« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn điện tử tương tự - điện tử số tại Trường Đại học công nghiệp Quảng Ninh


Tóm tắt Xem thử

- Đề tài: “Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh”.
- Nhận thức rõ vai trò của giáo dục với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã khẳng định "Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học.
- Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường.
- Môn học Điện tử tương tự - điện tử số dành cho sinh viên Đại học và cao đẳng ngành Điện tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh, nó là cơ sở cho các môn học chuyên ngành khác như: Kỹ thuật xung - số, Kỹ thuật mạch điện tử, Kỹ thuật audio và video, Tự động hoá, Điện tử công suất.
- Do quỹ thời gian đào tạo có hạn và việc phân phối lịch học cho các lớp còn chưa hợp lý và là môn học khó, trong khi đó các giảng viên cao tuổi có bề dày kinh nghiệm trong sư phạm, tay nghề cao thì lại bất cập về sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại như các máy móc thế hệ cao, phần mềm dạy học, thiết kế bài giảng bằng máy tính thông qua Projector.
- Còn độ ngũ giảng vên trẻ có kiến thức chuyên môn, có thể sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại thì lại non kém về tay nghề, năng lực sư phạm.
- Từ những lý do trên, tôi mạnh dạn chọn đề tài:“Nghiên cứu và đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh ” b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh, từ đó đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học.
- Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong việc dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh.
- Đối tượng: Những biện pháp nâng cao chất lượng dạy và học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh.
- Phạm vi nghiên cứu: Ứng dụng phương pháp mô phỏng trong việc dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công Nghiệp Quảng Ninh.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Cấu trúc luận văn Luận văn gồm: Phần mở đầu, phần nội dung chính: có 3 chương, kết luận và kiến nghị, ngoài ra còn có tài liệu tham khảo và phụ lục Chương 1: Những vấn đề lí luận cảu việc nâng cao chất lượng dạy học kỹ thuật.
- Chương 2: Thực trạng của việc dạy học môn Điện tử tương tự - điện tử số tại trường Đại học Công nghiệp Quảng Ninh Chương 3: Các biện pháp nâng cao chất lượng dạy học d) Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Tham khảo các tài liệu lý luận khoa học, tạp chí, sách báo, kỷ yếu hội thảo.
- d) Kết luận: Nâng cao chất lượng dạy và học môn Điện tử tương tự - điện tử số là rất cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.Việc sử dụng PPMP vào giảng là xu thế tất yếu trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.
- Luận văn đã nghiên cứu và áp dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học ứng dụng phần mềm Proteus.
- Việc ứng dụng phần mềm mô phỏng Proteus trong dạy học là cần thiết, phù hợp, và khả thi.
- Ứng dụng phần mềm mô phỏng Proteus trong dạy học phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo trong học tập của sinh viên

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt