« Home « Kết quả tìm kiếm

Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Bảo vệ, thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về Quyền con người (Chuyên ngành đào tạo thí điểm).
- Hà Thị Mai Hiên Năm bảo vệ: 2014.
- Pháp luật Việt Nam.
- Quyền dân sự.
- Người khuyết tật.
- Mọi sự vật, hiện tượng hoặc một thực thể nào đó trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có những khiếm khuyết nào đó, dù ở mức độ ít hay nhiều, trong thời gian dài hay ngắn.
- Xã hội nào cũng có những người bị khuyết tật.
- Trong xã hội văn minh, với tư cách là một đối tượng yếu thế trong đời sống xã hội, người khuyết tật (NKT) có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.
- Nhà nước và xã hội luôn dành sự quan tâm để có những chính sách an sinh xã hội cho người bị khuyết tật.
- Tuy nhiên, do những điều kiện chủ quan và khách quan, NKT vẫn đang bị phân biệt đối xử và gặp khá nhiều khó khăn trong việc thực hiện các quyền chủ thể của mình, cũng như trong quá trình hòa nhập với cộng đồng..
- Trước đây, trong một thời gian dài nhận thức của xã hội về NKT là chưa đúng và họ coi NKT là những đối tượng của lòng thương hại, xem họ là những đối tượng không may mắn trong xã hội, vì vậy mà nhiều người còn có thái độ miệt thị, khinh bỉ, xa lánh những NKT làm cho những NKT lại càng bị tổn thương nhiều hơn.
- Chính vì vậy mà trong thời gian dài những NKT không được xã hội tôn trọng và các quyền lợi của họ với tư cách là một công dân đã bị tước đoạt..
- Họ là nhóm người tuy khiếm khuyết về mặt thể chất hoặc tinh thần nhưng họ không được coi là những người vô dụng và không phải là gánh nặng của xã hội.
- Chính vì vậy, việc quan tâm đến quyền và lợi ích của NKT mà cụ thể là quyền dân sự của NKT giúp họ hòa nhập với cộng đồng xã hội là điều cần phải làm bởi vì họ cũng là chủ thể của quyền con người và họ cũng có những quyền và nghĩa vụ bình đẳng với mọi người trong xã hội..
- Nguyên tắc tự do, bình đẳng của pháp luật tạo cơ hội ngang nhau cho tất cả mọi người trong việc thực hiện các quyền con người, quyền công dân về dân sự.
- Tuy nhiên, đối với NKT, khả năng hiện thực hóa các quyền đó là không dễ dàng, họ cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ phía nhà nước và xã hội..
- Nhằm tìm hiểu rõ hơn quy định của pháp luật về vấn đề trên cũng như đưa ra một số ý kiến để hoàn thiện pháp luật liên quan đến NKT, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Bảo vệ, thúc đẩy.
- một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam” để làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật học..
- Mục đích nghiên cứu.
- Luận văn hướng tới mục đích làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo vệ và thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam, cụ thể: làm rõ khái niệm, nội dung các biện pháp, vai trò của bảo vệ thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật.
- tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam và một số nước trên thế giới về quyền dân sự của NKT, phân tích và đánh giá các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền dân sự cho NKT, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm thúc đẩy và bảo vệ các quyền dân sự cho NKT, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về các quyền dân sự cho NKT ở Việt Nam..
- Phạm vi nghiên cứu.
- Trong luận văn này, tác giả không có tham vọng nghiên cứu hết tất cả các quyền dân sự của người khuyết tật, mà chỉ tập trung về bảo vệ và thúc đẩy một số quyền dân sự của người khuyết tật, với mục đích đó luận văn tập trung tìm hiểu một số vấn đề như: Quyền dân sự của người khuyết tật, một số quyền dân sự cụ thể của người khuyết tật, làm thế nào để bảo vệ và thúc đẩy quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam trong thực tiễn, tìm ra các giải pháp để bảo vệ và thúc đẩy các quyền dân sự đó trên thực tế,....
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để thực hiện luận văn, tác giả chủ yếu vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
- Cụ thể là, phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử.
- Đây là phương pháp luận xuyên suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn..
- Tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm pháp luật, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền dân sự cho NKT cũng là cơ sở lý luận soi sáng cho việc phân tích và nghiên cứu đề tài..
- Ngoài ra, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: Phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp lịch sử, phương pháp logic và phương pháp bình luận..
- Quyền của người khuyết tật là một vấn đề còn khá mới ở Việt Nam.
- Mặc dù gần đây đã có một số đề tài nghiên cứu về người khuyết tật nhưng mới chỉ đề cập đến những vấn đề chung, chưa có đề tài nào tập trung nghiên cứu các quyền dân sự của nhóm xã hội này ở Việt Nam.
- Vì vậy, luận văn sẽ góp phần khỏa lấp khoảng trống về nghiên cứu, qua đó nhằm bảo đảm tốt hơn các quyền này của người khuyết tật trong thực tế..
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến quyền của người khuyết tật.
- Ngoài ra luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu luật nhân quyền ở Khoa Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam..
- Kết cấu của luận văn.
- Ngoài lời mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn có kết cấu 3 chương..
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thúc đẩy, bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam..
- Chương 2: Thực trạng thúc đẩy và bảo vệ quyền dân sự của người khuyết tật tại Việt Nam..
- Chương 3: Giải pháp thực hiện việc bảo vệ, thúc đẩy các các quyền dân sự của người khuyết tật ở Việt Nam..
- Chính phủ (2012), Nghị Định 28/2012/ NĐ – CP của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số của Luật Người khuyết tật, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định 136/2013/NĐ – CP ngày quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội, Hà Nội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 14/2013/NĐ- CP ngày 5/2/2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 07/2007/NĐ – CP ngày quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TGPL, Hà Nội..
- Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1990), Luật Người khuyết tật Trung Hoa..
- Trần Trọng Hải (2010), Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, NXB Giáo dục Việt Nam..
- Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Đại học quốc gia Hà Nội..
- Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, Hà Nội..
- Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Luật nhân quyền quốc tế những vấn đề cơ bản, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội..
- Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966), NXB Hồng Đức, Hà Nội..
- Liên hợp quốc (1948), Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người..
- Liên hợp Quốc (2006), Công ước quốc tế về quyền của Người khuyết tật..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2006), Luật Công Nghệ thông tin, Hà Nội..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2006), Luật Giao thông đường bộ, Hà Nội..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2006), Luật trợ giúp pháp lý, Hà Nội..
- Quốc hô ̣i nước CHXHCN Viê ̣t Nam (2010), Luật Người khuyết tật Việt Nam, Hà Nội..
- Tổ chức lao động thế giới (ILO) (2006), Hướng tới cơ hội việc làm bình đẳng cho Người khuyết tật thông qua hệ thống Pháp luật..
- Trung tâm nghiên cứu quyền con người (2002), Một số văn kiện quốc tế cơ bản về con người, Hà Nội..
- Thủ tướng chính phủ (2006), Chỉ thị số 01/2006/CT – TTg ngày 9/01/2006 về việc đẩy mạnh thực hiện các chính sách trợ giúp người tàn tật tình hình phát triển kinh tế xã hội hiện nay, Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 239/2006/QĐ – TTg ngày về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người tàn tật gia đoạn Hà Nội..
- Trường đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật Người khuyết tật, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Trường đại học Luật Hà Nội (2013), “Đặc san pháp luật người khuyết tật” Tạp chí luật học, Hà Nội..
- UNFPA, Người khuyết tật Việt Nam (2011), Một số kết quả chủ yếu từ tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009.