« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp chủ yếu phát triển một số làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng


Tóm tắt Xem thử

- Những vấn đề chung về ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống.
- Ngành nghề nông thôn.
- Ngành nghề, làng nghề truyền thống.
- Những đặc trưng của ngành nghề truyền thống trong nông thôn nước ta hiện nay.
- Đặc trưng về tính “bí truyền” của ngành nghề truyền thống trong nông thôn.
- Lý luận về dịch vụ và vai trò của dịch vụ trong việc phát triển kinh tế ở nông thôn.
- Vai trò của dịch vụ trong phát triển kinh tế nông thôn.
- Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế xã hội ở nông thôn.
- Dịch vụ phát triển sẽ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn.
- Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn, thông tin thị trường cũng như hỗ trợ cho việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm ngành nghề phi nông nghiệp nông thôn.
- Vai trò và ý nghĩa của việc phát triển làng nghề.
- Phát triển làng nghề góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
- Phát triển các làng nghề góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn thông qua việc xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, từng bước đô thị hoá nông thôn.
- Phát triển làng nghề gắn liền với việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và có vai trò quan trọng trong việc làm biến đổi bộ mặt văn hoá xã hội ở nông thôn.
- Mối quan hệ giữa dịch vụ và phát triển làng nghề truyền thống, nội dung của việc phát triển làng nghề.
- Mối quan hệ giữa dịch vụ và phát triển làng nghề truyền thống.
- Những nội dung của phát triển làng nghề trên nền tảng phát triển dịch vụ trong giai đoạn phát triển kinh tế hiện nay theo xu hướng hội nhập.
- Giới thiệu chung về làng nghề truyền thống của Việt Nam nói chung và của huyện Vĩnh Bảo.
- Đôi nét về các làng nghề truyền thống của Việt Nam.
- Sự phát triển làng nghề Việt Nam trong những thập kỷ qua..
- Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội ba xã và lịch sử hình thành, phát triển các làng nghề.
- Thực trạng ba làng nghề nghiên cưú.
- So sánh kết quả sản xuất kinh doanh làng nghề với các lĩnh vực sản xuất khác.
- Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của việc phát triển làng nghề truyền thống ở ba xã.
- Một số định hướng phát triển làng nghề ở Việt Nam trong xu hướng hội nhập.
- Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo - Hải Phòng.
- Giải pháp thứ 1: Quy hoạch tổng thể các làng nghề truyền thống thành các làng nghề dịch vụ hiện đại, xây dựng và quản lý thương hiệu 70 3.2.2.
- Giải pháp thứ 2: Tăng cường các hoạt động nghiên cứu thị trường, các hoạt động xúc tiến và quảng bá sản phẩm các làng nghề.
- Giải pháp thứ 4: Xây dựng các mối liên kết trong kinh doanh dịch vụ: sản xuất, thương mại, du lịch, triển lãm để hỗ trợ sự phát triển các làng nghề.
- Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa, chúng ta đặc biệt chú trọng tới công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn vì có tới 80% dân số và 73% lực lượng lao động tập trung ở nông thôn [13, 21].
- Do vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn có vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong kinh tế nông thôn và lao động thủ công là chính, mức sống của người nông dân còn thấp, 90% số người nghèo cả nước sống ở nông thôn, tỷ lệ nghèo trong nông thôn chiếm từ 13 ÷ 15%.
- Khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng dẫn đến xu hướng di dân tự do từ nông thôn ra thành thị [25, 4].
- Một trong những biện pháp để giải quyết những thách thức trên mà nhiều nước đã áp dụng đó là phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp nông LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý thôn, trong đó chú trọng việc khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống để thu hút lao động dư thừa, thu hút vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn lực khác trong nông thôn.
- Vĩnh Bảo là một huyện thuần nông, cách xa trung tâm thành phố, số làng nghề truyền thống của huyện không nhiều, nhưng nhiều nghề đã có quá trình phát triển tương đối dài như: đan tre, tạc tượng điêu khắc, sơn mài, thêu ren, dệt vải.
- Nhiều làng nghề đã nổi tiếng trong lịch sử như: Bảo Hà, Cổ Am, nhiều làng nghề bị mai một.
- Nghiên cứu sự phát triển của các làng nghề sẽ làm sáng tỏ nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, môi trường.
- góp phần nhận thức đúng đắn về những điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức và khả năng phát triển lĩnh vực kinh tế này, đưa ra những định hướng và giải pháp chủ yếu cho sự phát triển ổn định của một số làng nghề ở Vĩnh Bảo nhất là trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt cũng như xu hướng hội nhập kinh tế thế giới của nền kinh tế nước ta.
- Chính vì vậy chúng tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển một số làng nghề truyền thống ở huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng”.
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về làng nghề, về dịch vụ, làm rõ mối quan hệ của việc phát triển làng nghề trên cơ sở phát triển dịch vụ với việc phát triển kinh tế nông thôn trong xu hướng hội nhập.
- Chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức trong việc phát triển các làng nghề ở Vĩnh Bảo.
- Nghiên cứu đề xuất một số quan điểm định hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy sự phát triển của các làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo.
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý - Đối tượng: đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế xã hội chủ yếu trong sản xuất kinh doanh của ba làng nghề truyền thống của huyện Vĩnh Bảo.
- Về nội dung: nghiên cứu về thực trạng các làng nghề, về tình hình đầu tư các yếu tố sản xuất, vấn đề tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của ba làng nghề.
- Về thời gian: chủ yếu nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển ba làng nghề của huyện trong giai đoạn .
- Về không gian: tập trung tại ba làng nghề truyền thống của huyện Vĩnh Bảo: Làng tạc tượng điêu khắc Bảo Hà (xã Đồng Minh), làng dệt , thêu ren Cổ Am (xã Cổ Am), làng gột cá giống Hội Am (xã Cao Minh).
- Làm sáng tỏ những luận cứ khoa học mang tính lý luận về làng nghề, vai trò, ý nghĩa của làng nghề đối với việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Chỉ rõ vai trò của phát triển dịch vụ với phát triển làng nghề trong xu hướng hội nhập.
- Đưa ra các giải pháp và các khuyến nghị cho việc phát triển làng nghề.
- Kết cấu của luận văn: ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn bao gồm ba chương chính sau: LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý - Chương 1: Cơ sở lý luận về dịch vụ trong việc phát triển làng nghề truyền thống.
- Chương 2: Thực trạng phát triển một số làng nghề truyền thống ở huyện Vĩnh Bảo.
- Chương 3: Các giải pháp chủ yếu phát triển làng nghề truyền thống ở Vĩnh Bảo- Hải Phòng.
- Những vấn đề về ngành nghề nông thôn và làng nghề truyền thống: 1.1.1.
- Ngành nghề nông thôn: Căn cứ theo Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển ngành nghề nông thôn, thì ngành nghề nông thôn được quy định trong Quyết định này bao gồm: a) Sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn - Chế biến bảo quản nông, lâm, thuỷ sản.
- Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thuỷ tinh, dệt may, cơ khí nhỏ ở nông thôn.
- Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
- b) Sản xuất thủ công mỹ nghệ c) Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã và các dịch vụ khác phục vụ sản xuất và đời sống dân cư nông thôn [24, 1].
- Ngành nghề, làng nghề truyền thống: Ngành nghề truyền thống ở Việt Nam thường được phát triển trong các làng xã hay các làng nghề.
- Làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam có bề dày lịch sử lâu đời, nhưng nhìn chung thì quy mô sản xuất nhỏ, lao động thủ công là chủ yếu và lực lượng lao động trong làng nghề thường mang tính chất gia đình, không được đào tạo bài bản mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, cha truyền con nối.
- Hiện nay, xét về góc độ quản lý Nhà nước chưa có quy định thống nhất về việc đánh giá, xác định các làng nghề và các ngành nghề truyền thống.
- Ở từng địa phương và tuỳ từng đợt nghiên cứu khác nhau có thể đưa ra các tiêu LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý chí khác nhau về xác định các làng nghề.
- Còn khái niệm về các ngành nghề truyền thống cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính thống nào, các ngành nghề truyền thống hiện vẫn đang là vấn đề tranh luận và có nhiều tên gọi khác nhau như: Nghề cổ truyền, tiểu thủ công nghiệp, nghề phụ, nghề truyền thống.
- Theo từ điển tiếng Việt thì “ngành nghề” có nghĩa là nghề nghiệp chuyên môn truyền thống” có nghĩa là được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác [40, 971].
- Như vậy có thể hiểu ngành nghề truyền thống là nghề nghiệp chuyên môn được truyền từ đời này qua đời khác.
- Ngành nghề truyền thống trong nông thôn được xác định theo quy định tạm thời của Cục chế biến nông lâm sản và ngành nghề nông thôn (cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị được Bộ Nông nghiệp giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này) quy định như sau: (1) Làng nghề, là làng (thôn ấp) ở nông thôn có ngành nghề phi nông nghiệp phát triển tới mức trở thành nguồn sống chính hoặc nguồn thu nhập quan trọng của người dân trong làng.
- Về mặt định lượng, làng nghề là làng có từ 35 - 40% số hộ trở lên có tham gia hoạt động ngành nghề và có thể sinh sống bằng chính nguồn thu nhập từ ngành nghề (nghĩa là thu nhập từ ngành nghề chiếm trên 50% thu nhập của các hộ) và giá trị sản lượng của ngành nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của địa phương.
- (2) Nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp có từ thời thuộc Pháp còn tồn tại đến nay (nghĩa là từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
- Nhưng ở đây phải chú ý là có những làng nghề LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý truyền thống lâu đời và đã từng nổi tiếng nhưng nay phát triển cầm chừng, không ổn định, gặp nhiều khó khăn thậm chí có những làng nghề đã và đang mai một, nên đối với những làng nghề đã từng có 50 hộ hoặc có khoảng 1/3 tổng số hộ hay lao động cùng làm một nghề truyền thống thì cũng được gọi là làng nghề truyền thống.
- Theo một số tác giả mới nghiên cứu về ngành nghề nông thôn gần đây có định nghĩa về ngành nghề truyền thống như sau: “Ngành nghề truyền thống bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp có từ thời Pháp thuộc còn tồn tại đến nay, kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng những loại máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ công nghệ truyền thống và những nghề mới xuất hiện (trừ những nghề thuộc ngành nông nghiệp truyền thống) do sự nảy sinh hoặc du nhập từ nước ngoài vào nhưng đã thể hiện được trình độ đặc biệt của dân tộc Việt Nam” [17].
- Từ các định nghĩa khác nhau về ngành nghề nông thôn và làng nghề trong nông thôn được đề cập đến ở trên chúng tôi nhận thấy: ngành nghề truyền thống trong nông thôn bao gồm những nghề tiểu thủ công nghiệp chuyên nghiệp ở nông thôn, có từ thời thuộc Pháp tồn tại đến nay (từ khi hình thành đến nay khoảng 100 năm trở lên), kể cả những nghề được cải tiến hoặc sử dụng máy móc hiện đại để hỗ trợ sản xuất nhưng vẫn tuân thủ những công nghệ truyền thống.
- Những đặc trưng của ngành nghề truyền thống trong nông thôn nước ta hiện nay: 1.1.2.1.
- Đặc điểm của sản phẩm: Nghề truyền thống trong nông thôn là một trong những nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.
- Trước hết phải khẳng định rằng sản phẩm của ngành LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý nghề truyền thống trong nông thôn là sản phẩm hàng hoá, bởi sản phẩm được sản xuất ra là bán.
- Nhưng lại khác hoàn toàn với sản phẩm công nghiệp: sản phẩm công nghiệp được sản xuất hàng loạt nhưng sản phẩm của nghề truyền thống lại được sản xuất đơn lẻ, thậm chí là độc đáo hay là độc nhất vô nhị.
- Hơn nữa những sản phẩm của nghề truyền thống lại luôn được tạo ra bởi bàn tay của các nghệ nhân tài hoa, sản phẩm ấy còn mang theo cả tính bí truyền của nghề nghiệp vào giá trị sản phẩm.
- Sản phẩm của ngành nghề truyền thống nông thôn có chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm chủ yếu thường là hàng tiêu dùng, ít làm tư liệu sản xuất.
- Hàng hóa của ngành nghề truyền thống thường vượt ra khỏi những lợi ích kinh tế thông thường, nó chứa đựng cả những giá trị về bản sắc văn hóa dân tộc.
- Đặc điểm về lao động và sử dụng lao động: Ngành nghề nông thôn sử dụng lao động ngay trên địa bàn nông thôn, lao động làm việc ngay tại các hộ gia đình là chủ yếu.
- Có những công việc của nghề truyền thống cần tạo ra những sản phẩm hoàn mỹ nên lao động đòi hỏi phải là những thợ lành nghề có trình độ tay nghề cao như đục đẽo tạo các hoa văn, họa tiết của sản phẩm, nhìn ngọn lửa lò nung, đoán nhiệt độ lò nung tạo dáng sản phẩm.
- Lao động trong các ngành nghề truyền thống chủ yếu là lao động thủ công.
- Lực lượng lao động tại các ngành nghề truyền thống lại được phân ra thành các trình độ khác nhau.
- Căn cứ theo trình độ tay nghề và công việc mà LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý người ta phân lao động trong các làng nghề ra thành các loại: nghệ nhân, thợ giỏi, lao động có kỹ thuật, lao động phổ biến và lao động tận dụng [12, 10].
- Nhà xưởng, trang thiết bị, công nghệ: Nhà xưởng sản xuất của các ngành nghề truyền thống trong nông thôn nhìn chung còn rất đơn giản, nhỏ bé, chủ yếu theo hướng tận dụng mặt bằng hiện có của hộ, thậm chí nơi sản xuất cũng chính là nơi ở, nơi làm việc và nơi nghỉ ngơi.
- Ngày nay, công cụ và trang thiết bị của ngành nghề truyền thống có một phần được cải tiến, có sự trang bị máy móc vào một số khâu công việc của quá trình sản xuất.
- Theo số liệu báo cáo chung của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và của một số nhà nghiên cứu về ngành nghề nông thôn và ngành nghề truyền thống nông thôn cho thấy sản xuất ở các làng nghề vẫn chủ yếu là thủ công chiếm đến 73% số hộ, mức độ cơ khí hóa còn thấp, mới chỉ đạt 37-40% nhưng chỉ là những thiết bị lạc hậu, 86% trong số các thiết bị ấy mà cơ sở sản xuất và hộ sử dụng đều là thiết bị loại thải từ công nghiệp thành thị [4, 9].
- Công nghệ ở ngành nghề truyền thống trong nông thôn được tích luỹ chủ yếu ở trong những người dân bởi nó không dễ bắt chước mà nó là công nghệ bí truyền, nó gắn liền với tính truyền thống chứ không phải công nghệ đã được phổ biến.
- Để học được việc tại các làng nghề truyền thống này người thợ học việc phải gian nan trải qua nhiều công việc tưởng chừng như không hề liên quan đến nghề nghiệp.
- Có những làng nghề phát triển đã ứng dụng một số công nghệ mới vào sản xuất, đã có tác dụng nhiều đến sản xuất, đặc biệt là giải phóng lao động khỏi những khâu nặng nhọc, độc hại, nâng cao năng suất lao động, giảm ô nhiễm môi trường.
- Việc cải tiến công nghệ sản xuất tại các làng nghề truyền LUẬN VĂNQUẢN TRỊ KINH DOANH ĐH BÁCH KHOA HÀ NỘI Häc viªn: Ph¹m V¨n Tëng-Kho Khoa Kinh tÕ vµ Qu¶n lý thống cần phải được nghiên cứu thận trọng và kỹ lưỡng bởi nó luôn gắn liền với tính truyền thống mà không thể phổ biến rộng rãi.
- Đây cũng chính là đặc điểm phân biệt giữa hệ thống công cụ và công nghệ của ngành nghề truyền thống trong nông thôn với sản xuất công nghiệp.
- Vốn và quan hệ tín dụng: Xác định lượng vốn đầu tư cho phát triển ngành nghề truyền thống ở nông thôn là một điều khó, tuy nhiên có thể nhận thấy rằng: vốn đầu tư cho phát triển ngành nghề truyền thống ở các nông hộ còn quá nhỏ bé, thiếu, cá biệt lại có những ngành nghề có vốn đầu tư tương đối lớn, số vốn đó lên đến hàng trăm triệu đồng, thậm chí là hàng tỷ đồng ở các hộ mà đang có xu hướng phát triển thành các doanh nghiệp.
- Bình quân một cơ sở sản xuất tại các làng nghề truyền thống ở vùng đất cổ Kinh Bắc là 184,57 triệu đồng trong đó vốn tự có của các cơ sở là .
- Quan hệ tín dụng tại các làng nghề được thể hiện ở mức độ vay vốn của các hộ, các cơ sở sản xuất.
- Nhìn chung thì tỷ lệ được vay vốn của các cơ sở sản xuất ngành nghề còn ít.
- Nguyên vật liệu đầu vào: Nguyên liệu sản xuất tại các ngành nghề truyền thống trong nông thôn chủ yếu được lấy từ địa phương và trong nước, đó là các sản phẩm nông nghiệp, nông sản, thậm chí là các phế phẩm của sản xuất nông nghiệp.
- Các nguyên liệu đặc biệt quý hiếm cho sản xuất nghề ngày càng trở lên cạn kiệt như các loại gỗ quý và đã gây cản trở không nhỏ đối với sản xuất của một số làng nghề gỗ.
- Việc tách khâu chế biến nguyên liệu ra khỏi quá trình sản xuất là một bước tiến quan trọng tạo điều kiện để phân công và chuyên môn hóa sản xuất ở các làng nghề.
- Số sản phẩm còn lại tham gia xuất khẩu thì chủ yếu thuộc hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống.
- Sản phẩm của ngành nghề truyền thống nhìn chung còn đơn điệu, chất lượng chưa cao, mẫu mã bao bì chưa hấp dẫn, chưa theo kịp với sự phát triển của đời sống xã hội trong nước cũng như chưa đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của người nước ngoài [3].
- Một điểm khác nữa đối với sản phẩm của ngành nghề truyền thống trong nông thôn là sản phẩm chủ yếu là hàng tiêu dùng, ít làm tư liệu sản xuất, như vậy việc nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng và đồng thời

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt