« Home « Kết quả tìm kiếm

Phim tài liệu Việt - Còn nghèo sự tưởng tượng


Tóm tắt Xem thử

- pHiM tài Liệu Việt.
- “Một Đất nước KHÔnG có pHiM tài Liệu GiốnG nHư Một Gia ĐìnH KHÔnG có aLBuM ảnH” (a cOuntry witHOut DOcuMEntariES iS LiKE a FaMiLy witH nO pHOtO aLBuM”, Đó Là tinH tHần của FEStiVaL pHiM tài Liệu Quốc tế Lần tHứ 3 Diễn ra từ 6 -13/6/2011 tại tp HcM Và từ 8 - 14/6/2011 tại Hà nội..
- M ỗi buổi chiếu, nhà sản xuất đã cố gắng giới thiệu đến khán giả một phim tài liệu châu âu và một bộ phim tài liệu Việt nam cùng một đề tài như một cuộc đối thoại và so sánh khá thú vị..
- tranh chấp, phiên tòa và xử án là chủ đề của hai bộ phim được chiếu trong lễ khai mạc Festival phim tài liệu quốc tế lần thứ ba tại Hà nội.
- Đó là phim “Khoảng cách” của Việt nam và phim “cleveland chống lại phố wall” do Đại sứ quán thụy Sĩ giới thiệu.
- nhiều khán giả cho rằng bộ phim “cleveland chống lại phố wall” khó theo dõi hơn nhiều so với phim “Khoảng cách” của Việt nam.
- nếu phim “Khoảng cách” là những hình ảnh dàn dựng và tổng hợp từ hành trình đi tìm công lý cho vụ án “ăn đất” gây xôn xao dư luận của một số quan chức Hải phòng của ông Đinh Đình phú và nhà báo Vũ thị Hải;.
- “cleveland chống lại phố wall” lại chỉ là một vụ án thể nghiệm, ước mơ về sự công bằng cho những người dân nghèo bị các ngân hàng đầu tư ở phố wall đẩy vào cảnh vô gia cư..
- phim “Khoảng cách” của đạo diễn trần phi đã làm “hởi lòng hởi dạ” nhiều khán giả xem phim bởi một kết cục như ý, có hậu.
- trong khi đó “cleveland chống lại phố wall” của đạo diễn Jeas- Stéphane Bron cho thấy một cách làm phim đầy nghệ thuật, trong một sự việc rất thực tế là xét xử, tố tụng.
- Bộ phim là cuộc tranh luận, cân não cực kỳ căng thẳng và nhiều.
- Văn Hóa - nGHệ tHuật.
- phê bình, lên án lâu nay dường như đã trở thành quy chuẩn của nhiều bộ phim tài liệu Việt nam phản ánh những mặt tiêu cực của xã hội.
- phim “Khoảng cách”.
- những khán giả thực sự theo dõi “cleveland chống lại phố wall” sẽ thấy đây thực sự là một bộ phim hay, đầy sáng tạo, một câu chuyện ngụ ngôn có giá trị phổ biến về chủ nghĩa tư bản.
- Bộ phim làm về thủ tục tố tụng này - một thủ tục lẽ ra đã phải diễn ra.
- như “Khoảng cách”, “cleveland chống lại phố wall” cũng đã làm được một điều đó là thể hiện ước mơ về một phiên tòa có trong hiện thực, một phiên tòa mang lại công bằng cho những người dân nghèo và ít học bị phố wall dẫn dụ vào con đường cầm cố chính căn nhà của mình.
- Bộ phim cũng góp một tiếng nói bảo vệ quyền lợi cho những người dân lao động ở Mỹ, những người đang bị cuốn vào vòng xoáy cho vay nặng lãi, cho vay thế chấp đầy nguy hiểm ở đất nước mà kinh tế được coi trọng hàng đầu này..
- “Khoảng cách” chưa làm được điều ấy..
- nhiều chi tiết dàn dựng và tính phê phán gay gắt, chủ quan, ít nhiều có tính áp đặt là điều mà nhiều khán giả cảm nhận ở phim.
- Bộ phim chưa thoát ra được guồng chảy cũ của nhiều phim tài liệu trong nước nên chỉ dừng lại ở mốc là một phim tài liệu phản ánh, ước lệ chưa thực sự mang đến một điểm nhìn soi chiếu toàn diện và tích cực..
- theo dõi những bộ phim còn lại của Festival phim tài liệu quốc tế lần này,.
- “Múa với pietragalla: trên đầu mũi chân” (pháp) và “Hãy nói!” hay “Đi để thấy” (Việt nam) chung đề tài về nghệ thuật múa, sự đa dạng và những cú sốc văn hoá.
- phim “nghệ thuật bị đánh cắp” (wallonie - Bruxelles, Bỉ) và “Điệu múa cổ” (Việt nam.
- về mối quan hệ tác giả và tác phẩm nghệ thuật.
- chúng ta thấy rõ việc “làm chưa tới” của phim tài liệu Việt so với các nước bạn.
- tính quy mô và nghệ thuật của “Múa với pietragalla: trên đầu mũi chân” là điều mà “Hãy nói” của Việt nam còn phải học tập.
- nếu “nghệ thuật bị đánh cắp” của đạo diễn Simon Backès là một bộ phim tài liệu hấp dẫn, chất vấn khán giả và đặt ra những câu hỏi cơ bản về tác phẩm nghệ thuật, về vị trí và giá trị của nó thì.
- “Điệu múa cổ” của Việt nam là một bộ phim nghiên cứu về vẻ đẹp trong tranh của họa sĩ nguyễn tư nghiêm.
- Khác với tính ca ngợi, điểm nhìn về vẻ đẹp của những tác phẩm mà tự thân nó đã là một minh chứng của đạo diễn Việt nam nguyễn Văn Hướng, đạo diễn của phim.
- “nghệ thuật bị đánh cắp” đã mời khán giả cùng chia sẻ với ông những câu hỏi về nghệ thuật: Liệu tác phẩm nghệ thuật có thể tồn tại mà không cần tới nghệ sĩ không? Liệu vẻ đẹp có thể tồn tại mà không cần tới quyền tác giả không? trí tưởng tượng khó đoán của đạo diễn Simon Backès đã lôi cuốn khán giả vào.
- câu chuyện điều tra nghệ thuật đầy tính bác học, biện chứng, điều mà đạo diễn Việt nam chưa làm được trong việc lý giải một cách sâu sắc mối quan hệ tác giả và tác phẩm nghệ thuật..
- những bộ phim tài liệu Việt nam còn lại được trình chiếu trong Festival phim tài liệu quốc tế lần thứ ba đều có chung một đặc điểm là phản ánh thực trạng xã hội Việt nam, góp một tiếng nói cảnh tỉnh hoặc ca ngợi, phê phán hoặc khơi dậy ý thức bảo tồn những giá trị văn hóa, tinh thần Việt.
- nói một cách công bằng, so với phim tài liệu nước ngoài, những phim tài liệu Việt nam được trình chiếu trong Festival lần này chưa gây được ấn tượng, hiệu ứng mạnh mẽ.
- căn nguyên của vấn đề là ở chỗ phim tài liệu Việt còn rập khuôn, máy móc, chưa có sáng tạo mới trong chủ đề và cách thể hiện.
- Khán giả chưa xem nhưng đã nắm chắc gần như kết cục của bộ phim.
- phim tài liệu là thể loại ký sự bằng hình ảnh cung cấp hiểu biết về con người, miền đất, các biến cố, giai đoạn lịch sử, tuy nhiên nó không đơn thuần là phản ánh một cách thiếu nghệ thuật, lạm dụng chức năng đánh giá và truyền tải thông tin đa chiều, có bàn tay dàn dựng thiếu kỹ thuật.
- phim tài liệu Việt cần có thêm tính tưởng tượng trong cách biểu đạt thông tin..
- Festival phim tài liệu lần này có lẽ đã cho các nhà làm phim tài liệu và khán giả Việt thưởng thức những tác phẩm theo phong cách sáng tạo riêng và nét đặc trưng của nền văn hóa mỗi nước, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm về cách biểu đạt trong sự đa dạng của điện ảnh tài liệu.
- Làm thế nào để khán giả phim tài liệu Việt “Đón nhận từng bộ phim như lần giở lại từng trang ký ức gia đình”, bà nguyễn thị tuyết - Giám đốc Hãng phim tài liệu và Khoa học trung ương chia sẻ có lẽ là cái đích mà phim tài liệu Việt cần hướng tới..
- Bà nguyễn thị tuyết - Giám đốc Hãng phim tài liệu và Khoa học trung ương