« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng


Tóm tắt Xem thử

- PHẠM VĂN HIỆU MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM NÓI CHUNG VÀ HẢI PHÒNG NÓI RIÊNG LUẬN VĂN THẠC SỸ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.
- TRẦN VĂN BÌNH HÀ NỘI - 2004 LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -1- LỜI NÓI ĐẦU Tên đề tài: Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng.
- Xuất khẩu lao động là loại hình hoạt động kinh tế đối ngoại đã diễn ra trong nhiều thập kỷ qua và đang là hoạt động kinh tế quan trọng của nhiều quốc gia trên thế giới.
- Hiệu quả do hoạt động xuất khẩu lao động đem lại vừa có ý nghĩa về mặt kinh tế vừa có ý nghĩa về mặt xã hội.
- Đó là vấn đề giải quyết việc làm, hợp tác để đào tạo phát triển nguồn nhân lực… Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở những hiệp định hợp đồng giữa các Nhà nước, tổ chức kinh tế, pháp nhân, cá nhân của quốc gia xuất khẩu với các quốc gia nhập khẩu lao động.
- Xuất khẩu lao động vừa là xuất khẩu một loại hàng hoá vừa kèm theo đó là di chuyển yếu tối sản xuất liên quan đến con người, tức là kèm theo việc di chuyển các yếu tố văn hoá, truyền thống xã hội nên tính phức tạp rất lớn.
- Nước ta mới thực hiện đưa lao động ra nước ngoài làm việc từ năm 1980.
- Hoạt động xuất khẩu lao động đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -2- lao động, đồng thời tăng cương quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và bạn bè quốc tế.
- Sau năm 1990, do tình hình chính trị thế giới có những biến động, thị trường xuất khẩu lao động của nước ta cũng bị tác động và thay đổi theo: người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài theo cơ chế thị trường.
- Đối với nước ta, xuất khẩu lao động đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội.
- Với tầm quan trọng đó, Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã chủ trương “Đẩy mạnh xuất khẩu lao động…” và ngày 22 tháng 9 năm 1998 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW khẳng định: “Xuất khẩu lao động và chuyên gia là hoạt động kinh tế – xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, tăng thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.
- Cùng với các giải pháp giải quyết việc làm trong nước là chính, xuất khẩu lao động và chuyên gia còn có vai trò quan trọng trước mắt và lâu dài”.
- Nghị định số 81/2003/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động về người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
- Cũng như dân số Việt Nam nói chung, dân số Hải Phòng thuộc loại dân số trẻ với số người trong độ tuổi lao động chiếm 64% tổng dân số.
- Xuất khẩu lao động được thành phố định hướng là một giải pháp quan trọng cho giải quyết việc làm.
- Hiện nay, Hải Phòng có 12 doanh nghiệp và 2 chi nhánh của tỉnh khác đang hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn thành phố.
- Đây là lĩnh vực khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp và cả đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương khi mà xuất khẩu lao động hoạt động theo cơ chế thị trường, nó không còn là hợp tác lao động như trước kia nữa.
- Do vậy, công tác xuất khẩu lao động ở Hải Phòng thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập.
- LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -4- Tuy nhiên, xuất khẩu lao động là lĩnh vực không chỉ của một địa phương nào, nó luôn phải được xem xét trong phạm vi của toàn quốc gia.
- Việc phân tích, đánh giá tình hình xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng để đưa ra “Một số giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng” là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết hiện nay.
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý Nhà nước đối với công tác xuất khẩu lao động.
- Đưa ra các kiến nghị, giải pháp về các vấn đề hiện đang bức xúc trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- Đối tượng nghiên cứu: (1) Nghiên cứu về thị trường xuất khẩu lao động.
- (2) Nghiên cứu về công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.
- (3) Tổ chức và các hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động.
- Phạm vi nghiên cứu: (1) Công tác xuất khẩu lao động ở Việt Nam và Hải Phòng các năm gần đây và trong những năm tới.
- LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -5- (2) Các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động nói chung và trên địa bàn Hải Phòng nói riêng.
- (3) Kinh nghiệm của một số nước, một số địa phương ở Việt Nam trong xuất khẩu lao động.
- Chương II: Thực trạng xuất khẩu lao động.
- Chương III: Một số khuyến nghị về giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu lao động ở Việt Nam nói chung và ở Hải Phòng nói riêng.
- LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -6- CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 1.1- Lý luận chung về xuất khẩu lao động.
- 1.1.1- Lý thuyết về di chuyển lao động quốc tế.
- Di cư lao động quốc tế trở thành bộ phận không thể tách rời sự vận động của hệ thống kinh tế mang tính toàn cầu.
- Khi thị trường thế giới ngày càng mở rộng, việc di cư có cơ hội được thực hiện dễ dàng thông qua các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia, các tổ chức kinh tế, dẫn đến di cư lao động quốc tế ngày càng trở thành hiện tượng phổ biến gắn với các hoạt động của các quốc gia thì thuật ngữ xuất khẩu lao động được sử dụng rộng rãi.
- Hay nói cách khác di cư lao động quốc tế chính là bản chất của xuất khẩu lao động.
- Nguyên nhân dẫn đến sự di chuyển lao động quốc tế? Quá trình diễn ra sự di chuyển lao động quốc tế do nhiều nguyên nhân.
- Do sự chênh lệch phát triển kinh tế xã hội giữa nước có lao động di cư và nước có lao động đến làm việc: LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -7- Sự tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia và khu vực thường kéo theo sự phát triển, mở rộng sản xuất, dịch vụ, trong khi đó lực lượng sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu về nhân lực, gây ra sự thiếu hụt lao động.
- Do đó đã tạo ra khoảng trống rất lớn về lao động đối với những công việc này.
- Điều này đã khiến các quốc gia và khu vực xuất hiện nhu cầu về tiếp nhận lao động nước ngoài vào làm việc.
- Trong khi đó đối với các nước nghèo, người lao động thường có nhu cầu tìm kiếm cơ hội làm việc ở nước ngoài nhằm nâng cao thu nhập, đời sống cho bản thân và gia đình.
- Như vậy, tất yếu một bộ phận lao động phải tìm kiếm công ăn việc làm ở thị trường ngoài nước.
- Sự thiếu hụt nhân công vì thế mà càng thêm trầm trọng, đòi hỏi phải tiếp nhận nguồn lao động ngoài nước để đáp ứng.
- Do chính sách của các quốc gia: Chính sách của các quốc gia cũng có ảnh hưởng đến hoạt động di cư lao động quốc tế.
- Hiện nay ở các nước phát triển có các chính sách ngấm ngầm hoặc công khai thu hút lao động nước ngoài, đặc biệt là lao động có tay nghề cao, những tài năng trong mọi lĩnh vực của các quốc gia nghèo hơn.
- Di cư lao động quốc tế ngày nay càng có nhiều nhu cầu đối với lao động có tay nghề, đặc biệt là lao động có trình độ cao.
- Trong khi đó ở một số quốc gia có nền kinh tế chậm phát triển, các chính sách về xuất khẩu lao động lại là những biện pháp chiến lược nhằm giải quyết việc làm, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người lao động.
- Điển hình về những nước có chính sách xuất khẩu lao động mang lại hiệu quả cao là Philippin, Pakistan, Bangladest, Thái lan.
- Việt Nam cũng là quốc gia đang đi theo hướng này, coi xuất khẩu lao động là một trong những chiến lược trước mắt cũng như lâu dài.
- Xem xét các luồng di chuyển lao động quốc tế cho thấy có những đặc điểm sau.
- Phần lớn lao động di cư có trình độ thấp từ các nước kém phát triển đến các nước có trình độ phát triển cao hơn.
- Điều đó do cung cầu lao động trên thị trường thế giới quy định.
- Tại các nước kém phát triển, kinh tế – xã hội bị xoáy vào cái vòng luẩn quẩn: đói nghèo – trình độ dân trí thấp – tốc độ phát triển dân số cao – lao động dư thừa quá mức – thu nhập thấp.
- Thu nhập của lao động tại các nước lao động đến làm việc bao giờ cũng cao hơn nước lao động đi, đây cũng là một biện pháp để phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia.
- Lao động di cư thường là lao động trẻ, có sức khoẻ.
- Di chuyển lao động quốc tế diễn ra trên hai con đường chính thức và không chính thức.
- Di cư lao động bằng con đường chính thức là việc xuất khẩu lao động thông qua các chính phủ, các tổ chức kinh tế xã hội, hoặc các pháp nhân, cá nhân được sự đồng ý của chính phủ nước đi và nước đến làm việc.
- Ngược lại, di cư lao động không chính thức là lao động bằng con đường không thông qua nhà nước của nước có lao động đi và nước có lao động đến thực hiện việc di cư.
- Xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức hay còn gọi là di cư lao động theo hợp đồng được thực hiện theo các hiệp định, hợp đồng giữa các tổ LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -10- chức, cá nhân được sự xác nhận, đồng ý của chính phủ nước đi và nước đến.
- Xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức ngày càng tăng về số lượng và chủng loại.
- Đứng về mặt quản lý xã hội mà xét thì việc xuất khẩu lao động bằng con đường chính thức là hình thức có hiệu quả vì nó bảo đảm sự ổn định, bảo đảm sử dụng có hiệu quả và hạn chế tối đa các tiêu cực trong môi giới tổ chức trong hoạt động này.
- Sau khi người lao động đã đến được lãnh thổ nước cần đến thì họ sẽ tìm cách trốn tránh các cơ quan chức năng địa phương để sống và làm việc.
- Rủi ro đối với người lao động đi theo hình thức này là rất lớn.
- Tuy nhiên, di cư lao động không chính thức cũng có thể được thực hiện bởi cơ chế chính sách của các nước tạo lên thì lại khác.
- Đây là hình thức di cư lao động có xu hướng ngày càng tăng.
- 1.1.2- Khái niệm, đặc điểm và vai trò của xuất khẩu lao động.
- LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -11- Xuất khẩu lao động là kết quả của sự mất cân đối giữa nước nhận và nước gửi lao động, thường là sự mất cân đối về kinh tế, về khả năng cung cầu lao động, về sự phân bố tài nguyên - địa lý không đồng đều và sự phụ thuộc vào các chính sách quốc gia.
- Các yếu tố đã tạo ra sự di chuyển hoặc tuyển người lao động từ nước này qua nước khác để bù đắp sự thiếu hụt và dư thừa lao động giữa các nước và khu vực.
- Có thể nói, xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế của một quốc gia, thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc gia khác trên cơ sở giữa các hiệp định, hợp đồng gữa các Nhà nước, tổ chức kinh tế, pháp nhân cá nhân của quốc gia xuất khẩu với quốc gia nhập khẩu lao động.
- Từ đây ta có thể thấy, xuất khẩu lao động là một hoạt động mang tính kinh tế nhằm mang lại lợi ích kinh tế.
- Lợi ích kinh tế của xuất khẩu lao động được xét trên cả ba mặt cá nhân, các tổ chức kinh tế và Nhà nước.
- Đối với cá nhân và tổ chức kinh tế lợi ích được biểu hiện về mặt thu nhập khi tham gia xuất khẩu lao động.
- Đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động: Lịch sử hình thành và và phát triển xuất khẩu lao động đã chứng minh xuất khẩu lao động là hoạt động không thể tách rời khỏi sự phát triển kinh tế – xã hội của nhiều quốc gia.
- Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, hoạt động xuất khẩu lao động được thực hiện chủ yếu trên cơ sở cung cầu sức lao động.
- LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -12- Sức lao động được coi là một loại hàng hoá đặc biệt, chịu sự tác động của quy luật kinh tế thị trường.
- Chất lượng lao động càng cao càng đem lại hiệu quả lớn và càng được thị trường nước ngoài chấp nhận.
- Do đó, xuất khẩu lao động đã trở thành hoạt động kinh tế quan trọng và phổ biến, mang tính xã hội hoá cao của nhiều nước trên thế giới.
- Các nước trên thế giới, kể cả các nước phát triển lẫn các nước kém phát triển đều tham gia vào hoạt động xuất khẩu lao động.
- Đối với nước phát triển, họ xuất khẩu lao động có trình độ, kỹ thuật cao.
- Còn đối với các nước kém phát triển, họ thường xuất khẩu lao động dư thừa, trình độ tay nghề thấp nhằm giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống bản thân và cho gia đình họ.
- Vai trò của hoạt động xuất khẩu lao động: Từ những khái niệm và đặc điểm trên cho thấy xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế ngày càng được các quốc gia trên thế giới chú trọng phát triển.
- Đối với Việt Nam thì xuất khẩu lao động không chỉ là một hoạt động LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -13- kinh tế thông thường mà còn là chiến lược cho phát triển kinh tế - xã hội lâu dài.
- Hoạt động xuất khẩu lao động đảm bảo giải quyết việc làm cho số lượng đáng kể lao động nước ta, đặc biệt là lao động phổ thông có tay nghề thấp.
- Điều này giúp Nhà nước tiết kiệm được một lượng vốn lớn đầu tư tạo việc làm cho số lao động này (ước tính phải đầu tư 5 triệu đồng cho một chỗ làm việc).
- Đồng thời khi xuất khẩu lao động phát triển sẽ tạo ra một số lượng lớn việc làm phục vụ cho hoạt động này.
- Đối với một quốc gia nghèo như Việt Nam thì đây là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho mở rộng phát triển sản xuất trong nước, tạo thêm nhiều việc làm mới cho người lao động.
- Hoạt động xuất khẩu lao động cũng là một biện pháp chuyển giao công nghệ từ các nước phát triển về Việt Nam.
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài có mức thu nhập cao so với mặt bằng thu nhập trong nước.
- Hoạt động xuất khẩu lao động góp phần tăng cường các mối quan hệ hợp tác giao lưu hội nhập về kinh tế, văn hoá, khoa học - kỹ thuật… giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
- Những cơ sở pháp lý và các quan điểm về xuất khẩu lao động.
- Bước sang cơ chế thị trường, do nhu cầu bức bách về việc làm, Đảng và Nhà nước ta nhận định: “Hoạt động xuất khẩu lao động được coi là một lĩnh vực kinh tế đối ngoại đặc thù, vừa có hiệu quả kinh tế, vừa đem lại hiệu quả xã hội.
- “Phương hướng quan trọng nhất để giải quyết việc làm là thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, coi trọng phát triển sản xuất và dịch vụ, kết hợp giải quyết việc làm tại chỗ với phân bố lại lao động theo vùng, theo lãnh thổ… đồng thời mở rộng xuất khẩu lao động.
- Đồng thời coi hợp tác lao động và chuyên gia chủ yếu tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách Nhà nước, giải quyết việc làm, nâng cao tay nghề và tăng thu nhập cho người lao động”.
- Ngày 9/1/1991, Hội đồng Bộ trưởng ra Nghị định 370/HĐBT nêu rõ: “Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài LuËn v¨n tèt nghiÖp cao häc §¹i häc B¸ch khoa Hµ Néi Ph¹m V¨n HiÖu Ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh -15- là một hướng giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII nhấn mạnh: “Mở rộng xuất khẩu lao động trên thị trường đã có và thị trường mới.
- Cho phép các thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu và làm dịch vụ xuất khẩu lao động trong khuôn khổ pháp luật dưới sự quản lý của Nhà nước.
- Kiên quyết chấn chỉnh những hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động trái quy định của Nhà nước”.
- Hoạt động xuất khẩu lao động cũng được quy định tại các Điều 134, 134a, 135, 135a, 135b, 135c, 184 của Bộ luật Lao động (đã sửa đổi, bổ sung năm 2002).
- Nhằm cụ thể hoá thêm một bước và đánh giá vai trò quan trọng của xuất khẩu lao động trong điều kiện hiện nay.
- Xuất khẩu lao động phải được mở rộng và đa dạng hoá hình thức, thị trường xuất khẩu lao động, phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu của nước ngoài về số lượng, trình độ và ngành nghề.
- mặt khác phải chăm lo và bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo pháp luật

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt