« Home « Kết quả tìm kiếm

Đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở môn an toàn lao động Trường cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội dựa trên năng lực thực hiện


Tóm tắt Xem thử

- NGUYỄN NGỌC HƯỞNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ HÀ NỘI – 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI.
- NGUYỄN NGỌC HƯỞNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM KỸ THUẬT CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHUYÊN SÂU: SƯ PHẠM KỸ THUẬT CƠ KHÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới: Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy khóa đào tạo Thạc sĩ cùng các bạn đang công tác và học tập tại Viện sư phạm kỹ thuật Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Ban giám hiệu trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội, lãnh đạo các viện, các khoa, các bạn đồng nghiệp và các sinh viên.
- 1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN.
- Đánh giá.
- Kết quả học tập.
- Đánh giá kết quả học tập.
- Năng lực.
- Năng lực thực hiện .
- Đánh giá kết quả học tập theo tiếp năng lực thực hiện.
- Đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Ý nghĩa, vai trò và chức năng cơ bản của đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Nguyên tắc đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Các phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Các hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Quy trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- Một số vấn đề về đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên cao đẳng nghề theo năng lực thực hiện.
- Môn an toàn lao động và mục tiêu phát triển năng lực của sinh viên cao đẳng nghề.
- Đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên nghề theo năng lực thực hiện.
- 34 1.4.3.Các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên nghề theo năng lực thực hiện.
- 46 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SINH VIÊN NGHỀ TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ ĐIỆN HÀ NỘI.
- Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên cao đẳng nghề tại trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
- Thực trạng nhận thức của Giảng viên và Sinh viên về đánh giá kết quả học tập theo năng lực thực hiện.
- Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội dựa trên năng lực thực hiện.
- 72 Chương 3 BIỆN PHÁP ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ THEO NĂNG LỰC THỰC HIỆN VÀ KHẢO NGHIỆM.
- Một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực thực hiện.
- Xây dựng và công bố các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Sử dụng phối hợp các phương pháp, hình thức đánh giá năng lực vào đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Xây dựng công cụ đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên nghề theo năng lực thực hiện.
- Kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên.
- Kết quả khảo nghiệm.
- 95 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Nội dung 1 CĐN CĐHN Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội 2 CĐN Cao đẳng nghề 3 GV Giảng viên 4 SV Sinh viên 5 YK Ý kiến 6 KQHT Kết quả học tập 7 ĐGKQHT Đánh giá kết quả học tập 8 ATLĐ An toàn lao động 9 NLTH Năng lực thực hiện DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1.
- Nhận thức của Giảng viên về mục đích của đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Nhận thức của Sinh viên về mục đích của đánh giá kết quả học tập tmôn An toàn lao động.
- Nhận thức của Giảng viên về đánh giá kết quả học tập theo năng lực thực hiện.
- Thực trạng về mức độ chính xác của đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động hiện nay.
- Nguyên nhân của việc đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động chưa chính xác.
- Thực trạng thực hiện mục tiêu đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên năng lực thực hiện.
- 58 Bảng 2.7.Thực trạng mức độ đánh giá các năng lực của sinh viên trong đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- 59 Bảng 2.8 Ý kiến của giảng viên về thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực.
- Ý kiến của sinh viên về thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực.
- Ý kiến giảng viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Ý kiến của sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Những khó khăn của giảng viên trong quá trình đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực.
- Ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên về sự cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đươc đề xuất.
- Nhận thức của Giảng viên và Sinh viên về ý nghĩa của đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Điểm trung bình ý kiến của giảng viên và sinh viên về việc sử dụng công cụ đánh giá kết quả học tập của giảng viên.
- Điểm trung bình ý kiến của giảng viên và sinh viên về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động.
- Việc đổi mới giáo dục đại học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực của người học đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ các yếu tố cơ bản của quá trình dạy học, bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện và kiểm tra, đánh giá.
- Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập được thực hiện trong quá trình dạy học và là khâu cuối cùng của quá trình dạy học (đánh giá tổng kết) nhưng đồng thời cũng là khởi đầu cho một chu trình đánh giá mới với một chất lượng cao hơn.
- Vì thế, có thể xem kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là bánh lái điều khiển quá trình dạy học, đóng vai trò kiểm chứng kết quả đổi mới nội dung, phương pháp theo mục tiêu môn học đã đề ra trong những thời điểm nhất định.
- Xu hướng chung của thế giới hiện nay là chuyển từ dạy học tập trung vào kiến thức trong nội dung chương trình sang tập trung vào việc tổ chức quá trình dạy học để phát triển năng lực người học, nhằm hình thành các năng lực khác nhau cho người học.
- Việc đào tạo theo tiếp cận năng lực chỉ có thể thực 2 hiện tốt nếu có sự thay đổi tương ứng về cách đánh giá kết quả học tập của người học.
- Cách đánh giá kết quả học tập sẽ quy định cách dạy và cách học tương ứng.
- Vì vậy khi chuyển việc đào tạo theo hướng tiếp cận năng lực thì quá trình đánh giá cũng thay đổi, từ việc đánh giá kiến thức với những hình thức đánh giá truyền thống thông qua các dạng câu hỏi trắc nghiệm khách quan và các dạng câu hỏi tự luận chuyển sang đánh giá phải thống nhất giữa tri thức và việc vận dụng những tri thức ấy.
- Cách đánh giá này không chỉ yêu cầu người học biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết vận dụng kiến thức vào giải quyết những nhiệm vụ trong thực tiễn cuộc sống.
- Như vậy, cách đánh giá theo tiếp cận năng lực chú trọng đầu ra của người học và mục tiêu đánh giá là xem người học làm được gì, có năng lực gì chứ không phải chỉ đánh giá xem người học biết những gì.
- Trong trường nghề, An toàn lao động là môn học đặc thù có vai trò quan trọng, cung cấp kiến thức và phát triển cho người học những năng lực chung và những năng lực thực hiện các công việc, biện pháp, quy định về an toàn lao động trong quá trình sản xuất.
- Thực tiễn việc đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên các trường Cao đẳng nghề hiện nay vẫn theo cách truyền thống, còn tập trung nhiều vào ghi nhớ, tái hiện kiến thức.
- Công cụ chủ yếu được dùng để đánh giá kết quả học tập là bài kiểm tra kiến thức qua viết tự luận.
- Hình thức đánh giá này có những ưu điểm nhất định song việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên còn những tồn tại nhất định.
- Bài kiểm tra chưa đánh giá được cả quá trình học tập của sinh viên.
- người học chưa có cơ hội được vận dụng kiến thức để thể hiện hết năng lực của mình, chưa nhận ra được những thiếu sót, tồn tại của mình trong quá trình học để điều chỉnh, sửa chữa kịp thời.
- Từ thực tiễn giáo dục hiện nay cũng như thực tế dạy học môn An toàn lao động học ở các trường, việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên, trong đó hướng đổi mới cơ bản là thực hiện đánh giá kết quả học tập theo năng lực thực hiện là hết sức cần thiết và cấp bách.
- 3 Việc tìm hiểu, nghiên cứu và khảo sát thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên các trường CĐN Cơ điện Hà Nội là cơ sở thực tiễn để đề xuất đưa ra một số biện pháp nhằm góp phần thay đổi diện mạo mới trong quá trình đánh giá kết quả học tập của sinh viên nói chung, đồng thời phát huy tính tích cực của người học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực.
- Từ những lý do trên, Tác giả luận văn lựa chọn vấn đề nghiên cứu về “Đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên ở trường CĐN Cơ điện Hà Nội dựa trên năng lực thực hiện” 2.
- Mục đích nghiên cứu Xây dựng cơ sở khoa học&thực tiễn và đề xuất một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên cao đẳng nghề dựa theo năng lực thực hiện.
- Khách thể nghiên cứu Quá trình đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên CĐN Cơ điện Hà Nội.
- Đối tượng nghiên cứu Các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên CĐN Cơ điện Hà Nội dựa trên năng lực thực hiện 4.
- Giả thuyết khoa học Đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên cao đẳng nghề hiện nay còn thiên về đánh giá tri thức lý thuyết, chưa thật sự chú trọng đến đánh giá sự vận dụng kiến thức, kĩ năng của môn học.
- Việc đánh giá các năng lực của sinh viên chưa được thực hiện toàn diện, đầy đủ.
- Nếu đề xuất được các biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên theo hướng xây dựng và công bố các tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá.
- sử 4 dụng các phương pháp, kĩ thuật, công cụ đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực và kết hợp đánh giá của giảng viên với tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của sinh viên thì sẽ đánh giá được mức độ mà sinh viên đạt được các mục tiêu về năng lực đồng thời tác động tích cực đến việc quá trình học tập môn An toàn lao động của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn học.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên cao đẳng nghề theo năng lực thực hiện.
- Nghiên cứu thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên ở trường CĐN Cơ điện Hà Nội..
- Nghiên cứu đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên ở trường CĐN Cơ điện Hà Nội theo năng lực thực hiện 6.
- Phạm vi nghiên cứu - Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên ở trường CĐN Cơ điện Hà Nội theo năng lực thực hiện.
- Phạm vi khảo sát Giảng viên đang trực tiếp giảng dạy môn An toàn lao động và 150 sinh viên hệ Cao đẳng trường CĐN Cơ điện Hà Nội.
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Dùng phiếu hỏi để xin ý kiến của các cán bộ giảng dạy môn An toàn lao động và sinh viên về nhận thức về đánh giá kết quả học tập theo năng lực thực hiện, thực trạng dạy học môn An toàn lao động, việc triển khai thực hiện đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực thực hiện và các yếu tố ảnh hưởng đến đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động 5 theo năng lực thực hiện cũng như khó khăn còn vướng mắc còn tồn tại trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên.
- 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn sâu Phỏng vấn GV và SV về cách thức đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động, những khó khăn, vướng mắc,…trong quá trình thực hiện.
- Phương pháp chuyên gia Lấy ý kiến các chuyên gia nhằm khảo nghiệm, kiểm chứng về sự cần thiết, tính khả thi của các biện pháp được đề xuất để đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động theo năng lực thực hiện.
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động Nghiên cứu bài tập nhóm, kết quả thảo luận, các bài kiểm tra giữa kì, cuối kì của sinh viên trong quá trình học tập môn an toàn lao động nhằm phân tích, đánh giá việc thực hiện đánh giá kết quả học tập môn học và bước đầu đánh giá các năng lực mà người học đạt được.
- Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên CĐN dựa trên năng lực thực hiện.
- Chương 2: Thực trạng đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động ở trường Cao đẳng nghề Cơ điện Hà Nội.
- Chương 3: Biện pháp đánh giá kết quả học tập môn An toàn lao động của sinh viên CĐN tại Trường CĐN Cơ điện Hà Nội dựa trên năng lực thực hiện và khảo nghiệm 6 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG CỦA SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGHỀ DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN 1.1.
- Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xuất phát từ tầm quan trọng và ý nghĩa của hoạt động đánh giá trong quá trình dạy học, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá.
- Từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau, cho thấy vấn đề đánh giá kết quả học tập được đề cập tới nhiều góc độ từ nhận thức khái niệm, vị trí, vai trò đến đề xuất các phương pháp tiến hành.
- Những nghiên cứu ở trong nước Ở Việt Nam, vấn đề đánh giá và đổi mới đánh giá kết quả học tập cũng sớm được nghiên cứu trên cơ sở kế thừa những thành tựu nghiên cứu về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh trên thế giới qua một số bài báo, tài liệu dịch đề cập đến vấn đề đánh giá giáo dục.
- Những người nghiên cứu công phu về đánh giá phải kể đến là Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, hai ông đã thực hiện công trình nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Nhà nước và cho ra đời cuốn sách “Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh phổ thông” (3/1995).
- Tài liệu này làm nền tảng cho việc tiếp cận các khái niệm, thuật ngữ về đánh giá giáo dục cũng như những yêu cầu về nội dung và kỹ thuật đánh giá.
- Tuy nhiên, cuốn sách chưa đi sâu về phương pháp, kỹ thuật đánh giá kết quả học tập của học sinh.[24] Một số tác giả đã đưa ra những quan điểm nghiên cứu về kiểm tra đánh giá theo những góc độ khác nhau, nghiên cứu cơ sở lý luận chung về đánh giá, phân tích các vấn đề của quá trình đánh giá, tiêu chí đánh giá, mức độ đánh giá, tính hoa học, tính khách quan, tính toàn diện,… trong đánh giá như: Đề

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt