« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp xây lắp điện - Công ty điện lực I


Tóm tắt Xem thử

- HÀ THỊ THANH HÒA PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội – 2005 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- HÀ THỊ THANH HÒA PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA XÍ NGHIỆP XÂY LẮP ĐIỆN LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- Cơ sở lý luận về chất lượng nhân lực của doanh nghiệp 1.1 Chất lượng nhân lực đối với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
- 03 1.2 Phương pháp đánh giá chất lượng nhân lực hiện có của doanh nghiệp.
- 09 1.3 Các nhân tố và phương hướng đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực của doanh nghiệp.
- 17 1.4 Hoạch định hệ thống chính sách nâng cao chất lượng nhân lực cho chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.
- 24 1.5 Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
- 28 1.6 Kinh nghiệm các nước về nâng cao chất lượng nhân lực.
- 30 Phần thứ hai Phân tích thực trạng chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I 2.1 Đặc điểm sản phẩm, khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình hình hoạt động của Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I.
- 35 2.1.1 Đặc điểm sản phẩm khách hàng của Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I.
- 36 2.1.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất của Xí nghiệp Xây lắp Điện – Công ty Điện lực I.
- 42 2.1.3 Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I.
- 43 2.2 Phân tích thực trạng chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I.
- 51 2.2.1 Thực trạng chất lượng cơ cấu nhân lực theo lĩnh vực chuyên môn hoá (trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến Thực trạng chất lượng nhân lực theo giới tính.
- 54 2.2.3 Thực trạng chất lượng nhân lực theo độ tuổi.
- 55 2.2.4 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ học vấn.
- 58 2.2.5 Thực trạng chất lượng nhân lực theo trình độ lý luận chính trị.
- 60 2.2.6 Thực trạng cơ cấu nhân lực theo hợp đồng lao động.
- 64 Phần thứ ba Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I.
- 3.1 Những yêu cầu mới đối với chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I.
- 78 3.2 Đổi mới công tác đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện.
- 84 3.2.1 Hoàn thiện phương pháp xác định nhu cầu đào tạo nhân lực cho các loại hoạt động của Xí nghiệp.
- 86 3.2.2 Đổi mới hình thức, nội dung và phương pháp đào tạo để nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp.
- Đổi mới chính sách thu hút sử dụng người lao động có trình độ cao.
- 96 3.4.3 Kiến nghị đối với lãnh đạo Xí nghiệp Xây lắp Điện.
- 97 Kết luận 99 Phụ lục (1) Bảng hỏi nhu cầu đào tạo 102 Tài liệu tham khảo 103 MỤC LỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, BẢNG TT Nội dung Só trang Các sơ đồ, bảng, đồ thị trong phần I của luận văn: Đồ thị 1.1 Tỷ lệ giữa 3 lực lượng chủ chốt của doanh nghiệp.
- 12 Đồ thị 1.2 Về tương quan, tỷ lệ giữa lao động cơ bắp, giản đơn với lao động trí tuệ.
- 15 Bảng 1.3 Về mức độ % cho phép về chất lượng.
- 16 Sơ đồ 1.1 Các bước và cơ sở, căn cứ xác định nhu cầu nhân lực.
- 23 Sơ đồ 1.2 Quá trình của chính sách nhân lực 26 Sơ đồ 1.3 Qui trình hoạch định chính sách nhân lực 26 Các sơ đồ, bảng, đồ thị trong phần II của luận văn: Sơ đồ 2.1 Tổ chức quản lý của Xí nghiệp Xây lắp Điện.
- 40 Sơ đồ 2.2 Cơ cấu tổ chức ở các đội xây lắp 41 Bảng 2.1 Bảng phân tích về thu nhập của người lao động.
- 46 Bảng 2.3 Bảng lao động của Xí nghiệp 49 Bảng 2.4 Chất lượng nhân lực theo chức danh nghề 52 nghiệp Bảng 2.5 Cơ cấu nhân lực theo giới tính 54 Bảng 2.6 Cơ cấu nhân lực theo độ tuổi 56 Bảng 2.7 Cơ cấu nhân lực học vấn 59 Bảng 2.8 Cơ cấu nhân lực theo trình độ lý luận chính trị 61 Bảng 2.9 Tương quan giữa trình độ lý luận chính trị với chức danh nghề nghiệp.
- 63 Bảng 2.10 Cơ cấu nhân lực theo hợp đồng lao động 65 Bảng 2.11 Tiêu chuẩn Giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 67 Bảng 2.12 Mức độ % đạt chuẩn của cán bộ lãnh đạo, quản lý ( Năm 2004) 68 Bảng 2.13 Mức độ % đạt chuẩn đối với nhân viên, chuyên môn nghiệp vụ và công nhân ( Năm 2004) 70 Bảng 2.14 Mức độ % đạt chuẩn Chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên.
- THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông PX cơ khí Phân xưởng cơ khí XDCB Xây dựng cơ bản CSH Chủ sở hữu CBCNV Cán bộ công nhân viên TBA Trạm biến áp EVN Electricity of Viet Nam: Tổng Công ty Điện lực Việt Nam UNESCO United Nation Educcational ,Scientific is Cultural Organization: Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc UNDP United Nation Development Program: Tiến trình phát triển liên hợp quốc GDP Gross National Product: Tổng sản lượng quốc gia LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 1 LỜI MỞ ĐẦU I.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Quản trị nhân lực là một chức năng quan trọng hàng đầu trong công tác quản trị kinh doanh tại các doanh nghiệp.
- Vì nhân tố chất lượng nhân lực quyết định sự tồn tại, phát triển, hưng thịnh hay thất bại của doanh nghiệp nhất là trong cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt buộc mọi doanh nghiệp phải củng cố nguồn nhân lực, phải vận động, phát huy tính sáng tạo trong sản xuất, tìm nguồn nguyên liệu và quan trọng nhất là mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm của doanh nghiệp.
- Việc quản trị nhân lực tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo ra năng suất lao động cao, và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình.
- Do đó, việc nghiên cứu hoạt động quản trị để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực, sử dụng hợp lý nguồn nhân lực được coi là xương sống của toàn bộ hệ thống giải pháp trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I” làm luận văn tốt nghiệp.
- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI - Luận văn cung cấp những luận cứ cụ thể cho việc nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện.
- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN VĂN LÀ: Phân tích và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện - Công ty Điện lực I từ đó hoàn thiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực.
- NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Luận văn đã lựa chọn, tập hợp thành bài bản những kiến thức về chất lượng nhân lực của doanh nghiệp.
- Đánh giá thực trạng, chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp Điện Công ty điện lực I cùng những nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể, sát hợp nhằm nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp điện.
- KẾT CẤU LUẬN VĂN Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất: Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng nhân lực của doanh nghiệp.
- Phần thứ hai: Phân tích thực trạng chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I Phần thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Xí nghiệp Xây lắp điện - Công ty Điện lực I.
- LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 3 PHẦN THỨ NHẤT CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.
- Chất lượng nhân lực đối với hiệu qủa hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường.
- Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người, gồm có thể lực và trí lực được sử dụng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thoả mãn nhu cầu của đời sống con người đồng thời phục vụ cho mục tiêu phát triển chung của cộng đồng.
- Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực quan trọng nhất trong sự phát triển kinh tế xã hội.
- Nguồn nhân lực khác với nguồn lực khác như nguồn tài chính, nguồn lực vật chất - Là ở chỗ trong qúa trình vận động nguồn lực chịu tác động của yếu tố tự nhiên (sinh, bệnh tật, chết) và yếu tố xã hội (làm việc, thất nghiệp).
- Chính vì vậy, nguồn nhân lực là một khái niệm phức tạp được nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.
- Nguồn nhân lực được hiểu như là nơi sinh sản, nuôi dưỡng và cung cấp nguồn lực con người cho sự phát triển.
- Nguồn nhân lực như là một yếu tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, là tổng thể những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động.
- Cách hiểu này cụ thể hơn và có thể lượng hoá được, đó là khả năng lao động của xã hội bao gồm những người có khả năng lao động tức là bộ phận chủ yếu và quan trọng nhất của nguồn nhân lực.
- Nguồn nhân lực là nguồn lực về con người và được nghiên cứu dưới nhiều khía cạnh.
- Trước hết với tư cách là nguồn cung cấp sức lao động cho xã hội thì nguồn nhân lực bao gồm sức mạnh của thể chất, trí tuệ, tinh thần và sự tương tác giữa các cá nhân trong một cộng đồng xã hội, một quốc gia, được đem ra hoặc có khả năng đem ra sử dụng vào những việc hữu ích.
- Nguồn nhân lực với tư cách là một yếu tố của sự phát triển kinh tế xã hội là khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn đó là nguồn lực của một quốc gia, là bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động, là những chủ thể không tồn tại một cách biệt lập mà chúng được liên kết với nhau thành một chỉnh thể thống nhất về tổ chức, tư tưởng và hành động.
- Cách hiểu trên chỉ khác nhau về việc xác định quy mô nguồn nhân lực, song đều chung một quan điểm cho rằng nguồn nhân lực nói lên khả năng lao động của xã hội.
- Khi xem xét nguồn nhân lực người ta có thể xem xét trên hai góc độ, số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực.
- Về số lượng: nguồn nhân lực được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng nguồn nhân lực.
- Các chỉ tiêu này có liên quan mật thiết với chỉ tiêu quy mô và tốc độ tăng dân số, tuổi thọ bình quân… Số lượng nguồn nhân lực đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
- LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 5 Như vậy, về số lượng nguồn nhân lực bằng tổng số người đang có việc làm, số người thất nghiệp và số người lao động dự phòng.
- Nhưng đối với một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực không bao gồm những người trong độ tuổi lao động của toàn xã hội mà chỉ tính những người trong độ tuổi lao động đang làm việc tại doanh nghiệp.
- Về chất lượng: nguồn nhân lực được biểu hiện ở thể lực, trí lực, tinh thần, thái độ, động cơ và ý thức lao động.
- Nói đến chất lượng lao động của nguồn nhân lực là nói đến hàm lượng trí tuệ, trong đó bao gồm trình độ tay nghề, phẩm chất đạo đức và tinh thần.
- Ba mặt thể lực, trí lực, tinh thần có quan hệ chặt chẽ với nhau và thống nhất cấu thành mặt chất lượng nguồn nhân lực.
- Trí tuệ là yếu tố quyết định chất lượng nguồn nhân lực.
- Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động là tìm cách, biết cách đầu tư các nguồn lực cạnh tranh với các đối thủ thoả mãn nhu cầu của khách hàng.
- Hoạt động của doanh nghiệp cũng như bất kỳ hoạt động nào khác của con người có mục đích đạt được hiệu quả cao nhất có thể.
- Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích doanh nghiệp thu được từ hoạt động của mình với phần các nguồn lực huy động, sử dụng (chi phí) để đạt được (có được).
- Hoạt LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 6 động của doanh nghiệp là hoạt động kinh doanh.
- Doanh nghiệp được phép kinh doanh tất cả những gì nhà nước không cấm, thường cùng một lúc tiến hành cả ba loại hình kinh doanh: kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ.
- Thực tế luôn chỉ rõ rằng, chất lượng của cả đội ngũ người lao động (sức mạnh hợp thành của các loại khả năng lao động) đến đâu hoạt động của doanh nghiệp trúng đến đó, trôi chẩy đến đó.
- chất lượng của các sản phẩm trung gian, năng lực cạnh tranh của sản phẩm đầu ra đến đó, hiệu quả cao đến đó.
- Chất lượng đội ngũ người lao động của doanh nghiệp cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào trình độ quản lý nhân lực ở doanh nghiệp đó.
- Thực trạng nhân lực và các kết quả kéo theo của Việt Nam ở 5 năm đầu của thể kỷ 21: Theo kết quả của đề tài KX_05-08 chỉ số trình độ công nghệ của đội ngũ thừa hành và đội ngũ quản lý ở doanh nghiêp công nghiệp đạt dưới 0,5.
- Chất lượng nhân lực của DN KNCT của các yếu tố sản xuất KNCT của sản phẩm đầu ra Hiệu quả kinh doanh của DN LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 7 Quản lý nhân lực ở doanh nghiệp là hoạch định và tổ chức thực hiện hệ thống các chủ trương, chính sách, biện pháp cụ thể nhằm có nhân lực để sử dụng, sử dụng tốt nhất và không ngừng phát triển.
- Quản lý nhân lực ở doanh nghiệp là thực hiện, hoàn thành các loại công việc sau đây: 1.
- Xác định nhu cầu nhân lực, lập kế hoạch đảm bảo nhân lực cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Hoạch định chính sách thu hút và tổ chức tuyển người cho hoạt động của doanh nghiệp.
- Đào tạo bổ sung cho những người mới được tuyển vào doanh nghiệp.
- Phân công lao động (bố trí công việc).
- Không ngừng cải thiện môi trường lao động.
- Tổ chức luân đổi lao động với nghỉ giải lao.
- Hoạch định chính sách và tổ chức trả cho những người có công với doanh nghiệp.
- Hoạch định chính sách và tổ chức đào tạo nâng cao, phát triển nhân lực.
- Quản lý nhân lực ở doanh nghiệp chỉ được coi là đạt trình độ cao, có hiệu lực cao khi thực hiện đầy đủ các loại công việc và trình tự nêu ở trên, mỗi loại công việc được thực hiện với đầy đủ và tương đối chính xác các cơ sở, căn cứ khoa học.
- Đây là một nghiệp vụ quản lý doanh nghiệp đòi hỏi tính cụ thể, tỉ mỉ, vận dụng sáng tạo thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, toán học, kinh tế học, luật học.
- Do đó người làm chuyên nghiệp làm công tác quản lý nhân lực ở doanh nghiệp phải được đào tạo dài hạn đúng chuyên ngành.
- LUẬN VĂN THẠC SỸ HÀ THỊ THANH HOÀ 8 Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp hoạt động là định hướng, đảm bảo các điều kiện vật chất, tổ chức, tạo động cơ.
- để lực lượng lao động vận dụng các nguồn lực giành giật với các đối thủ các yếu tố đầu vào, phần nhu cầu thị trường, doanh thu, lợi nhuận, nguồn sống và điều kiện phát triển.
- Doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải tiến hành một loạt các hoạt động một cách khoa học nhất.
- Công việc nào cũng do con người đảm nhiệm, hoạt động nào của doanh nghiệp cũng do con người tiến hành.
- Sản phầm đầu ra của doanh nghiệp do một đội ngũ người lao động lo liệu tạo ra.
- Đa số người lao động ở doanh nghiệp chỉ thực hiện nhiệm vụ được giao một cách say mê, sáng tạo khi học có trình độ cao và được tạo động cơ tức là khi có cơ chế, chính sách sử dụng hấp dẫn, đảm bảo hài hoà lợi ích.
- Khi đông đảo người lao động làm việc say mê, sáng tạo sản phẩm của doanh nghiệp mới có vị thế cạnh tranh tốt về chất lượng, giá, thời hạn, thuận tiện so với đối thủ cạnh tranh.
- Khi sản phẩm đầu ra có vị thế cạnh tranh tốt doanh nghiệp có doanh thu bằng đối thủ nhưng có tổng chi phí của doanh thu đó thấp hơn hoặc với cùng chi phí doanh nghiệp có doanh thu cao hơn tức là hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Như vậy, chất lượng nhân lực của doanh nghiệp quyết định chất lượng của các yếu tố đầu vào, chất lượng của các sản phẩm trung gian, chất lượng của các sản phẩm đầu ra, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hiệu quả kinh doanh.
- Chất lượng nhân lực là mức độ đáp ứng, phù hợp của cơ cấu nhân lực hiện có với cơ cấu nhân lực cần thiết (cần phải có cho hoạt động đạt hiệu quả cao).
- Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần có bộ ba nhân lực mạnh đồng bộ: chuyên gia quản lý, chuyên gia công nghệ và thợ lành nghề

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt