« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề công nghiệp Hà Nội


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Thái Thế Hùng Từ khóa: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề Tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Tư tưởng quản lí con người và những yêu cầu về người đứng đầu cai trị dân được thể hiện trong quan điểm của Platon TCN).
- Người đứng đầu phải hiểu biết, thành thật, tự chủ, biết điều độ, ít tham vọng về vật chất, đặc biệt phải được đào tạo kỹ lưỡng.
- Đào tạo nghề là một bộ phận trong hệ thống giáo dục quốc dân, Dạy nghề có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực tham gia trực tiếp sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Trong những năm qua, dạy nghề đã phát triển mạnh cả về quy mô và chất lượng, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực của thị trường lao động ngày càng làm chủ, những thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật công nghệ và nhu cầu học nghề của người lao động để lành nghề, lập nghiệp.
- Bên cạnh đó, bài phát biểu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội Đào Ngọc Dung tại Hội thảo “Các biện pháp đồng bộ nâng cao chất lượng dạy nghề, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động” được tổ chức vào ngày 24/6/2016 tại Hà Nội thì cùng với những cơ hội trong quá trình hội nhập, năng suất lao động của Việt Nam còn thấp, sự không đồng đều về chất lượng 2 nhân lực trong nước.
- Cơ cấu trình độ đào tạo của lực lượng lao động có bằng cấp không phù hợp với yêu cầu và đi ngược lại xu thế chung của thế giới, lao động có bằng đại học quá cao so với lao động chuyên môn kỹ thuật lành nghề.
- Đứng trước những yêu cầu thực tế trên, trường Cao Đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đã phấn đấu trở thành một trong những trung tâm đào tạo nghề cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho xã hội.Nhà trường đã xây dựng và hướng đến trở thành một trường trọng điểm về đào tạo nghề công nghiệp của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
- Để đạt được mục tiêu đề ra, việc quản lý chất lượng đào tạo là một trong những vấn đề cần thiết và cấp bách trong bối cảnh hiện nay.
- Vì những lý do trên,tác giả chọn đề tài “ Một số biện pháp đổi mới quản lý để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội” để nghiên cứu với mong muốn tìm biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và khảo sát thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, tác giả đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội * Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- *Phạm vi nghiên cứu - Hoạt động quản lý nâng cao chất lượng đào tạo nghề ở Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội.
- Có ý thức tổ chức trong lao động và nghề nghiệp, làm chủ bản thân và gia đình Về kiến thức: có trình độ văn hoá phù hợp với nghề đào tạo, đủ khả năng tiếp thu kiến thức chuyên môn và phát triển nghề nghiệp;chuẩn bị cho cá nhân những yêu cầu cần thiết để có thể dự học đào tạo liên thông.
- có tư duy kỹ thuật trong từng giai đoạn và thị trường lao động.
- đảm bảo đúng số lượng, quy cách chất lượng.
- Đổi mới, sửa đổi bổ sung chương trình đào tạo - Nội dung chương trình dạy nghề phải gắn bó với yêu cầu của hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
- Nội dung chương trình phải cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề và thái độ nghề nghiệp, ý thức trách nhiệm công dân , phải đưa nhanh công nghệ thông tin vào nội dụng đào tạo và quản lí quá trình đào tạo, mở rộng các phương thức học tập khác nhau như: đào tạo tại nơi sản xuất, đào tạo ở ngoài nhà trường.
- Tuyển sinh là khâu mở đầu của quá trình đào tạo.
- Chất lượng của công tác tuyển chọn học sinh thể hiện ở 3 khâu của yêu cầu: tuyển đủ chỉ tiêu.
- Bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lí đào tạo nghề thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, cách thức quản lí là một yêu cầu bắt buộc của mọi người thầy.
- Đây là cách tốt nhất để giáo viên học hỏi lẫn nhau, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật kiến thức bước theo kịp sự chuyển đổi như vũ bảo của các ngành khoa học - Bồi dưỡng xây dựng đội ngũ quản lý các phòng, khoa, tổ trưởng tổ bộ môn là đội ngũ chịu trách nhiệm tham mưu, tổ chức thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo trong nhà trường - Bồi dưỡng lí tưởng cho các GV,CBQL thế hệ trẻ, đây cũng là hạt nhân trong cấu trúc nhân cách người thầy giáo giúp họ thấy được giá trị lao động của mình, tự hào và có trách nhiệm, lương tâm nghề nghiệp thông qua đó còn tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc hình thành nhân cách học sinh.
- Bên cạnh đó, chỉ có say mê nghề nghiệp mới thúc đẩy tính tự giác, tích cực học hỏi, tự rèn luyện để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực nghề nghiệp đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích nghiên cứu các tài liệu, liên quan đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo, các quy định về quản lý chất 4 lượng đào tạo của nhà nước - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, tổng kết kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phương pháp nghiên cứu sản phẩm đào tạo.
- Đây là một cách tiếp cận mới về nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
- Trong Văn kiện Đại hội XII, lần đầu tiên Đảng ta nêu ra quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo phải gắn với phát triển nguồn nhân lực.
- Từ thực tế đó, đội ngũ CBQL, GV Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội đang từng bước nâng cao chất lượng đạo tạo tại Trường.
- Qua luận văn, người nghiên cứu đã tìm hiểu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đạo tạo nghề tại trường, nghiên cứu, phân tích thực trạng, từ đó đề xuất biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội, gồm các biện pháp.
- Quản lí phát triển đội ngũ đội ngũ GV và CBQL - Quản lí huy động các nguồn lực, đầu tư cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo - Quản lí mục tiêu đào tạo - Quản lí đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo gắn với yêu cầu thực tế sản xuất, phù hợp với yêu cầu hiện tại của thị trường lao động.
- Quản lí tổ chức thực hiện tốt việc kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo nghề - Quản lí chỉ đạo nâng cao chất lượng công tác tuyển sinh của học sinh Trong khuôn khổ thời gian có hạn, người nghiên cứu đã khảo sát tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội và được sự ủng hộ cao.
- Vì vậy, có thể áp dụng vào các Trường Trung cấp, Cao đẳng nghề khác có các điều kiện tương đương

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt