« Home « Kết quả tìm kiếm

Bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh


Tóm tắt Xem thử

- BỒI DƢỠNG GIÁO VIÊN GIÁO DỤC CÔNG DÂN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VỀ PHƢƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP PHẦN “GIÁO DỤC KINH TẾ” THEO HƢỚNG PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC HỌC SINH.
- Ngày nhận bài Bồi dưỡng giáo viên Giáo dục công dân về phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực là một trong những yêu cầu căn bản để hiện thực hóa Chương trình Giáo dục phổ thông mới 2018.
- Nội dung Giáo dục kinh tế được bổ sung nhiều kiến thức mới nên tổ chức dạy học nói chung, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực nói riêng đặt ra nhiều thách thức.
- Trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu lí luận, thăm dò ý kiến giáo viên bằng bảng hỏi, thống kê toán học và xử lí số liệu khảo sát, bài viết tập trung làm sáng tỏ những vấn đề căn bản cần bồi dưỡng cho giáo viên Giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông về năng lực sử dụng, thiết kế một số công cụ kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực..
- TỪ KHÓA Bồi dưỡng Giáo dục kinh tế Kiểm tra, đánh giá Phẩm chất Năng lực.
- Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu bàn luận đến việc đổi mới và bồi dưỡng giáo viên về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, tiêu biểu như: Tác giả Lưu Khánh Linh với bài viết “Đánh giá kết quả học tập môn học theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đảm bảo sự liên kết các thành tố của quá trình dạy học”, Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt kỳ 1 tháng 5.2020 đã đưa ra quan niệm về đánh giá kết quả học tập của học sinh [2].
- sự thay đổi vai trò của người giáo viên trong xã hội hiện đại.
- Có thể nói, mục tiêu đào tạo giáo viên vừa phải ổn định ở những giá trị cốt lõi của nghề giáo, vừa trong trạng thái “động” để phát triển những phẩm chất, năng lực mới theo xu thế phát triển của thời đại” [4].
- Tác giả Trần Thị Lan với bài viết “Bồi dưỡng năng lực giáo dục kinh tế cho giáo viên GDCD theo chương trình giáo dục phổ thông mới – Những yêu cầu đặt ra từ thực tiễn”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, tập 225, số 07 năm 2020 đã làm rõ tính tất yếu và các yêu cầu đặt ra đối với công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục kinh tế nói chung cho giáo viên GDCD ở các trường THPT [6]..
- Nhìn chung, những công trình nghiên cứu nêu trên ở những mức độ khác nhau đã làm rõ nội hàm khái niệm đánh giá kết quả học tập.
- sự cần thiết, nội dung của công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm đáp ứng việc dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
- Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào luận giải một cách cụ thể, sâu sát về yêu cầu, nội dung bồi dưỡng giáo viên GDCD ở trường THPT về kỹ thuật sử dụng phương pháp, hình thức, công cụ kiểm tra, đánh giá năng lực tham gia vào các hoạt động kinh tế của học sinh trung học phổ thông qua môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật, đặc biệt là phần kiến thức mới Giáo dục kinh tế.
- Thực tế cũng cho thấy, hạn chế dễ nhận thấy ở đội ngũ giáo viên GDCD hiện nay là thói quen kiểm tra, đánh giá học sinh theo phương pháp truyền thống, chủ yếu là đo lường mức độ nhận thức của học sinh thông qua kiểm tra viết với hai hình thức tự luận và trắc nghiệm khách quan.
- Việc đa dạng hóa và kết hợp linh hoạt các phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh nói chung và đặc biệt là ở các chủ đề về Giáo dục kinh tế đang là yêu cầu mới mà nhiều giáo viên tỏ ra băn khoăn, lo lắng.
- vấn đề này từ bình diện khảo sát nhu cầu giáo viên, những nội dung và yêu cầu bồi dưỡng giáo viên GDCD về phương pháp, công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực..
- thống kê toán học và xử lí số liệu khảo sát 30 giáo viên trực tiếp dạy môn GDCD ở các trường THPT về nhu cầu, nội dung cần bồi dưỡng về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần.
- “Giáo dục kinh tế”của học sinh ở các trường THPT theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực..
- Một số vấn đề lý luận về phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh Khái niệm phẩm chất.
- Khái niệm năng lực.
- Phẩm chất, năng lực của học sinh trung học phổ thông.
- Khái niệm kiểm tra, đánh giá k ết quả học tập của học sinh.
- Đánh giá là thuật ngữ chỉ quá trình hình thành những nhận định, rút ra những kết luận hoặc phán đoán về năng lực, phẩm chất của người học, hoặc đưa ra những quyết định về việc dạy học dựa trên cơ sở những thông tin đã thu thập được một cách hệ thống trong quá trình kiểm tra..
- Thực chất “đánh giá kết quả học tập là đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất và năng lực so với các yêu cầu cần đạt của mỗi lớp học, cấp học nhằm xác định vị trí và ghi nhận sự tiến bộ của mỗi học sinh tại thời điểm nhất định trong quá trình phát triển của bản thân.
- đồng thời cung cấp thông tin để giáo viên điều chỉnh việc dạy học và cơ quan quản lí giáo dục thực hiện phát triển chương trình” [9]..
- Như vậy, xét về thực chất, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh được xem là quá trình thu thập, xử lý thông tin thông qua các hoạt động quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét quá trình học tập, rèn luyện, sự hình thành và phát triển một số phẩm chất, năng lực của học sinh..
- Nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDCD ở các trường THPT về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Một là, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDCD về phương pháp kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trước yêu cầu đổi mới nội dung chương trình môn học.
- Quản lí thu, chi gia đình… Đây là những nội dung kiến thức mới mà giáo viên GDCD trước đây chưa từng giảng dạy, do đó, hoạt động kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh gắn với những chủ đề này là khó khăn, thách thức không nhỏ đối với phần lớn giáo viên..
- Điều này lý giải vì sao, kết quả thăm dò ý kiến giáo viên cho thấy có 26/30 giáo viên GDCD ở các trường THPT (86,7%) đều xác nhận họ gặp khó khăn khi thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh ở các chủ đề mới.
- Do vậy, nếu không được bồi dưỡng cả về kiến thức và năng lực kiểm tra, đánh giá thì giáo viên không thể thực hiện hoạt động này một cách hiệu quả..
- Qua điều tra xã hội học với 30 giáo viên GDCD ở các trường THPT, có 25/30 giáo viên (chiếm 83,3%) cho rằng, cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp quan sát.
- có 15/30 giáo viên (chiếm 50%) khẳng định cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp hỏi – đáp (vấn đáp).
- có 17/30 giáo viên (chiếm 56,7%) xác nhận cần chú trọng bồi dưỡng phương pháp kiểm tra viết.
- có 24/30 giáo viên (chiếm 80%) có nhu cầu bồi dưỡng phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập/sản phẩm học tập của học sinh..
- Như vậy, ở cả 4 phương pháp kiểm tra, đánh giá đều có trên 50% giáo viên xác nhận có nhu cầu bồi dưỡng.
- Khi trao đổi trực tiếp với 6 giáo viên GDCD ở trường THPT về nhu cầu bồi dưỡng các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh phần Giáo dục kinh tế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, kết quả cho thấy: Mặc dù phương pháp vấn đáp và kiểm tra viết được giáo viên sử dụng thường xuyên trước đây để đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ, tuy nhiên cả 8 giáo viên được trao đổi vẫn bày tỏ những khó khăn nếu phải thực hiện hai phương pháp này để kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh.
- Điều này lý giải vì sao, có tới 50% giáo viên cho rằng có nhu cầu bồi dưỡng về phương pháp vấn đáp và 56,7% giáo viên xác nhận tiếp tục có nhu cầu bồi dưỡng phương pháp kiểm tra viết để đo lường, đánh giá mức độ đạt được của học sinh về phẩm chất, năng lực so với các tiêu chuẩn được xác định..
- Hai là, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên GDCD về công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trước yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục.
- Xuất phát từ yêu cầu dịch chuyển đánh giá kiến thức, kỹ năng sang đánh giá phẩm chất, năng lực, nhiều giáo viên chưa thật sự thành thạo trong việc thiết kế và sử dụng các công cụ đánh giá kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Các chủ đề thuộc phần Giáo dục kinh tế vốn đã là những kiến thức mới, việc xác định năng lực và phẩm chất tương ứng cần hướng đến khi thiết kế kế hoạch dạy học đã là công việc không hề đơn giản và theo đó, việc xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh ở các chủ đề mới càng trở thành yêu cầu, đòi hỏi cao về năng lực chuyên môn của đội ngũ giáo viên GDCD ở các trường THPT trong những năm sắp tới.
- Về vấn đề này, kết quả thăm dò ý kiến của 30 giáo viên GDCD ở trường THPT cho thấy: có 26/30 (chiếm 87%) giáo viên tỏ ra lúng túng khi xây dựng và thiết kế các công cụ đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Điều này cho thấy, việc bồi dưỡng giáo viên về kỹ thuật xây dựng công cụ đánh giá là điều cần thiết, đáp ứng yêu cầu của chính đội ngũ nhà giáo trước việc triển khai chương trình GDCD nói chung và phần Giáo dục kinh tế nói riêng ở các trường THPT trong thời gian tới..
- Những yêu cầu đặt ra đối với công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD về phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Một là, yêu cầu đặt ra đối với việc bồi dưỡng giáo viên về xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá k ết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực..
- Mặc dù, đây không phải là vấn đề hoàn toàn mới nhưng việc nhận diện bản chất, yêu cầu của kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh vẫn còn nhiều vấn đề cần được giáo viên nhận thức thấu đáo.
- Cốt lõi của công tác bồi dưỡng là phải giúp giáo viên nhận diện tường tận sự khác biệt căn bản giữa kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng và kiểm tra, đánh giá năng lực.
- Nếu như kiểm tra, đánh giá kiến thức, kỹ năng chú trọng đến đo lường mức độ tái hiện, ghi nhớ kiến thức thì kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực phải chú trọng “kết hợp giữa đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số, cần nhận xét sự tiến bộ về thái độ, hành vi, kết quả học tập môn học sau mỗi học kì, cả năm học” [8]..
- Công tác bồi dưỡng cần giúp mỗi giáo viên nắm vững một số quan điểm hiện đại về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực: Đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh cần được xem là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh để thu thập minh chứng về phẩm chất, năng lực, đồng thời sử dụng các chuẩn đánh giá để đưa ra kết luận về mức độ đạt được của học sinh so với yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực.
- Mặt khác, quá trình đánh giá được chuyển đổi từ đánh giá một chiều sang đánh giá đa chiều với sự tham gia đánh giá của nhiều chủ thể..
- Qua bồi dưỡng, giáo viên cần nhận thức rõ rằng, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh tập trung vào đánh giá thái độ, cách ứng xử của học sinh trước những vấn đề, tình huống cụ thể và đánh giá kết quả thực hiện hành vi được quy chuẩn theo các mức độ, tiêu chí xác định..
- Đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh cần lấy mục tiêu điều chỉnh hoạt động dạy - học, đánh giá vì sự tiến bộ của người học là cơ bản.
- Theo đó, đánh giá được quan niệm là hoạt động học tập và đánh giá vì học tập.
- Kết quả đánh giá không nhằm so sánh giữa các học sinh mà là cung cấp cho học sinh và giáo viên những phản hồi về mặt mạnh, mặt yếu để học sinh điều chỉnh hoạt động học và giáo viên điều chỉnh hoạt động dạy ở giai đoạn tiếp theo.
- Qua bồi dưỡng, giáo viên cũng cần nắm vững, hiểu sâu và sử dụng k ết hợp được nhiều hình thức đánh giá (quan sát, hỏi - đáp, hồ sơ học tập/sản phẩm học tập của học sinh hoặc kiểm tra viết) với nhiều công cụ đánh giá đa dạng, được thực hiện ở mọi thời điểm của quá trình dạy học, giáo dục..
- Hai là, những yêu cầu đặt ra đối với việc bồi dưỡng giáo viên GDCD ở trường THPT về các phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần Giáo dục kinh tế theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Có thể nói, kỹ năng lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh phần giáo dục kinh tế là vấn đề được giáo viên quan tâm và có nhu cầu bồi dưỡng.
- Theo kết quả điều tra xã hội học, phần lớn giáo viên nhận thấy tính cần thiết được bồi dưỡng về phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực.
- Trong đó, thứ bậc ưu tiên của các phương pháp kiểm tra, đánh giá cần được bồi dưỡng có sự khác nhau, điều đó cho thấy, nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên là không hoàn toàn đồng nhất, phản ánh tính phong phú, nhiều chiều trong nhu cầu của đội ngũ giáo viên.
- Các phương pháp k iểm tra, đánh giá học sinh theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cần được bồi dưỡng cho giáo viên GDCD ở trường THPT.
- 4 Phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập/ sản phẩm học tập 30.
- Theo bảng 1, có thể thấy giáo viên có nhu cầu bồi dưỡng cao ở phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập/sản phẩm học tập (xếp thứ bậc 1).
- Do vậy, công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD ở các trường THPT cần chú trọng đến hai phương pháp, kiểm tra này.
- Khi bồi dưỡng giáo viên năng lực sử dụng phương pháp quan sát hay phương pháp đánh giá qua hồ sơ học tập/sản phẩm học tập ở phần “Giáo dục kinh tế”, cần chú trọng bồi dưỡng giáo viên kỹ năng quan sát (quan sát quá trình và quan sát sản phẩm), kỹ năng thiết kế các công cụ tương thích với mục tiêu đánh giá, tương thích với yêu cầu cần đạt và các chỉ báo về hành vi thể hiện phẩm chất, năng lực ở từng nội dung, chủ đề bài học thuộc lĩnh vực giáo dục kinh tế..
- Những năng lực này cần được kiểm tra, đánh giá thông qua các chỉ báo về hành vi của học sinh liên quan đến các chủ đề giáo dục kinh tế, đặc biệt là các vấn đề: Sản xuất kinh doanh.
- văn hoá tiêu dùng Việt Nam và quản lí thu, chi gia đình… Có thể xem đây là yêu cầu cần được đảm bảo để tạo chuyển biến trong công tác đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh..
- Ba là, những yêu cầu đối với việc bồi dưỡng giáo viên GDCD ở trường THPT về k ỹ thuật thiết k ế công cụ kiểm tra, đánh giá k ết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Việc bồi dưỡng giáo viên GDCD ở trường THPT cần coi trọng việc thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, giáo dục để tiến tới đảm nhiệm được việc dạy toàn bộ môn học theo hướng phát triển năng lực học sinh.
- Trước hết, khóa học bồi dưỡng cần giúp giáo viên xác định rõ những yêu cầu cụ thể của từng công cụ kiểm tra, đánh giá.
- Ở bài viết này sẽ tập trung làm rõ những yêu cầu cơ bản đối với một số công cụ kiểm tra, đánh giá được phần lớn giáo viên GDCD ở trường THPT có nhu cầu được bồi dưỡng khi triển khai thực hiện dạy học phần.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí (thang đo)..
- Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật: Giáo viên cần nhận thức được rằng, đây không phải công cụ kiểm tra, đánh giá thường xuyên, áp dụng phổ biến cho mọi giờ học hoặc hoạt động giáo dục.
- Công cụ kiểm tra, đánh giá này sẽ có ưu thế nổi trội và thích hợp khi giáo viên quan sát và thường được tập trung vào những học sinh có những biểu hiện đặc biệt để ghi nhận sự tiến bộ về phẩm chất, năng lực hoặc để phát hiện những khó khăn, hạn chế của học sinh.
- Với phần “Giáo dục kinh tế”, khi sử dụng Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật, giáo viên cần thu thập thông tin về phẩm chất, năng lực học sinh thông qua thái độ, hành vi đối với các vấn đề như sản xuất kinh doanh, việc làm và xu hướng tuyển dụng.
- Hồ sơ học tập/sản phẩm học tập của học sinh: Đây là công cụ đánh giá có nhiều ưu điểm và phù hợp với việc đo lường năng lực học sinh, nhất là năng lực giáo dục kinh tế.
- Phiếu đánh giá theo tiêu chí: Xuất phát từ thực tế, môn GDCD trước nay chưa được chú trọng đánh giá bằng phiếu đánh giá (thang đo), để đo lường mức độ tiến bộ, mức độ đạt được về phẩm chất, năng lực học sinh đòi hỏi công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD cần tạo các hoạt động để mỗi giáo viên được thực hành việc thiết kế các phiếu đánh giá theo tiêu chí với việc mô tả thành mức độ rõ ràng ở mỗi yêu cầu cần đạt hay mỗi chỉ báo về về hành vi và phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Khi thiết kế phiếu đánh giá theo tiêu chí đòi hỏi giáo viên phải nắm vững các dạng thang đo (thang đo dạng số, thang đo dạng đồ thị), đặc biệt là thang đo dạng đồ thị có mô tả..
- Với thang đo dạng số, khi thiết kế giáo viên cần đưa ra các con số chỉ mức độ biểu hiện của một phẩm chất, năng lực của học sinh.
- Với thang đo dạng đồ thị, cần bồi dưỡng để giáo viên thành thục việc thiết kế thang đo để chỉ mức độ học sinh tham gia vào các nhiệm vụ học tập, qua đó đánh giá phẩm chất, năng lực học sinh..
- Giáo viên cần thấy rằng, sự mô tả này chỉ ra những khác biệt trong biểu hiện hành vi của học sinh ở những mức độ khác nhau.
- Nó giải thích rõ ràng cho giáo viên và học sinh những hành vi cụ thể tương ứng với những mức độ được đánh giá và hướng tới hành vi tốt nhất cần phải đạt tới.
- Việc mô tả càng chi tiết thì việc đánh giá càng chính xác..
- Ở phần nhận xét hãy ghi thêm những gì giải thích cho cách đánh giá của bản thân..
- Bốn là, bồi dưỡng giáo viên về quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phần “Giáo dục kinh tế” theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
- Yêu cầu đặt ra của công tác bồi dưỡng giáo viên trên bình diện này cần đảm bảo để mỗi giáo viên nắm bắt và vận dụng thuần thục quy trình kiểm tra đánh giá theo các bước:.
- Căn cứ vào kế hoạch và các hoạt động dạy học được thiết kế, giáo viên xác định mục đích kiểm tra, đánh giá.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá..
- Bước 4: Lựa chọn công cụ đánh giá tương thích..
- Bước 5: Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá.
- Bước 6: Tiến hành kiểm tra, đánh giá và phản hồi kết quả đánh giá..
- Với yêu cầu cần đạt nêu trên, giáo viên cần xác định được trọng tâm kiểm tra, đánh giá học sinh ở chủ đề này là phẩm chất trách nhiệm, năng lực tự chủ và năng lực điều chỉnh hành vi..
- Bước 2: Xác định mục đích kiểm tra, đánh giá: Đo lường mức độ đạt được về phẩm chất trách nhiệm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch tài chính.
- Bước 3: Lựa chọn phương pháp kiểm tra, đánh giá.
- Với những phẩm chất, năng lực nêu trên, giáo viên cần thiết phải sử dụng phương pháp quan sát, đánh giá qua sản phẩm học tập của học sinh.
- Bởi vì năng lực lập kế hoạch tài chính và kiểm soát tài chính cá nhân của học sinh chỉ có thể được đánh giá qua quan sát quá trình về thái độ học tập để đo lường mức độ đạt được về phẩm chất trách nhiệm của học sinh.
- Bước 4: Xác định công cụ đánh giá tương thích.
- Ở ví dụ này, giáo viên cần sử dụng 3 công cụ:.
- Bước 5: Thiết kế công cụ đánh giá theo tiêu chí đã xác định (Bao gồm Sổ ghi chép các sự kiện thường nhật tập trung vào những học sinh cần giúp đỡ đặc biệt hoặc các học sinh có biểu hiện tiến bộ về phẩm chất và năng lực liên quan đến bài học.
- Bước 6: Tiến hành kiểm tra và phản hồi kết quả đánh giá..
- Công tác bồi dưỡng giáo viên GDCD về kiểm tra, đánh giá không chỉ góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ nhà giáo mà còn là điều kiện đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực sự của hoạt động đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trước yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu là tư liệu tham khảo cho việc thực hiện bồi dưỡng giáo viên GDCD trước yêu cầu triển khai chương trình môn Giáo dục kinh tế và Pháp luật sau năm 2020.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt