt mỏ Hòn Gai - Cẩm Phả giai đoạn khu vực Hòn Gai - Cẩm Phả giai đoạn Nguồn [3] Môi trường nước biển của Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa bởi các hoạt động khai thác than, lấn biển, nuôi trồng thủy hải sản.
- Kết quả phân tích nước biển ở Vịnh Hạ Long (khảo sát tháng 11/2010) Ký Dầu DO BOD5 COD NH4+ N- SS Colifom STT hiệu Tên pH mỡ (mg/l) (mg/l) (mg/l) (g/l) (mg/l) (CFU/100ml) Trạm (mg/l) 1 St-1 Vịnh Cửa Lục St-2 Hoàng Tân St-3 Đảo Tuần Châu St-4 Bãi tắm Bãi Cháy St-5 Chợ Hạ Long St-6 Nhà Nổi Km St-7 Hang Thiên Cung St-8 Lạch Miều St-9 Làng nổi Cửa Vạn St-10B Làng nổi Cống Đầm Khu vực ngoài khơi St Cẩm Phả 12 St-12 Đảo Thẻ Vàng QCVN 10:2008/BTNMT cho: Nuôi trồng thủy sản None 1000 Bãi tắm Các nơi khác 6,5-8,5.
- Ô nhiễm mạnh nhất tại các khai trường khai thác than, các khu vực chịu ảnh hưởng bởi hoạt động khai thác, vận chuyển, sàng tuyển than, các khu vực dọc đường giao thông.
- Tuy nhiên, môi trường đất Hạ Long - Cẩm Phả đang đứng trước nhiều nguy cơ và có biểu hiện bị suy thoái và ô nhiễm tại nhiều nơi, đặc biệt là tại các khu vực khai thác than.
- Khu vực Di sản Thiên nhiên Thế giới vịnh Hạ Long như một bể thải, chứa đựng phần lớn các chất thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt ven bờ Hạ Long - Cẩm Phả gây ra.
- e) Suy giảm đa dạng sinh học Khu vực Vịnh Hạ Long có nhiều hệ sinh thái tự nhiên và sự đa dạng sinh học cao, cả nơi cư trú của động thực vật trên cạn và dưới nước.
- 5 Ngoài những hiện tượng bị đầm lầy hóa, nước biển bị ô nhiễm thì thêm vào đó khu vực vịnh Hạ Long có hàng ngàn hòn đảo mà phần lớn là núi đá vôi, nguồn nguyên liệu xây dựng tốt lại thuận tiện cho khai thác nên rất dễ bị tư nhân lợi dụng, gây biến dạng cảnh quan.
- Để thực hiện quản lý, khu vực di sản được phân thành các vùng chức năng như sau [1, 5]: Vùng lõi: Là khu vực ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học, giám sát các hệ sinh thái, cho phép các hoạt động nghiên cứu, giáo dục có thể triển khai không ảnh hưởng tới đa dạng sinh học.
- Vùng chuyển tiếp: còn được gọi là vùng phát triển, là vùng được phép phát triển các hoạt động kinh tế theo chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ di sản và môi trường khu vực lân cận.
- Theo quyết định của UNESCO, khu vực di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được phân thành các vùng chức năng như sau.
- Vùng bảo vệ tuyệt đối: Là khu vực lõi của di sản Vịnh Hạ Long, được giới hạn bởi đảo Cống Tây, hang Đầu Gỗ và hồ Ba Hầm, có diện tích 434 km2 (gồm 775 hòn đảo).
- Trong khu vực này, có khu bảo tồn đặc biệt được giới hạn bởi 2 luồng tàu: Thẻ Vàng và Hòn Một.
- Việc phân đôi khu vực này trong phạm vi khu bảo tồn tuyệt đối sẽ tạo điều kiện cho việc quản lý chặt chẽ di sản, quản lý được luồng tàu ra vào Vịnh tốt hơn.
- Khu vực vùng đệm: Là dải bao quanh khu vực trung tâm, kéo theo hướng tây bắc, đường bờ biển của Vịnh được xác định theo đường 18, từ kho chứa dầu B12 đến Km số 11 tại thị xã Cẩm Phả, chiều rộng của khu vực đệm từ 5 - 7 km tính từ khu vực trung tâm.
- Đan xen trong khu vực đệm còn có các khu vực bảo tồn sinh thái, bảo tồn văn hóa, di tích lịch sử, di chỉ khảo cổ.
- Khu vực phát triển: bao gồm vùng phát triển công nghiệp (Khu vực khai thác than, luyện thép: Cẩm Phả.
- Khu vực sản xuất vật liệu xây dựng: xi măng, gạch Giếng Đáy.
- Ranh giới của vùng đệm di sản tiếp giáp với đường bờ là khu vực mặt nước có tính linh động rất cao, đồng thời đây là nơi chịu nhiều tác động của chất thải trên lục địa đem xuống như: các chất hữu cơ, đất đá thải, các chất bẩn, dầu… và dễ dàng vận chuyển vào vùng lõi vịnh Hạ Long, ảnh hưởng đến môi trường nước, hệ sinh thái, khu vực vùng lõi, các khu vực nhạy cảm khác.
- Khu vực đất liền thuộc khu vực vùng đệm di sản theo quyết định của UNESCO và Việt Nam chỉ là một phần nhỏ của sườn nam dải núi thấp đổ trực tiếp ra vịnh Hạ Long.
- Trên thực tế, khu vực phía bắc 18A và phía nam dải đồi thấp nằm liền kề với khu vực vùng đệm trên lục địa cũng tác động trực tiếp đến môi trường vịnh Hạ Long.
- Hai khu vực khai thác than lớn là Hà Tu, Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung (thành phố Hạ Long) và khu vực tại Cẩm Thành, Cẩm Tây, Cẩm Đông, Dương Huy (thị xã Cẩm Phả).
- Nguồn thải tại hai khu vực này cũng được đổ trực tiếp xuống vùng biển ven hoặc theo nguồn nước của các dòng sông suối, chảy xuống Cửa Lục rồi lại đổ ra vịnh Hạ Long.
- Khu vực lãnh thổ thuộc lưu vực vịnh Cửa Lục của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả cũng tác động gián tiếp đến môi trường vịnh Hạ Long thông qua vịnh Cửa Lục.
- đất đá thải từ khai trường khai thác than, cảng than… đều tác động làm biến đổi môi trường vịnh Hạ Long.
- Bên cạnh đó, khu vực ngoài ranh giới vùng đệm thuộc địa phận thị xã Cẩm Phả cũng có khả năng tác động đến vịnh Hạ Long do mở rộng đô thị, phát triển công nghiệp đặc biệt là công nghiệp than, vật liệu xây dựng, cảng biển.
- Như vậy, do sự phát triển mạnh mẽ của các hoạt động kinh tế - xã hội mà tác động đến môi trường vịnh Hạ Long đã vượt quá khả năng bảo vệ vùng lõi của khu vực vùng đệm di sản.
- Để giảm tác động đến vùng lõi di sản và bảo vệ môi trường vịnh Hạ Long nhằm bảo tồn các giá trị cốt lõi của di sản, cần phải xem xét các vấn đề sau.
- Mở rộng ranh giới vùng đệm di sản vịnh Hạ Long, đặc biệt là khu vực vùng đệm trên lục địa.
- Cần phải mở rộng ranh giới vùng đệm ra hết các khu vực thuộc lưu vực vịnh Hạ Long, có tác động trực tiếp đến vịnh Hạ Long, kể cả khu vực thuộc thị xã Cẩm Phả - Xem xét lại tác động, điều chỉnh quy hoạch và có các giải pháp với các hoạt động phát triển nằm trong khu vực chuyển tiếp, có tác động gián tiếp đến môi trường vịnh Hạ Long.
- III/ PHÂN VÙNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC DI SẢN THIÊN NHIÊN VỊNH HẠ LONG Trên cơ sở các tiêu chí phân vùng môi trường và ranh giới các vùng chức năng, khu vực nghiên cứu được chia thành 8 tiểu vùng môi trường với những đặc trưng riêng về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và các vấn đề môi trường 7 đặc thù.
- Tiểu vùng bảo vệ nghiêm ngặt và du lịch sinh thái Vịnh Hạ Long (C) Đây là vùng lõi của di sản (theo UNESCO), vì vậy khu vực này cần phải được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý và bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của các loài động, thực vật, các hệ sinh thái thủy sinh tiêu biểu.
- Khu vực này chỉ cho phép thực hiện các hoạt động du lịch, tham quan nghiên cứu, nghỉ dưỡng có sự quản lý chặt chẽ.
- Khu vực vùng đệm (B) Khu vực này có chức năng bảo vệ di sản khỏi các tác động từ các hoạt động bên ngoài khu vực di sản.
- Khu vực này bao gồm: a) Tiểu vùng bảo vệ và phục hồi hệ sinh thái ven bờ Vịnh Hạ Long (B1) Là vùng biển ven bờ kéo dài từ cây xăng dầu B12 Cái Dăm tới Km 11 thuộc xã Quang Hanh (Cẩm Phả), nằm ngoài ranh giới khu vực vùng lõi.
- Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Đây là khu vực biển ven bờ, có hình dạng hẹp ngang, kéo dài dọc theo khu vực đất liền của thành phố Hạ Long và thị xã Cẩm Phả.
- Khu vực có thể coi là hành lang ngăn cách giữa vùng lõi của di sản và nguồn thải từ các hoạt động của khu vực đất liền.
- Khu vực có tiềm năng cho phát triển du lịch, giao thông vận tải biển, ngoài ra còn có các dải cát ven bờ là nguồn cung cấp vật liệu xây dựng lớn.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Cư dân sinh sống trong khu vực chủ yếu nuôi trồng, đánh bắt thủy sản hoặc kinh doanh trên các nhà bè phục vụ khách du lịch.
- Các vấn đề môi trường: Dải ven bờ Vịnh Hạ Long nằm gần khu vực kinh tế sôi động nhất khu vực: Hoạt động khai thác than, phát triển đô thị du lịch, phát triển các khu công nghiệp, cảng biển.
- Môi trường Vịnh Hạ Long đang bị đe dọa, các hoạt động khai thác than, lấn biển, nuôi trồng thủy hải sản.
- Tại nhiều khu vực ven bờ Vịnh Hạ Long đã có những biểu hiện ô nhiễm cục bộ do tăng lượng chất rắn lơ lửng (TSS), giảm lượng oxy hòa tan (DO).
- nitrơrit và khuẩn gây bệnh ColiForm tại các khu vực như Lán Bè, Vựng Đâng và cảng than ven bờ nam Cầu Trắng.
- Đất đá bị rửa trôi từ khu vực khai thác than sẽ làm đáy Vịnh Hạ Long bị bồi lấp ngày càng mạnh.
- 8 - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Các dạng địa hình chính trong khu vực là: Núi thấp, bóc mòn - kiến trúc - đơn nghiêng, hệ tầng Hòn Gai, thềm cao 20 -60 m bị san ủi do quá trình đô thị hóa, đồi cao dạng sót do quá trình bóc mòn, đồng bằng ngập triều, đồng bằng hơi trũng cấu tạo bởi trầm tích sông kiểu Holocen muộn, thung lũng kiến tạo - xâm thực, đặc biệt phía Đông Bắc là khối núi karst Quang Hanh có diện tích lớn - là nguồn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng chủ yếu cho nhà máy xi măng Cẩm Phả.
- Phía Tây của khu vực là khu du lịch Bãi Cháy phát triển trên bề mặt mài mòn cao 10 -30 m, phía Đông là trung tâm hành chính, văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long và tỉnh Quảng Ninh.
- Đô thị Hạ long nằm trên bề mặt thềm biển cao 4-6m, bề mặt tương đối bằng phẳng, khu vực ven biển là phần mở rộng đô thị do san lấp trên địa hình bãi biển.
- Khu vực có cảnh quan đa dạng và đẹp, vị trí ven biển thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế và du lịch.
- Các vấn đề môi trường: Xói mòn đất vẫn đang phát triển.
- Nguy cơ lũ bùn đá dọc các khe suối, làm gia tăng bồi lắng tại khu vực gần Vịnh Cửa Lục.
- Ô nhiễm môi trường dân cư, khu du lịch (Bãi Cháy).
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Khu vực chủ yếu là khu định cư của người dân và các hoạt động thương mại, dịch vụ, diện tích đất dành cho các ngành công nghiệp không đáng kể.
- Các vấn đề môi trường: Ô nhiễm môi trường tại các khu vực gần khu vực khai thác than do hoạt động vận chuyển, sản xuất than.
- Khu vực chuyển tiếp (T) Khu vực này được phép phát triển các hoạt động kinh tế theo chiến lược kinh tế - xã hội của địa phương nhưng phải phù hợp với mục tiêu bảo vệ di sản và môi trường khu vực lân cận.
- Khu vực chuyển tiếp bao gồm: a) Tiểu vùng khai thác than Hạ Long - Cẩm Phả (T1) 9 - Đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên: Khu vực có địa hình đồi thấp, độ cao tăng dần về phía đông, thượng nguồn sông Diễn Vọng.
- Trong khu vực chủ yếu là hoạt động khai thác than và đang có xu hướng mở rộng phạm vi hoạt động.
- Địa hình trong khu vực là địa hình nhân tạo với các moong khai thác và bãi thải, do hoạt động khai thác than tạo nên.
- Tài nguyên than của khu vực có trữ lượng lớn, đã được khám phá và khai thác từ lâu và đang bị cạn kiệt dần.
- Dân cư xen kẽ trong khu vực rất ít, tập trung chủ yếu ở khu vực xung quanh vùng khai thác than.
- Các vấn đề môi trường: Môi trường lao động bị ô nhiễm nặng, phát thải mạnh chất thải ra môi trường xung quanh và các khu vực dân cư.
- Phía Đông Bắc khu vực có đồng bằng hơi trũng cấu tạo bởi trầm tích Holocen muộn chiếm diện tích lớn, có rừng ngập mặn phát triển.
- Toàn bộ khu vực thuộc Quang Hanh được bao phủ bởi rừng tự nhiên xen lẫn rừng trồng sản xuất, lớp phủ thổ nhưỡng tương đối dày.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Khu vực có mật độ dân số khá cao, dân cư tập trung chủ yếu ở phía đông giáp cửa Lục.
- Tốc độ đô thị hóa tại khu vực cũng tương đối cao, hệ thống cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp.
- Môi trường bị ô nhiễm do gần khu vực khai thác than.
- Phía tây, tây bắc gồm các khu vực có rừng ngập mặn hiện nay, chủ yếu là cửa sông Diễn Vọng, ven bờ đông bắc Vịnh Cửa Lục, khu vực phường Hà Khánh.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Hoạt động kinh tế trong khu vực quan trọng nhất là hoạt động giao thông thủy và cảng biển với cảng nước sâu Cái Lân - là cảng tổng hợp, có quy mô lớn nhất trong toàn khu vực Hạ Long - Cẩm Phả.
- Môi trường nước bị ô nhiễm do hoạt động cảng biển.
- Bồi tụ mạnh ở phía đông nam Vịnh do các dòng chảy đưa nguồn vật liệu từ khu vực khai thác than.
- Bản đồ phân vùng bảo vệ môi trường khu vực Hạ Long - Cẩm Phả d) Tiểu vùng nông - lâm nghiệp và quần cư nông thôn Mông Dương - Cộng Hòa (T4.
- Trung tâm khu vực là đồi cao và trung 11 bình, sườn xâm thực, rửa trôi, xen giữa địa hình đồi là thung lũng kiến tạo - xâm thực.
- Phía đông bắc khu vực là dạng địa hình đồng bằng gò thoải, cấu tạo bởi cuội Pleistocen và đồng bằng hơi trũng, cấu tạo bởi trầm tích sông kiểu Holocen muộn.
- Khu vực có diện tích lớn được bao phủ bởi rừng, tuy nhiên lớp phủ rừng tự nhiên đang bị suy thoái, rừng trồng đang được phát triển.
- Khu vực đồng bằng hơi trũng chủ yếu là đất mặn sú vẹt và một phần nhỏ đất phù sa glây.
- Đặc điểm kinh tế - xã hội: Dân cư trong khu vực rất thưa thớt, tập trung chủ yếu dọc theo đường quốc lộ, thung lũng hay chân sườn đồi.
- Các vấn đề môi trường: Có nguy cơ xói mòn và trượt lở đất.
- Vấn đề môi trường nông thôn chưa tốt.
- Môi trường tại khu vực gần vùng khai thác than Cẩm Phả đang có nguy cơ bị ô nhiễm, thiếu nước sinh hoạt do nước ở các sông suối bị đất đá ở khu vực khai thác than lấp đầy, gây ô nhiễm nặng.
- KẾT LUẬN Dựa trên cơ sở đặc trưng về điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội cũng như mức độ tác động đến môi trường Vịnh Hạ Long, khu vực di sản được phân chia thành 8 tiểu vùng bảo vệ môi trường.
- Việc phân vùng môi trường là cơ sở cho Quy hoạch bảo vệ và phát triểm môi trường khu vực di sản Vịnh Hạ Long, góp phần vào việc bảo việc bảo vệ tuyệt đối khu Di sản thế giới và có một ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển bền vững ở khu vực này .
- Để bảo vệ di sản Vịnh Hạ Long cần có những biện pháp cụ thể đối với khu vực đệm và các chiến lược quy hoạch bảo tồn, khai thác giá trị Vịnh Hạ Long một cách hợp lý.
- Trung tâm Tư vấn và Công nghệ Môi trường (2009)