« Home « Kết quả tìm kiếm

Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học sư phạm kỹ thuật Vinh


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh Tác giả luận văn: Lê Hồ Thùy Linh Khóa Người hướng dẫn: TS.
- Cao Tô Linh Từ khóa (Keyword): Động lực làm việc của giảng viên a) Lý do chọn đề tài Vấn đề quyết định thành công của một trường đại học,đó là nguồn nhân lực, với cốt lõi là chính sách tạo động lực để huy động sự nỗ lực, không ngừng sáng tạo khoa học của cán bộ giảng viên trong Nhà trường.
- Việc lựa chọn và ứng dụng mô hình tạo động lực trong các Nhà trường hiện nay có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng.
- Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh luôn là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực đào tạo nhân lực trình độ đại học và cao đẳng kỹ thuật, công nghệ.
- Tuy nhiên trong những năm gần đây, tỷ lệ giảng viên rời khỏi Nhà trường tương đối cao.
- Một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là do công cụ tạo động lực cho giảng viên của trường còn bị động, thiếu cơ sở thực tế và khoa học.
- Trong khi đó tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào về vấn đề tạo động lực cho người lao động, chưa có sự quan tâm hết mức về vấn đề này.
- Từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Tạo động lực làm việc cho giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh” làm đề tài nghiên cứu.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Mục đích nghiên cứu.
- Hệ thống hóa được cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc trong tổ chức.
- Đánh giá thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật từ đó nghiên cứu phân tích tìm ra nguyên nhân của tình trạng giảng viên có năng lực rời khỏi trường.
- Đề xuất các giải pháp pháp tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- 2 • Đối tượng nghiên cứu: Yếu tố tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- Phạm vi nghiên cứu: Đội ngũ giảng viên trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- c) Tóm tắt các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Chương 1: Đưa ra được những vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc trong tổ chức đồng thời cũng nêu lên phương pháp và mô hình tác giả sử dụng để nghiên cứu trong luận văn.
- Chương 2: Giới thiệu khái quát về Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- Trong chương này tác giả nêu lên được thực trạng tạo động lực làm việc và đo lường đánh giá các yếu tố tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên thông qua việc phân tích, khảo sát mức độ hài lòng của giảng viên về các vấn đề như lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội đào tạo, thăng tiến, mối quan hệ của đồng nghiệp, cấp trên, điều kiện làm việc…Tại chương này tác giả đã chỉ ra mặt hạn chế và nguyên nhân của vấn đề tạo động lực làm việc mà Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh cần tìm các giải pháp để khắc phục.
- Chương 3: Đã nêu lên định hướng phát triển của Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh.
- d) Phương pháp nghiên cứu.
- e) Kết luận Luận văn được nghiên cứu với hy vọng đóng góp nhằm chỉ ra thực trạng tạo động lực làm việc của giảng viên tại Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh thông qua việc phân tích tác động của các yếu tố tạo động lực làm việc theo mô hình đề xuất.
- Qua quá trình tìm hiểu, tác giả đã tìm ra các hạn chế của công tác tạo động lực làm việc của giảng viên và đồng thời chỉ rõ những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó.
- Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra các giải pháp nhằm tạo động lực làm việc cho giảng viên.Hy vọng những giải pháp đưa ra trong đề tài nếu được áp dụng sẽ giúp Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Vinh sẽ thúc đẩy việc tạo động lực làm việc cho đội ngũ giảng viên của Nhà trường, trở thành công cụ hữu hiệu giúp ích cho hoạt động quản lý của Nhà trường

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt