« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Đón nhận hay đào thải


Tóm tắt Xem thử

- TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TRUNG QUỐC: ĐÓN NHẬN HAY ĐÀO THẢI?.
- Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc là một thể loại đang được công chúng văn học dành nhiều sự quan tâm, đồng thời cũng đặt ra nhiều câu hỏi bỏ ngỏ.
- Bài viết sử dụng lý thuyết tiếp nhận để phân tích, bình giá tiểu thuyết ngôn tình từ các khuynh hướng tiếp nhận của độc giả Việt Nam.
- Từ khóa: lý thuyết tiếp nhận, tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc, văn hóa đọc..
- Tháng 9/2015, Cục Xuất bản có lệnh tạm dừng xuất bản những truyện ngôn tình Trung Quốc.
- Đâu là câu trả lời thỏa đáng cho vấn đề này? Lý thuyết tiếp nhận cho phép nghiên cứu ngôn tình trong quá trình đọc của độc giả: về khởi điểm (tầm đón nhận, động cơ tiếp nhận), diễn biến cũng như hiệu quả của quá trình tiếp nhận văn học..
- Nhìn từ khuynh hướng tán dương của bạn đọc, ngôn tình mang những giá trị cần được khẳng định.
- Từ khuynh hướng luận tội, ngôn tình thức tỉnh những vấn đề cần được nhìn lại..
- Truyện ngôn tình Trung Quốc và sự phù hợp với tầm đón đợi của người đọc.
- Xuất hiện dày đặc tại các nhà sách hiện nay là những cuốn sách ngôn tình với những cái tên đầy “mời gọi”, gắn nhãn best-seller, tác giả ăn khách, sách bán chạy….
- Tiểu thuyết ngôn tình là những câu chuyện về tình yêu, đa sắc màu, đủ cung bậc.
- Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: đón nhận hay đào thải?.
- Từ đó, hoạt động dịch thuật và xuất bản ngôn tình diễn ra mạnh mẽ, mang lại doanh thu.
- Điều gì đã tạo nên sức hút của ngôn tình đối với giới trẻ?.
- Việc đón nhận tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc thể hiện sự rộng mở trong giao lưu văn hóa, sự cởi mở trong các quan niệm văn chương.
- Ngôn tình đi cùng với những “kiểu yêu” hiện đại, vì vậy nhận được sự đón nhận của độc giả Việt Nam.
- Để sống và sinh sôi trong cộng đồng văn học, ngôn tình biết gây chú ý trong phương thức lưu hành.
- Sự phát triển của truyền thông và các phương tiện thông tin đại chúng góp phần không nhỏ tạo nên “cơn lốc ngôn tình”.
- Văn học mạng - một kênh tiêu thụ lớn - đưa ngôn tình đến gần với bạn đọc bằng các fanpage, blog như:.
- ngontinh.com, loidich.com, vficland.com, tuthienquoc.wordpress.com… đăng tải truyện ngôn tình Trung Quốc cho phép người đọc được giao lưu với tác giả, dễ dàng thể hiện ý kiến qua các bình luận công khai, được tham gia kiến tạo tác phẩm… Nếu xem tác phẩm văn học là những đứa con tinh thần của tác giả, thì ngôn tình chính là những đứa con thân thiện với người đọc..
- Sự hưởng ứng nhiệt tình của bạn đọc cũng là minh chứng cho việc tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc đã thỏa mãn được tầm đón nhận của công chúng Việt Nam: giới trẻ.
- Không ngạc nhiên khi ngôn tình đặc biệt thu hút độc giả nữ.
- Các tác giả ngôn tình cố gắng không tạo ra khoảng cách thẩm mỹ giữa tác phẩm và người đọc.
- Trên cơ sở nắm bắt thị hiếu, tâm lý của nhóm độc giả này, tác giả ngôn tình thường viết ra những tác phẩm thỏa mãn trình độ, nhu cầu của họ.
- Tâm lý đám đông, sự lây lan trong tiếp nhận cũng chính là một yếu tố khiến ngôn tình phát triển với tốc độ chóng mặt..
- Về đề tài, ngôn tình đáp ứng kịp thời những món ăn tinh thần của giới trẻ bằng những câu chuyện về tình bạn, tình yêu, giới tính, tuổi trẻ, sự trưởng thành, cuộc sống hôn nhân,….
- Truyện ngôn tình rất đa dạng, có đến hơn 50 tiểu loại truyện ngôn tình với rất nhiều mảng đề tài: dòng cổ đại (nói chuyện ngày xưa), dòng đô thị hiện đại (nói chuyện hiện đại), dòng xuyên không (nhân vật từ thời hiện đại thường sau một tai nạn, bỗng nhiên thấy mình quay về quá khứ cổ xưa), dòng võng du (nói chuyện tình online trên mạng).
- Giới trẻ có đời sống tâm lý đa dạng, thất thường: lúc buồn, lúc vui, khi hào hứng, khi lo âu, khi sảng khoái,… Ngôn tình đón đầu các tâm thế tiếp nhận của bạn đọc bởi ở đó có đủ các món “hợp khẩu vị” để thỏa mãn người đọc..
- giả chuộng những câu chuyện tình trắc trở có thể đọc ngược, những tác phẩm thể loại hài lại giúp bạn đọc giải tỏa những căng thẳng, áp lực… Như vậy, ngôn tình hướng thỏa mãn được sự đòi hỏi về việc tái tạo lại cái đẹp quen thuộc, xác nhận những cảm xúc thân thiết, thừa nhận những mong ước tưởng tượng..
- Về mặt nghệ thuật, ngôn tình là một “món ăn dễ tiêu hóa”.
- Ngôn tình thường được kể theo một trình tự mạch lạc, rõ ràng với một cốt truyện dễ hiểu.
- Các tác giả ngôn tình chú ý đến việc tạo ra những sự kiện, tình huống hấp dẫn, gia tăng các yếu tố: kì, hài, độc, sốc,…thay vì mang đến một cách viết đặc sắc.
- Để “cạnh tranh” với những phương tiện ấy, tiểu thuyết ngôn tình tập trung xây dựng những cốt truyện điện ảnh với nhiều tình tiết thật gay cấn..
- Các tác phẩm ngôn tình thường na ná nhau ở các motif hay được viết theo một khung sẵn có.
- Không viết về những mối tình môn đăng hộ đối, ngôn tình kể về sự lệch pha: người giàu sang, người nghèo hèn.
- Đặc biệt, hướng đến độc giả nữ, các tác giả ngôn tình thường đặt nhân vật nữ vào vị trí trung tâm và để cho cuộc sống của nhân vật nam như vệ tinh xoay quanh cái trung tâm ấy.
- Kết thúc của ngôn tình thường có hậu.
- Kết cấu ngôn tình nhằm hướng đến sự viên mãn, trước sau như một của tình yêu.
- Phải chăng không phải lãng mạn, kịch tính, bay bổng mà chính sự thủy chung trong tiểu thuyết ngôn tình mới hút độc giả nhiều đến thế?.
- Một đặc điểm nữa khiến ngôn tình trở thành “best- seller” nằm ở chất liệu xây dựng tác phẩm: ngôn ngữ.
- Văn phong của ngôn tình lúc giản dị, khi diễm lệ nhưng đều dễ hiểu, gần với khẩu ngữ.
- Đọc ngôn tình vì vậy có thể đọc một mạch mà không bị vấp váp, đôi khi không cần dùng đến lý trí để phân tích, cắt nghĩa.
- Không khó để tìm thấy “những định luật tình yêu mà ngôn tình dạy bạn”, “những câu nói nên đọc khi thất tình.
- Từ cắt nghĩa ngôn tình ở giá trị hiện thân cũng như trong quá trình tiếp nhận, có thể kết luận ngôn tình thuộc về văn hóa đại chúng, văn chương ngoại biên.
- Tiểu thuyết ngôn tình đã đáp ứng được nhu cầu giải trí, nhất là trong thời đại mà con người.
- Trên thực tế, đã có nhiều cây bút ngôn tình tạo được phong cách riêng, khẳng định đặc trưng của ngôn tình – một trào lưu văn học đương đại - để mang đến những tác phẩm có giá trị, tạo nên sự đa dạng, sôi động cho hoạt động văn học nói chung.
- Truyện ngôn tình Trung Quốc nhìn từ những giới hạn.
- Ngôn tình đã chứng tỏ những điểm ưu việt của thể loại đối với đời sống văn hóa đương đại.
- Vì vậy, ngoài sự tán dương, ngôn tình cũng vấp phải sự phản ứng của độc giả.
- Ngôn tình xuất hiện trong các đánh giá, bài báo bằng những cái tên không mấy mĩ miều như một loại tiểu thuyết “ba xu”, văn chương độc dược: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc”.
- vì...truyện ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)… Không thể làm ngơ trước sự lấn át của tiểu thuyết ngôn tình đối với các đầu sách giá trị.
- Nhà văn Trang Hạ cho biết, chị cũng hoàn toàn không ngờ đến sự phát triển nhanh chóng của thị trường dịch sách ngôn tình ở Việt Nam..
- Như vậy, sức ảnh hưởng và nhu cầu đọc tiểu thuyết ngôn tình là rất lớn.
- là những hồi chuông báo động về sự xuống cấp của dòng tiểu thuyết ngôn tình.
- Càng đáng báo động hơn khi ngôn tình đang dần ảnh hưởng trực tiếp đến nhận thức, suy nghĩ, quan điểm về tình yêu, quan hệ hôn nhân của người đọc.
- Nhìn ngôn tình từ sự phản kháng, quy tội của bạn đọc, “cơn lốc ngôn tình” thực sự đặt ra những vấn đề cần- nhìn- lại..
- Ngôn tình hay thế giới ảo? Xét tác phẩm trên mối quan hệ giữa văn chương – hiện thực, ngôn tình đặt ra vấn đề giữa hư cấu của tác giả và nhận thức thực tại của người đọc.
- Ngôn tình đầy rẫy những điều “vô lý.
- Dường như ngôn tình đã bất chấp, xem nhẹ cái hợp lý: đạo đức, các luân lý xã hội, quy luật tâm lý.
- Hư cấu, tưởng tượng trong ngôn tình còn đặt ra vấn đề: tự do hay dễ dãi trong sáng tạo văn học.
- Một số tác giả ngôn tình đã nhầm lẫn giữa tự do và sự tùy tiện cá nhân.
- Phải chăng tác giả ngôn tình đôi khi “ích kỉ” khi cầm bút chỉ để chiều lòng độc giả?.
- Không ít những cuốn ngôn tình đã tạo ra một thế giới ảo, ru ngủ bạn đọc.
- Thay vì hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ, ngôn tình lại tạo ra những mông muội, ngộ nhận, ảo tưởng các giá trị thuộc phạm trù đạo đức, văn hóa.
- So sánh ngôn tình Trung Quốc với “ngôn tình kiểu Pháp” đương đại qua các tác giả Marc Levy, Guillaume Musso,… có thể nhận ra một vài điểm tương đồng và khác biệt.
- Nếu văn học phương Tây được kiểm duyệt một cách khá chặt chẽ trước khi vào Việt Nam thì ngôn tình Trung Quốc xâm nhập một cách không kiểm soát, bất chấp..
- Nếu hư cấu gắn liền với những hệ lụy về nhận thức của giới trẻ thì yếu tố sex, yếu tố tính dục trong tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc lại gắn liền với vấn đề tâm sinh lý, vấn đề giới tính của độc giả.
- Vì sao cảnh nóng, yếu tố H (Hentai), sự mô tả hoạt động tính giao lại trở thành một gia vị không thể thiếu để “chế biến” một câu chuyện ngôn tình hoàn hảo? Theo các chuyên gia tâm lý, cái gì càng lạ, càng cấm thì giới trẻ càng muốn tìm hiểu, khám phá.
- Đặc biệt, lứa tuổi này đang phát triển về sinh lý, tò mò về cảm xúc giới tính nên những cảnh nóng trong ngôn tình đặc biệt cuốn hút.
- Không khó để nhận ra những cảnh sex trong ngôn tình chỉ đơn thuần giữ vai trò miêu tả..
- Bởi viết về sex như một cách chiều chuộng độc giả, ngôn tình khiến người đọc thỏa mãn thay vì thức nhận.
- Chông chênh giữa ngưỡng cửa trẻ con - người lớn, không thiếu những độc giả ngôn tình bị kích thích dẫn đến tình trạng yêu đương nhắng nhít, chóng vánh, những hành động thái quá, thiếu suy nghĩ, nông nổi.
- Bên cạnh đó, yếu tố tính dục kết hợp với yếu tố “kì” trong ngôn tình tạo những câu chuyện nóng bỏng, thỏa mãn ngay cả những kiểu tâm lí có phần “biến thái”.
- Đến một mức độ nào đó, tác động tiêu cực của ngôn tình là việc đánh mất bản thể của mỗi người..
- Ngôn tình còn phản ánh một vấn đề khác nữa, đó là sự hình thành văn hóa, thể hiện ở cách sử dụng ngôn ngữ và việc tôn thờ thần tượng của giới trẻ.
- ngôn tình đang dần khiến ngôn ngữ tự hạn chế khả năng biểu hiện.
- Ngôn tình có cả hệ thống “thuật ngữ” riêng.
- Độc giả nữ – đối tượng chính của ngôn tình – tự xưng mình là “thục nữ”, “sắc nữ”, “trạch nữ”,.
- Có thể thấy mức độ “ngấm” Hán văn của độc giả ngôn tình thực sự rất cao..
- Giới trẻ hiện nay thần tượng ai trước thực trạng không ít các bạn trẻ chọn ngôn tình làm “sách gối đầu giường”? Giao lưu của tác giả Diệp Lạc Vô Tâm tại Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4 lên cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, nhất là hàng loạt trang hâm mộ trên mạng xã hội Facebook.
- Giới trẻ ngày nay không ngừng “hình tượng hóa” các cá nhân, và những nhân vật này hoàn toàn trùng khớp với hình ảnh các “mỹ nam”, “mỹ nữ” hoàn hảo trong ngôn tình.
- đại ca xã hội đen nhưng cả đời sống chết vì một người con gái… Có nhiều cuốn sách ngôn tình đề cao văn hóa Đại Hán, văn hóa Hoa Hạ, xem nhẹ, miệt thị văn hóa các nước khác.
- Một số lượng không nhỏ ngôn tình được xây dựng để mê muội độc giả thay vì hướng họ đến sự ngưỡng mộ thần tượng, đến việc nâng họ lên một giới hạn mới..
- Người đọc ngôn tình đang dần “trẻ hóa”.
- Từ hai khuynh hướng tiếp nhận, ngôn tình đã thể hiện được những giá trị, vai trò cũng như những hạn chế và hiểm họa đến đời sống văn học đương đại Việt Nam.
- Vậy, đâu là xu hướng phát triển của ngôn tình trong thời gian tới?.
- Để trả lời câu hỏi nhức nhối ấy không thể không định lại giá trị văn học của tiểu thuyết ngôn tình.
- Vì đề cao chức năng giải trí nên ngôn tình mang những đặc điểm của văn học giải trí..
- Là một thể loại văn học thị trường, ngôn tình có những tác phẩm chất lượng cao và cũng có những thứ khó chấp nhận, ăn theo.
- Vấn đề đặt ra là cần có những giải pháp giảm thiểu tác động xấu từ ngôn tình.
- Ở đó, cái được và chưa được của ngôn tình đều được nêu lên sòng phẳng, khách quan.
- Hoạt động rà soát, xử lý các đầu sách vô bổ, tuyên truyền lối sống trái với thuần phong mỹ tục của Việt Nam đi kèm với việc lên án những kiểu kinh doanh trên bản năng con người, kiểm duyệt hoạt động dịch thuật, nhất là những dịch giả không chuyên, tự phát sẽ giúp ngăn chặn, đào thải tư tưởng lệch lạc, thiếu tính thẩm mỹ của những cuốn sách ngôn tình nhảm nhí.
- Tiếp nhận ngôn tình cũng phản ánh một câu chuyện lớn hơn đó là văn hóa đọc.
- Vì vậy, các nhà phê bình cần lên tiếng, thể hiện những phân tích, bình giá mang tính khoa học để định hướng cho bạn đọc, đặc biệt là đối với những “con mọt” ngôn tình.
- Yêu đi rồi khóc (Hamlet Trương)… Đây cũng là một hiện tượng dành được sự quan tâm không ít của công chúng văn học, liệu trào lưu ấy có trở thành “ngôn tình kiểu Việt Nam” hay không? Ngôn tình là một trào lưu văn học không thể nằm ngoài quy luật sinh tồn của dòng chảy văn học.
- Nếu tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc gạn lọc được những điểm yếu, nâng cao chất lượng thì sẽ tự nó vượt qua được sự thoái trào.
- Nếu dòng văn học này vẫn ngang nhiên những hiện tượng trá hình, ăn theo, xuống cấp trầm trọng thì ngôn tình sẽ bị đào thải ra khỏi đời sống văn học.
- Câu hỏi: đón nhận hay đào thải ngôn tình Trung Quốc phải chăng nên để lại cho thời gian trả lời?!.
- “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc và những hiểm họa khôn lường”, Báo Dân Trí (tháng 5 năm 2014), http://dantri.com.vn/van-hoa/tieu-thuyet-ngon-tinh-trung-quoc-va- nhung-hiem-hoa-khon-luong htm.
- “Nói không với ngôn tình Trung Quốc, được không.
- Truyện ngôn tình bán chạy, https://tiki.vn/bestsellers/ngon-tinh/c1521

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt