« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh


Tóm tắt Xem thử

- HỒ CHÍ DIÊN PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP BẮC NINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.
- ĐỖ VĂN PHỨC - HÀ NỘI MỤC LỤC Trang Lời nói đầu 3 Phần 1 Cơ sở lý luận của phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 8 1.1 Các đặc điểm của sản xuất công nghiệp 8 1.1.1 Đặc điểm sản phẩm công nghiệp 14 1.1.2 Đặc điểm về công nghệ sản xuất 15 1.1.3 Nguyên liệu trong sản xuất công nghiệp 17 1.1.4 Lao động trong sản xuất công nghiệp 18 1.1.5 Đặc điểm của mức độ đầu tư và thời gian chuẩn bị 19 1.1.6 Đặc điểm kinh tế – xã hội của sản xuất công nghiệp 21 1.1.7 Đặc điểm phát triển công nghiệp Việt Nam 21 1.2 Nội dung và tính chất những công việc mà cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp phải đảm nhiệm, hoàn thành 23 1.2.1 Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 26 1.2.2 Nội dung và tính chất những công việc của cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 28 1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 46 1.3.1 Hệ thống đánh giá 48 1.3.2 Các phương pháp đánh giá 52 Phần 2 Phân tích hiện trạng chất lượng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 56 2.1 Công nghiệp Bắc Ninh 56 2.1.1 Thực trạng công nghiệp Bắc Ninh 62 2.1.2 Kết quả đạt được và những đóng góp của ngành công nghiệp Bắc Ninh Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay 71 2.2.1 Chất lượng cán bộ quản lý nhà nước về sản xuất công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh 75 2.2.2 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 77 2.2.3 Nhận xét về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 82 2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh từ trước đến nay 84 Phần 3 Một số đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh 87 3.1 Cần phải tiêu chuẩn hoá cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp.
- 92 3.2 Hoàn thiện cơ chế đầu tư đào tạo cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 97 3.2.1 Mức độ đầu tư và đối tượng đào tạo 100 3.2.2 Xác định nội dung đào tạo 102 3.2.3 Hình thức và phương pháp đào tạo 103 3.2.4 Về chi phí đào tạo 105 3.2.5 Đánh giá chương trình đào tạo 106 3.3 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc, đánh giá và đãi ngộ 110 3.3.1 Hoàn thiện cơ chế đảm bảo điều kiện làm việc cho cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh 111 3.3.2 Hoàn thiện cơ chế đánh giá cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh 114 3.3.3 Hoàn thiện cơ chế đãi ngộ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp 116 -3- Phần 4 Kết luận 120 Phụ lục 122 -4- Lời nói đầu 1.
- Tính cấp thiết của Đề tài Công nghiệp là một trong những ngành sản xuất vật chất có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, vị trí đó xuất phát từ các lý do chủ yếu sau.
- Công nghiệp là một bộ phận hợp thành cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ, do những đặc điểm vốn có của nó.
- Trong quá trình phát triển kinh tế lên nền sản xuất lớn.
- công nghiệp phát triển từ vị trí thứ yếu trở thành ngành có vị trí hàng đầu trong cơ cấu kinh tế đó.
- Mục tiêu cuối cùng của nền sản xuất xã hội là tạo ra sản phẩm để thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của con người.
- Trong quá trình sản xuất ra của cải vật chất, công nghiệp là ngành không những chỉ khai thác tài nguyên, mà còn tiếp tục chế biến các loại nguyên liệu nguyên thuỷ được khai thác và sản xuất từ các loại tài nguyên khoáng sản, động thực vật thành các sản phẩm trung gian để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng nhằm thoả mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
- Sự phát triển của công nghiệp là một yếu tố có tính quyết định để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
- Trong quá trình phát triển nền kinh tế lên nền sản xuất lớn, tuỳ theo trình độ phát triển của ngành công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, xuất phát từ những điều kiện và đặc điểm cụ thể của mỗi nước, mỗi thời kỳ cần phải xác định đúng đắn vị trí của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, hình thành phương án cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ và định hướng từ chuyển dịch cơ cấu đó một cách có hiệu quả.
- Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức nền kinh tế, nhằm đạt được những mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế –xã hội của mỗi nước.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự -5- chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp.
- ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là sự nghiệp vĩ đại của toàn Đảng, toàn dân ta nhằm “Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, nâng cao rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại”.
- Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chiến lược và chính sách kinh tế – xã hội phù hợp theo từng giai đoạn nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, phát huy mọi nguồn lực và tiềm năng.
- Từ xưa đến nay, loài người luôn tìm cách, đổi mới cách thức sản xuất công nghiệp nhằm đạt được hiệu quả cao bền lâu.
- Con người đã khẳng định rằng, sản xuất công nghiệp chỉ đạt được hiệu quả cao khi nó được hoạch định, được đảm bảo về mặt tổ chức, được điều phối, được kiểm tra-tức là được quản lý một cách nghiêm túc, khoa học, tựu chung là phải được quản lý một cách chuyên nghiệp.
- Một doanh nghiệp dù quy mô lớn, mức độ trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn to lớn đến đâu, nhưng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất điều hành kém, thiếu nhân cách thì không thể làm cho doanh nghiệp ổn định và phát triển được.
- Nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, Bắc Ninh có đất đai màu mỡ với nhiều làng nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống nổi tiếng, có điều kiện giao thông thuận lợi (đường bộ, đường sông, đường sắt) nối liền với các trung tâm kinh tế quan trọng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, Bắc Ninh là vùng đất văn hiến, có nhiều di tích lịch sử-văn hoá-cách mạng, có tiềm năng phát triển du lịch-dịch vụ.
- Là tỉnh đất chật, người đông (1.217 người/km2), sản xuất nông nghiệp vẫn là chủ yếu và mang nặng tính thuần nông.
- Là tỉnh có ít tài nguyên khoáng sản, cơ sở hạ tầng thấp kém, cơ sở sản xuất công nghiệp còn ít và nhỏ bé, công nghệ lạc hậu, chưa khai thác hết tiềm năng du lịch, dịch vụ.
- Trong những năm qua, ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã đạt được tốc độ tăng trưởng khá nhanh góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của tỉnh.
- Tuy nhiên, đó mới chỉ là kết quả bước đầu, nhưng đồng thời ngành công nghiệp cũng bộc lộ nhiều mặt còn hạn chế, trong đó đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp đang là một vấn đề nổi cộm.
- Những năm tới, để đạt được những mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh đã đề ra, tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý mà ngành công nghiệp giữ vai trò chủ đạo, nhằm thực hiện được mục tiêu đến năm 2015 Bắc Ninh cơ bản là tỉnh sản xuất công nghiệp thì việc nghiên cứu những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp là phù hợp với chủ trương của Tỉnh Đảng bộ và yêu cầu khách quan của tỉnh.
- Mục đích của đề tài Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh, xây dựng tiêu chuẩn, hoàn thiện cơ chế đầu tư đào tạo bồi dưỡng và cơ chế bảo đảm các điều kiện làm việc, đánh giá, đãi ngộ đội ngũ cán bộ quản lý sản -7- xuất công nghiệp góp phần nâng cao chất lượng cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp, đáp ứng nhu cầu phát triển ngành công nghiệp của tỉnh.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất ngành công nghiệp tỉnh Bắc Ninh (bao gồm cán bộ quản lý Nhà nước về sản xuất công nghiệp và cán bộ quản lý các loại hình doanh nghiệp công nghiệp.
- Phạm vi nghiên cứu: Các chính sách, biện pháp kinh tế, tổ chức để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Những phát hiện và đề xuất của đề tài - Góp phần hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp nói chung và đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
- Tập hợp và phân tích những số liệu về đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp ở cơ quan quản lý nhà nước về công nghiệp và nhiều loại hình doanh nghiệp công nghiệp của tỉnh Bắc Ninh.
- Đánh giá những nhân tố ảnh hưởng, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ sản xuất công nghiệp Bắc Ninh.
- Tổng hợp và nêu lên những kinh nghiệm đào tạo, tuyển dụng và điều hành sản xuất của cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước và kiến nghị khả năng áp dụng những kinh nghiệm đó vào tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra một số biện pháp cơ bản nhằm hoàn thiện về tiêu chuẩn, đào tạo, bố trí sử dụng và chế độ đãi ngộ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Nội dung luận văn - Tên đề tài: Phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp Bắc Ninh.
- Nội dung: Ngoài phần mở đầu, Luận văn gồm 4 phần: Phần 1: Cơ sở lý luận của phân tích và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp.
- Phần 2: Phân tích hiện trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Phần 3: Một số đề xuất, giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp tỉnh Bắc Ninh.
- Đỗ Văn Phức và các thầy cô giáo, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Công nghiệp Bắc Ninh và đồng nghiệp trong địa bàn tỉnh.
- Hy vọng rằng Luận văn sẽ có sự đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý sản xuất công nghiệp của tỉnh trong thực tiễn, nhằm đáp ứng các phương hướng, mục tiêu, yêu cầu của sản xuất công nghiệp của tỉnh trong giai đoạn .
- -9- PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP 1.1.
- Các đặc điểm của sản xuất công nghiệp Công nghiệp là ngành kinh tế thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội.
- Công nghiệp bao gồm ba loại hoạt động chủ yếu.
- Sản xuất và chế biến sản phẩm của công nghiệp khai thác và nông nghiệp thành nhiều loại sản phẩm nhằm thoả mãn các nhu cầu khác nhau của xã hội.
- Khôi phục giá trị sử dụng của sản phẩm được tiêu dùng trong quá trình sản xuất và trong sinh hoạt.
- Để thực hiện được ba hoạt động cơ bản đó, dưới sự tác động của phân công lao động xã hội trên cơ sở của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, trong nền kinh tế quốc dân hình thành hệ thống các ngành công nghiệp.
- Các ngành sản xuất và chế biến sản phẩm.
- Và các ngành công nghiệp dịch vụ sửa chữa.
- Hoạt động khai thác là hoạt động khởi đầu của toàn bộ quá trình sản xuất công nghiệp.
- Chế biến là hoạt động làm thay đổi hoàn toàn về chất của các nguyên liệu nguyên thuỷ, để tạo ra các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành sản phẩm cuối cùng đưa vào tiêu dùng trong sản xuất và tiêu dùng trong đời sống.
- Quá trình chế biến từ một loại nguyên liệu có thể tạo ra được một loại sản phẩm tương ứng.
- Sản phẩm trung gian là các sản phẩm được coi là nguyên liệu cho quá trình sản xuất công nghiệp tiếp theo.
- Sản phẩm cuối cùng là các sản phẩm đã ra khỏi quá trình sản xuất công nghiệp để đưa vào sử dụng trong sản xuất hoặc tiêu dùng trong đời sống.
- Sửa chữa là một hoạt động không thể thiếu được nhằm khôi phục, kéo dài tuổi thọ của các tư liệu lao động trong các ngành sản xuất và kéo dài thời gian sử dụng của các sản phẩm dùng trong đời sống.
- Công nghiệp sửa chữa là hình thức có sau so với công nghiệp khai thác và chế biến.
- Lúc đầu các hoạt động này được thực hiện ngay trong các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và trong đời sống sinh hoạt của dân cư, do lực lượng lao động chính trong các ngành và lĩnh vực đó thực hiện.
- Từ những nội dung trên, có thể hiểu công nghiệp là một ngành kinh tế lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất, bao gồm một hệ thống các ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp, mỗi ngành sản xuất chuyên môn hoá hẹp đó lại bao gồm nhiều đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc nhiều loại hình khác nhau.
- Một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý ngành công nghiệp là tổ chức, sắp xếp hoạt động sản xuất công nghiệp thành các lĩnh vực, các loại hình sở hữu và thành các ngành có đặc trưng chuyên môn hoá, để hình thành các đối tượng quản lý có đặc trưng khác nhau, từ đó tổ chức hợp lý và có hiệu quả quá trình chuyên môn hoá trong hoạt động quản lý.
- Để thực hiện được điều đó, cần phải có các phương pháp phân loại sản xuất dựa trên những căn cứ khoa học nhất định.
- Trong các hoạt động quản lý công nghiệp thường được thực hiện một số phương pháp chủ yếu sau đây để phân loại công nghiệp: -11.
- Phân loại công nghiệp thành hai ngành sản xuất tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng: Căn cứ vào công dụng kinh tế của sản phẩm người ta chia công nghiệp thành các ngành sản xuất tư liệu sản xuất (nhóm A) và các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng (nhóm B).
- Ngoài ra, người ta còn sắp xếp các cơ sở sản xuất công nghiệp vào hai nhóm ngành tương ứng là ngành công nghiệp nặng (sản phẩm chính là tư liệu sản xuất) và công nghiệp nhẹ (tư liệu tiêu dùng).
- Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong việc vận dụng quy luật tái sản xuất mở rộng để xây dựng mô hình cơ cấu công nghiệp phù hợp cho mỗi nước, trong mỗi thời kỳ phát triển của nền kinh tế.
- Phân loại công nghiệp thành hai nhóm ngành: khai thác và chế biến Căn cứ chủ yếu của sự phân loại này là tính chất khác nhau của sự biến đổi đối tượng lao động, do sự tác động của lao động và công dụng sản phẩm của hai loại hoạt động trên.
- Công nghiệp khai thác có nhiệm vụ cắt đứt đối tượng lao động ra khỏi môi trường tự nhiên, tạo thành các loại nguyên liệu nguyên thuỷ, công nghiệp chế biến làm thay đổi về chất của các đối tượng lao động là nguyên liệu nguyên thuỷ thành các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến thành các loại sản phẩm cuối cùng.
- Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện cân đối trong quá trình sản xuất ra sản phẩm cuối cùng, cân đối giữa khai thác tài nguyên và chế biến tài nguyên trong nền kinh tế của mỗi quốc gia.
- Phân loại công nghiệp thành các ngành công nghiệp chuyên môn hoá hẹp Phương pháp phân loại này được dựa vào các đặc trưng kỹ thuật sản xuất giống nhau hoặc tương tự nhau để sắp xếp các đơn vị sản xuất kinh doanh thành các ngành công nghiệp chuyên môn hoá.
- -12- Ngành công nghiệp chuyên môn hoá là tổng hợp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp mà hoạt động sản xuất chủ yếu của chúng có những đặc điểm kỹ thuật sản xuất giống nhau hoặc tương tự nhau.
- Sản phẩm được sản xuất từ một loại nguyên liệu hay nguyên liệu đồng loại.
- Sản phẩm có công dụng cụ thể giống nhau hoặc tương tự nhau.
- Phương pháp phân loại này có ý nghĩa rất lớn trong xây dựng các mô hình cơ cấu cân đối liên ngành, đặc biệt đối với các sản phẩm chủ yếu, quan trọng của công nghiệp, trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức mối liên hệ sản xuất giữa các ngành.
- Phân loại công nghiệp dựa vào sự khác nhau về quan hệ sở hữu, hình thức tổ chức sản xuất xã hội và trình độ kỹ thuật của sản xuất công nghiệp.
- Theo các phương pháp này, hình thành các loại hình công nghiệp như: công nghiệp quốc doanh, công nghiệp ngoài quốc doanh với các loại hình sở hữu khác nhau: công nghiệp lớn, vừa và nhỏ, thủ công nghiệp… Các phương pháp phân loại này có ý nghĩa lớn trong việc hoạch định các giải pháp xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, trong việc tổ chức sản xuất và đầu tư vào việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong công nghiệp.
- Hệ thống Phân ngành công nghiệp trong Bảng phân ngành kinh tế quốc dân (ISIC) -13- Việc phân ngành kinh tế quốc dân dựa trên nguyên tắc xuất phát từ đặc điểm phân công lao động xã hội, biểu hiện sự khác nhau về quy trình công nghệ của các hoạt động kinh tế để tạo ra sản phẩm và dịch vụ.
- Ở nước ta, ngày Chính phủ đã ra Nghị định số 75/CP ban hành hệ thống ngành kinh tế quốc dân bao gồm 20 ngành cấp I.
- Từ năm 1994, Việt Nam áp dụng hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân theo chuẩn quốc tế (ISIC), theo đó, ngành công nghiệp được phân chia thành 3 ngành cấp I ký hiệu là C, D và E.
- Ngành công nghiệp khai thác mỏ (C)- (từ ngành 10-14) Bao gồm 5 ngành cấp II, 10 ngành cấp III và 12 ngành cấp IV.
- Ngành công nghiệp khai thác mỏ gồm các hoạt động sau.
- Sản xuất than bánh hoặc nhiên liệu rắn có chứa than cứng, than non, than bùn.
- Ngành công nghiệp chế biến (D)- (từ ngành 15 đến 37).
- Ngành công nghiệp chế biến gồm các hoạt động làm thay đổi về mặt lý, hoá học của vật liệu hoặc làm thay đổi các thành phần cấu thành của nguyên vật liệu, bán thành phẩm thành các sản phẩm mới.
- Ngành công nghiệp chế biến thể hiện trình độ kỹ thuật tiên tiến của mỗi nước nên trong các chỉ tiêu phân loại là nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển người ta chọn tỷ trọng công nghiệp chế biến trong tổng sản phẩm trong nước chứ không phải tỷ trọng của toàn ngành công nghiệp.
- Ngoài những hoạt động được kể ở trên (từ ngành 15-37), ngành công nghiệp chế biến bao gồm cả các hoạt động lắp ráp sản phẩm, gia công các chi tiết và làm các công việc xử lý và tráng phủ kim loại, các công việc xử lý cơ học thông thường trên cơ sở nhận gia công như: sơn, tôi, in, mạ, đánh bóng, nhuộm màu...hoặc các hoạt động chuyên môn khác trên kim loại.
- Các hoạt động này được phân vào cùng nhóm với sản xuất sản phẩm đó.
- Hoạt động lắp ráp, gia công được coi là ngành công nghiệp chế biến là những hoạt động lắp ráp gắn liền với quá trình tạo ra sản phẩm được xếp vào cùng ngành công nghiệp chế biến.v.v.
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước (E.
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước gồm các hoạt động sau.
- Hoạt động sản xuất tập trung, truyền tải và phân phối điện để bán cho các đơn vị sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình.
- Nó bao gồm cả điện do các xưởng điện (nằm trong các xí nghiệp) sản xuất ra bán cho bên ngoài cũng như cấp cho xí nghiệp chủ quản.
- Hoạt động sản xuất nhiên liệu khí ga là sản phẩm của ga được chế biến từ khí cácbon của than hoặc trộn lẫn giữa ga chế biến với ga tự nhiên hoặc với xăng, với các chất khác và phân phối nhiên liệu khí bằng hệ thống đường ống dẫn tới các hộ gia đình, các cơ sở sản xuất kinh doanh và các đối tượng sử dụng khác.
- Hoạt động sản xuất và phân phối nước nóng và hơi nước cho mục đích sưởi ấm, làm nhiệt năng và cho các mục đích khác.
- Hoạt động khai thác, lọc và phân phối nước (không phải nước nóng) cho các hộ gia đình, cho các cơ sở sản xuất kinh doanh và những người tiêu dùng khác.
- Hệ thống ngành công nghiệp cấp II theo bảng phân ngành 1994 (ISIC) (Phụ lục 1).
- Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân hiện nay có những đặc điểm khác so với hệ thống phân ngành cũ.
- Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân (ISIC) không phân biệt thành hai lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất như các bảng phân ngành trước đây.
- Hệ thống phân ngành kinh tế quốc dân (ISIC) xuất phát từ đặc điểm quy trình công nghệ để phân chia thành các ngành khác nhau.
- Hệ thống ngành kinh tế quốc dân (ISIC) được phân loại chi tiết từ ngành cấp I đến ngành cấp IV.
- Trong từng ngành công nghiệp cấp I căn cứ theo đặc điểm kỹ thuật công nghệ mà hệ thống phân ngành phân chia tới các ngành cấp II, cấp III và cấp IV ở tất cả các ngành.
- Như vậy, trong lĩnh vực sản xuất vật chất của xã hội, do sự phân công lao động xã hội, nền kinh tế chia thành nhiều ngành kinh tế như nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, công nghiệp, xây dựng.
- Sự phân ngành sản xuất trong xã hội chủ yếu dựa trên góc độ tổng hợp các mối quan hệ của con người trong hoạt động sản xuất, đó là sự tổng hợp của hai mặt: Mặt kỹ thuật sản xuất và mặt kinh tế – xã hội của sản xuất, mỗi ngành đều có những đặc điểm khác nhau về các yếu tố sản xuất và sản phẩm.
- Đặc điểm sản phẩm công nghiệp

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt