« Home « Kết quả tìm kiếm

Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỀ TÀI: Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chi nhánh Hà Nội.
- quản trị nhân lực.
- Lý do chọn đề tài Quản trị nhân lực là nhiệm vụ không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, là một trong những nội dung thiết yếu giúp doanh nghiệp tồn tại và phát triển không ngừng.
- Tuy nhiên, qua thời gian làm việc tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tác giả nhận thấy rõ một số nhược điểm trong cách thức hoạt động về lĩnh vực nhân sự , ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản trị nhân lực nói riêng và hiệu quả kinh doanh nói chung.
- Vì vậy, tác giả đã quyết định đi sâu tìm hiểu và lựa chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam”.
- Mục đích nghiên cứu của Luận văn Mục tiêu chung: Tìm ra những bất cập, từ đó xây dựng các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đáp ứng yêu cầu đổi mới để bắt kịp xu hướng kinh tế hiện nay.
- Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhân sự và quản trị nhân sự của doanh nghiệp – và cụ thể trong lĩnh vực ngân hàng.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nhân sự tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể để khắc phục nhược điểm và đưa ra định hướng mới phù hợp để hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong tương lai gần.
- Đồng thời, luận văn còn sử dụng các phương pháp chuyên ngành như: tổng kết kinh nghiệm, tổng hợp, so sánh và vận dụng những kiến thức đã được trang bị như quản trị học, quản trị nhân sự, lý thuyết hệ thống, phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Nội dung chính của Luận văn và đóng góp mới của tác giả Kết cấu Luận văn gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản trị nhân lực Chương 1 là toàn bộ hệ thống lý thuyết về nhân sự và công tác quản trị nhân lực (Khái niệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, các nhân tố ảnh hưởng và nội dung).
- Chương 2: Thực trạng nguồn nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chương 2 giới thiệu sơ bộ về Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, đồng thời phân tích thực trạng công tác quản lý nhân sự trong giai đoạn qua một số đề mục chính.
- Từ đó, luận văn chỉ ra những điểm mạnh và điểm còn hạn chế, cần khắc phục: Công tác hoạch định nhân lực chưa được quan tâm đúng mức Tuyển dụng nhân sự chưa đảm bảo công bằng, quy trình rườm rà Cách thức điều hành của cấp quản lý chưa đuổi kịp xu hướng quản trị hiện đại, cách thức xử lý thưởng phạt không thuyết phục Công tác đãi ngộ nhân sự mang tính bình quân chưa gắn bó với khối lượng, chất lượng và hiệu quả công việc Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhân sự tại Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
- Chương 3 dựa trên định hướng phát triển chung, định hướng chiến lược về nhân sự, cũng như các hạn chế đã nêu của Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, tác giả đề xuất ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nhân sự: Chú trọng vào công tác hoạch định nhân lực trong ngắn hạn cũng như dài hạn Đẩy mạnh công tác đào tạo, phát triển nhân sự Rút ngắn quy trình tuyển dụng, đảm bảo công bằng trong tuyển dụng Điều chỉnh chính sách đãi ngộ 5.
- Kết luận chung Thông qua quá trình thống kê, phân tích từ các dữ liệu của Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bên cạnh những ưu điểm, luận văn đã nêu rõ được nhược điểm cùng biện pháp khắc phục tương ứng trong công tác quản lý nhân sự.
- Vì vậy, nếu xem xét triển khai nhanh, Chi nhánh Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam sẽ không chỉ đạt được mục tiêu hoàn thiện mà còn có thể tạo tiền đề cho việc nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhân sự.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt