« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế


Tóm tắt Xem thử

- TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ PHƢỜNG HƢƠNG SƠ, THÀNH PHỐ HUẾ,.
- Tuy nhiên, trong thực tế, việc tiếp cận các chính sách xã hội, nhất là các dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm cư dân tái định cư vẫn còn gặp khó khăn, tồn tại nhiều rào cản trong việc tham gia và thụ hưởng các chính sách..
- Bài viết dưới đây sẽ phân tích thực trạng tiếp cận an sinh xã hội của cộng đồng vạn đò tái định cư – một trong những nhóm dân cư dễ bị tổn thương tại thành phố Huế, về việc sử dụng một số dịch vụ xã hội cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và nước sạch, với mong muốn chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện và thụ hưởng chính sách.
- Từ khóa: Cư dân vạn đò.
- Dịch vụ xã hội cơ bản, Tái định cư..
- Dịch vụ xã hội cơ bản được xác định là một trong bốn thành tố chính của hệ thống an sinh xã hội Việt Nam hiện nay, bên cạnh các trụ cột về Chính sách việc làm, đảm bảo thu nhập tối thiểu.
- Bảo hiểm xã hội và Trợ giúp xã hội.
- “Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản được coi là những hoạt động đầu tiên và ở tầng thấp nhất trong hệ thống an sinh xã hội” [4, tr.24].
- Đối với người dân, việc đánh giá chất lượng xã hội chính là thông qua mức độ sử dụng các dịch vụ xã hội.
- Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã đề ra mục tiêu “bảo đảm mức tối thiểu về một số dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn và đồng bào dân tộc thiểu số”*1, tr.2]..
- Tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư phường Hương Sơ, thành phố Huế,.
- Cư dân vạn đò tại thành phố Huế là một trong những nhóm dân cư yếu thế..
- Một số nghiên cứu liên quan đến nhóm đối tượng dân cư này của tác giả Nguyễn Xuân Hồng (2012) “Cư dân vạn đò của thành phố Huế ở các khu định cư, tái định cư” và Trương Thị Yến (2017) “Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe ban đầu của phụ nữ vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ, thành phố Huế” đã cho thấy mức độ dễ bị tổn thương, chịu nhiều thiệt thòi trong việc tiếp cận các chính sách an sinh xã hội.
- Bài viết dưới đây sẽ mô tả thực trạng tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tái định cư dựa trên khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế, với công cụ khảo sát là bảng hỏi cấu trúc trên dung lượng mẫu nghiên cứu 183/543 hộ gia đình tại khu tái định cư Hương Sơ, thành phố Huế.
- Căn cứ vào kết quả khảo sát, chúng tôi phân tích chất lượng thực hiện an sinh xã hội thông qua việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của nhóm này.
- Đồng thời, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng tính hiệu quả tiếp cận an sinh xã hội của cư dân vạn đò nói riêng và nhóm di dân nói chung..
- ĐẶC ĐIỂM CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 1.1.
- Đặc điểm của cƣ dân vạn đò trƣớc khi lên tái định cƣ.
- Trong quan niệm của nhiều người Huế trên đất liền, cư dân vạn đò là tầng lớp dân cư nghèo khổ, ít học và phức tạp.
- Về kinh tế: Là cộng đồng nghèo cơ sở vật chất, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện sống cũng như nhu cầu về thông tin và các mối quan hệ xã hội.
- Về xã hội: Là cộng đồng chịu sự phân biệt đối xử khắt khe của những người trên bộ.
- Đặc điểm nhân khẩu, lao động và việc làm của cƣ dân vạn đò tại khu tái định cƣ hiện nay.
- (Nguồn: Điều tra thực tế, 2017) Về lao động: Đa số lao động thuộc cộng đồng cư dân vạn đò có trình độ học vấn thấp là thực tế phổ biến tại địa bàn khảo sát, đây cũng chính là rào cản khiến lao động tại địa phương khó tiếp cận được cơ hội việc làm tốt.
- Biểu đồ dưới đây sẽ thể hiện phần nào trình độ dân trí của cư dân vạn đò qua việc khảo sát trình độ học vấn của các chủ hộ gia đình.
- Về việc làm: Những ngành nghề chính của cư dân thủy diện trước và sau tái định cư cơ bản vẫn là những công việc lao động phổ thông, cần tới sức lao động từ chân tay.
- THỰC TRẠNG TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TÁI ĐỊNH CƢ.
- Để đảm bảo cuộc sống ổn định hậu tái định cư, các cấp chính quyền của tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai thực hiện nhiều chính sách an sinh xã hội cho cư dân vạn đò.
- Tuy nhiên, việc tiếp cận chính sách của nhóm này thường khó khăn hơn so với các nhóm dân cư khác.
- Điều này sẽ được mô tả cụ thể hơn qua việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân vạn đò tại khu tái định cư Hương Sơ hiện nay..
- Tiếp cận nhà ở.
- Nhà ở là vấn đề chú ý nhất đối với các hộ tái định cư vốn là cư dân thủy diện..
- Tiếp cận giáo dục.
- Tuy nhiên, vẫn chỉ có một bộ phận nhỏ hộ gia đình được tiếp cận đến các chương trình này..
- Có thể thấy rõ rào cản lớn nhất khiến người dân thủy diện tái định cư khó tiếp cận các cơ hội giáo dục là tình trạng nghèo đói và trình độ học vấn thấp.
- Vòng luẩn quẩn giữa việc nghèo đói - thất học – thất nghiệp không chỉ làm hạn chế cơ hội hòa nhập của cư dân mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của địa phương và xã hội..
- Tiếp cận y tế.
- Tại địa bàn, chính quyền địa phương triển khai nhiều chính sách đảm bảo khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế cho người dân, một số người dân thủy diện đã sử dụng thẻ bảo hiểm y tế, địa phương cũng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn tuyên truyền về.
- Dù vậy, vấn đề sử dụng các dịch vụ y tế của cư dân vạn đò vẫn gặp không ít rào cản.
- Nhu cầu khám chữa bệnh của họ thường cao hơn các đối tượng khác, nhưng khả năng sử dụng các dịch vụ y tế lại thấp hơn.
- Đánh giá việc tiếp cận y tế của cư dân vạn đò được nhóm nghiên cứu nhìn nhận qua các khía cạnh dưới đây:.
- Rõ ràng đây là một rào cản lớn hạn chế người nghèo trong cộng đồng cư dân vạn đò tiếp cận các dịch vụ y tế..
- Tại khu tái định cư Hương Sơ, mặc dù chính quyền địa phương đã rất quan tâm đến việc giảm thiểu tối đa tình trạng những người dân không có khả năng sử dụng dịch vụ y tế, thể hiện ở việc vận động người dân, nhất là cư dân vạn đò mua bảo hiểm y tế.
- Thứ ba, mức độ nhận được hỗ trợ y tế trong vài năm trở lại đây của hộ gia đình Trước đây, khi ở dưới đò, việc tiếp cận với dịch vụ y tế của người dân vô cùng hạn chế và khó khăn.
- Tuy nhiên, rào cản tiếp cận dịch vụ lại xuất phát từ nhóm đối tượng thụ hưởng là cư dân vạn đò.
- Thái độ thụ động trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình đã khiến họ đánh mất nhiều cơ hội tham gia các dịch vụ cung cấp thông tin về chăm sóc sức khỏe diễn ra tại địa phương nói riêng và trên địa bàn thành phố Huế nói chung.
- Sự hạn chế về trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế của cư dân vạn đò càng làm giãn rộng khoảng cách tiếp cận giữa nhóm này với các dịch vụ y tế tại địa phương..
- Tiếp cận nƣớc sạch.
- Tại khu tái định cư, người dân được sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cung cấp nước máy của thành phố Huế.
- Họ cũng mong muốn Nhà nước có thể giảm phí tiền nước cho những cư dân vạn đò như họ..
- Như vậy, có thể thấy được chính quyền địa phương đã có nhiều nỗ lực hỗ trợ cư dân thủy diện tái định cư tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
- Tuy nhiên, thực tế khảo sát cho thấy nhóm dân này vẫn thiếu khá nhiều cơ hội trong việc tiếp cận và sử dụng các dịch vụ về nhà ở, y tế, giáo dục, nước sạch.
- MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN VIỆC TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ.
- Tình trạng mù chữ, dân trí thấp của nhóm cư dân vạn đò tái định cư tại phường Hương Sơ là một thực tế.
- Đây cũng được coi là yếu tố đầu tiên khiến họ khó tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Hệ quả của mù chữ dẫn đến người dân vạn đò thiếu hiểu biết trong ứng xử, mâu thuẫn, xung đột trong gia đình và bất bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản.
- Mù chữ khiến cư dân vạn đò không chủ động trong việc tiếp cận thông tin dẫn đến sự thiệt thòi so với những nhóm cư dân khác..
- Nhiều phụ nữ do không biết đọc, biết viết nên không biết cách điền vào các mẫu xin vay vốn, các thủ tục học hành, làm giấy khai sinh cho con cái, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, cũng như lập kế hoạch sản xuất hay chi tiêu trong gia đình.
- Do đó vô hình chung, bản thân họ tự loại mình ra khỏi sự hỗ trợ từ các chính sách an sinh xã hội..
- Sự hạn chế của hệ thống dịch vụ xã hội.
- Không thể phủ nhận rằng dự án tái định cư đã đưa đến cho cư dân vạn đò cơ hội lớn được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
- Họ đã có nhà ở - điều mà bao thế hệ cư dân vạn đò trước đây chỉ có trong mơ ước và nay đã trở thành hiện thực.
- Tuy nhiên, mức độ tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản vẫn ở mức rất thấp, thậm chí nhiều hộ gia đình vẫn chưa thể sử dụng được các dịch vụ này.
- Những rào cản đối với họ không chỉ xuất phát từ phía bản thân người sử dụng dịch vụ (trình độ nhận thức quá hạn chế.
- điều kiện kinh tế nghèo nàn) mà còn từ cả phía hệ thống cung cấp dịch vụ xã hội.
- Chẳng hạn như trong một số dịch vụ dưới đây:.
- Dịch vụ thông tin và truyền thông: Việc cung cấp thông tin ở địa phương còn mang tính đại trà, chưa có sự phân loại đối tượng người nhận thông tin.
- Đa phần cư dân vạn đò là người không biết chữ, nhận thức hạn hẹp, việc tiếp cận thông tin vô cùng hạn chế.
- Tuy nhiên, cách phổ biến thông tin của cán bộ địa phương vẫn đánh đồng như các nhóm cư dân có trình độ nhận thức khác.
- Dịch vụ giáo dục: Các chương trình, chính sách an sinh trong lĩnh vực giáo dục mới chỉ tập trung vào nhóm đối tượng trẻ em trong bậc học mầm non đến trung học cơ sở.
- Dịch vụ y tế: Cơ sở cung cấp dịch vụ y tế tại địa bàn được thực hiện thông qua trạm y tế địa phương.
- Tuy nhiên, với cơ sở vật chất còn hạn hẹp, đội ngũ y bác sỹ chưa nhiều (01 bác sỹ tại trạm) nên việc cung cấp dịch vụ chưa thật sự chuyên nghiệp.
- Sự trợ giúp của cộng đồng là một yếu tố quan trọng trong việc mở rộng cơ hội tham gia an sinh xã hội cho các nhóm đối tượng yếu thế, đặc biệt trong điều kiện nhà nước đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế như hiện nay.
- tham gia vào việc hỗ trợ cho cư dân vạn đò ổn định cuộc sống, tìm kiếm cơ hội việc làm.
- Các tổ chức xã hội trong và ngoài nước như Trung tâm Phát triển cộng đồng và Công tác xã hội Huế (CODES), Hội Phật giáo Huế, tổ chức SOS, tổ chức BRETAGNE (Pháp), tổ chức Zhi Shan (Đài Loan) đã hỗ trợ bằng nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp cho cư dân vạn đò ổn định cuộc sống hậu tái định cư.
- “Chúng tôi xác định việc ổn định cuộc sống cho dân vạn đò sau tái định cư là việc phải làm nhanh chóng và cần đến nhiều chính sách an sinh xã hội.
- Vì vậy, chúng tôi rất khuyến khích sự giúp đỡ của cộng đồng và xã hội, của các nhà hảo tâm để cư dân vạn đò sớm ổn định cuộc sống sau tái định cư 4.
- 3 Phỏng vấn sâu chủ hộ gia đình vạn đò tái định cư tại phường Hương Sơ, thành phố Huế..
- 4 Phỏng vấn sâu cán bộ phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố Huế.
- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TIẾP CẬN DỊCH VỤ XÃ HỘI CƠ BẢN CHO CƢ DÂN VẠN ĐÒ TẠI KHU TÁI ĐỊNH CƢ.
- Để thích ứng kịp với cuộc sống tại nơi ở mới, cư dân vạn đò cần có thêm nhiều kiến thức và kỹ năng xã hội.
- Ngoài các hoạt động đã được triển khai tại địa phương như mở lớp xóa mù, lớp học tình thương dành cho trẻ em, hỗ trợ đào tạo nghề, thì giáo dục nâng cao nhận thức còn bao gồm cả việc truyền thông để nâng cao hiểu biết các chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, các chương trình trợ giúp của cộng đồng.
- Nhân viên công tác xã hội cần có những hình thức tuyên truyền phù hợp với khả năng nhận thức của cư dân vạn đò.
- Hỗ trợ kết nối dịch vụ công tác xã hội.
- Bên cạnh các dịch vụ xã hội cơ bản của hệ thống an sinh xã hội nhà nước, cư dân vạn đò cần được tạo điều kiện để kết nối tới các dịch vụ công tác xã hội nhằm đảm bảo cuộc sống hậu tái định cư.
- Dịch vụ công tác xã hội là những dịch vụ hướng đến nhóm đối tượng yếu thế để thực hiện quyền cơ bản của con người trong phát triển bền vững.
- Các dịch vụ công tác xã hội hoạt động dưới nhiều hình thức, cụ thể hóa các luật pháp, chính sách nhà nước về các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, pháp lý<.
- cung cấp trợ giúp cho các cá nhân, nhóm, cộng đồng khắc phục các khó khăn, giảm thiểu những rào cản và bất bình đẳng xã hội” *2, tr.59].
- Những hạn chế trong việc tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản của cư dân thủy diện tái định cư phần lớn xuất phát từ năng lực sử dụng chính sách của người dân.
- Do vậy, việc kết nối họ tới các dịch vụ công tác xã hội như tham vấn gia đình, tư vấn hỗ trợ việc làm, tư vấn pháp luật, hướng nghiệp và đào tạo nghề<.
- Dịch vụ xã hội cơ bản chiếm vai trò quan trọng trong đáp ứng những nhu cầu tối thiểu của người dân, đặc biệt là nhóm cư dân trong các vùng tái định cư.
- Từ thực tế khảo sát, có thể thấy rằng, Nhà nước và chính quyền địa phương đã tính đến việc bao phủ dịch vụ xã hội cơ bản cho cư dân vạn đò tái định cư.
- Do đó, thiết kế các chương trình tái định cư trong thời gian tới, cần thiết phải chú trọng tới yếu tố bao phủ mạng lưới dịch vụ xã hội cơ bản, đó cũng là yêu cầu cấp thiết không chỉ.
- đối với người dân trong vùng tái định cư mà còn là yếu tố nhằm đảm bảo an sinh xã hội bền vững cho người dân..
- Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội giai đoạn Hà Nội..
- Nguyễn Xuân Hồng (2012), Cư dân vạn đò của thành phố Huế ở các khu định cư, tái định cư, Tạp chí Huế Xưa &.
- Viện Khoa học Lao động và Xã hội, cơ quan Hợp tác Phát triển Quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức (2013), Phát triển hệ thống An sinh xã hội ở Việt Nam đến năm 2020..
- Năm 2009, bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Công tác xã hội tại trường Đại học Khoa học, Đại học Huế.
- Năm 2017, bà nhận bằng thạc sỹ cùng chuyên ngành tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội..
- Lĩnh vực nghiên cứu: Công tác xã hội.
- An sinh xã hội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt