« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh


Tóm tắt Xem thử

- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ NGA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI - 2017 i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ` NGUYỄN THỊ NGA MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS.
- 4 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ.
- Đội ngũ CBCC cấp xã.
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã.
- Đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã.
- Khái niệm động lực, tạo động lực.
- Khái niệm động lực.
- Khái niệm tạo động lực.
- Đo lường động lực của cán bộ, công chức.
- Các yếu tố tác động đến động lực làm việc cho CBCC.
- Các công cụ để tạo động lực làm việc cho CBCC.
- Tạo động lực bằng tiền lương, phụ cấp, các chế độ đãi ngộ.
- Tạo động lực bằng công tác tuyển dụng, bố trí, sử dụng.
- Tạo động lực bằng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Tạo động lực bằng công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển.
- Tạo động lực bằng việc thăng tiến.
- Tầm quan trọng của tạo động lực làm việc cho CBCC trong tổ chức hành chính nhà nước.
- Động lực làm việc quyết định hiệu suất làm việc của các cá nhân trong tổ chức.
- Động lực làm việc là cơ sở đem lại sự sáng tạo trong tổ chức.
- Động lực làm việc giúp giảm thiểu những vấn đề có tác động tiêu cực nảy sinh trong hoạt động của tổ chức.
- 31 Chương 2: THỰC TRẠNG ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.
- Giới thiệu chung về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Thạch Hà.
- Về số lượng cán bộ, công chức cấp xã.
- Về độ tuổi của cán bộ, công chức cấp xã.
- Về chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã.
- Thực trạng công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã.
- Thăm dò ý kiến về động lực làm việc của CBCC tại UBND cấp xã.
- 47 2.3.2 Nghiên cứu nhu cầu của CBCC UBND cấp xã.
- 48 2.3.3 Yếu tố tạo ra động lực thúc đẩy bằng cách thiết lập mục tiêu làm việc của CBCC.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tạo động lực bằng phương pháp khuyến khích tài chính.
- Nghiên cứu thực trạng hoạt động tạo động lực bằng phương pháp khuyến khích phi tài chính.
- Những hạn chế, khó khăn trong công tác tạo động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã và nguyên nhân.
- 80 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THẠCH HÀ, TỈNH HÀ TĨNH.
- Xu hướng phát triển của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hoá tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, công chức nâng cao trình độ về mọi mặt.
- Định hướng tạo động lực cho CBCC trong thời gian sắp tới.
- Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Đổi mới nhận thức về tầm quan trọng động lực làm việc của CBCC cấp xã.
- Tạo động lực bằng phương pháp khuyến khích tài chính.
- Cải thiện điều kiện, môi trường làm việc cho CBCC cấp xã.
- Nâng cao động lực cho CBCC bằng công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Tạo động lực cho cán bộ, công chức bằng đề bạt, bổ nhiệm lãnh đạo.
- Đối với UBND cấp huyện, cấp xã.
- 103 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: CBCC cấp xã chia theo đảng viên, tôn giáo và giới tính.
- 39 Bảng 2.2: Cán bộ công chức cấp xã chia theo độ tuổi.
- 40 Bảng 2.3: Trình độ văn hóa của cán bộ, công chức cấp xã.
- 42 Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã.
- 42 Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của CBCC cấp xã.
- 44 Bảng 2.7: Trình độ tin học, ngoại ngữ CBCC cấp xã.
- 54 Bảng 2.13: Bảng lương bình quân tháng theo cấp bậc chức vụ đối với công chức xã Thạch Tiến.
- 66 Bảng 2.19: Thực trạng nhu cầu đăng ký và kết quả thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Ủy ban nhân dân cấp xã giai đoạn 2012-2016.
- 69 Bảng 2.20: Kết quả đào tạo CBCC UBND cấp xã giai đoạn 2012-2016.
- Tính cấp thiết của đề tài Đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) cấp xã có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện thành công các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh.
- Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy cấp xã nói riêng và hệ thống chính trị nói chung, xét đến cùng được quyết định bởi phẩm chất, năng lực và hiệu quả công tác của đội ngũ CBCC cơ sở.
- CBCC cấp xã có vai trò là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước với quần chúng nhân dân đồng thời trực tiếp bảo đảm kỷ cương phép nước tại cơ sở, bảo vệ các quyền tự do dân chủ, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
- Chính vì đội ngũ CBCC cấp xã có vai trò quan trọng như vậy nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà nước ta.
- Nhận định về đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong chương trình cải cách tổng thể hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 khẳng định: “Đội ngũ CBCC còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một số bộ phận cán bộ, công chức.
- Đặc biệt họ thiếu đi một động lực thật sự rõ ràng và cơ chế tạo động lực từ chính cơ quan, tổ chức họ phục vụ đề thực hiện công vụ và đạt được mục tiêu công việc”.
- Huyện Thạch Hà đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá và thực hiện các công trình, dự án trọng điểm gắn với chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nên việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã là yêu cầu hết sức bức thiết.
- Thời gian qua, đội ngũ CBCC cấp xã của huyện Thạch Hà đã từng bước được nâng cao về số lượng và chất lượng, góp phần củng cố, kiện toàn bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
- lề lối làm việc chưa đổi mới.
- Trong thời gian qua có nhiều nghiên cứu về động lực làm việc cho CBCC, cho CBCC, cho các cán bộ, công chức ở các công ty trong nước, nước ngoài, và ở các cơ quan nhà nước.
- Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu về động lực làm việc cho đội ngũ CBCC tại huyện Thành Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Vì vậy, việc thực hiện luận văn với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn Huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh” có ý nghĩa thực tiễn to lớn nhằm đưa ra các giải pháp góp phần xây dựng và hoàn thiện chính sách về các giải pháp tạo động lực làm việc giúp cán bộ CBCC yên tâm công tác, phát huy trí tuệ năng suất lao động, nâng cao năng lực, thúc đẩy kinh tế xã hội huyện nhà ngày càng phát triển.
- Mục đích Luận văn có mục đích chính là nghiên cứu động lực làm việc của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của đội ngũ này tại huyện Thạch Hà tỉnh Hà Tĩnh.
- Nhiệm vụ - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về động lực làm việc của CBCC - Nghiên cứu thực trạng động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao động lực làm việc của đội ngũ CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thạch hà, Hà Tĩnh 3.
- Đối tượng nghiên cứu Động lực làm việc và công tác tạo động lực làm việc cho CBCC cấp xã 3 3.2.
- Phạm vi nghiên cứu - Luận văn khảo sát đánh giá thực trạng động lực làm việc của CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn và đề xuất các giải pháp nâng cao động lực làm việc cho CBCC cấp xã đến năm 2020.
- Phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách khảo sát thực tế: Người nghiên cứu qua quá trình đi sâu vào tìm hiểu các vấn đề về động lực làm việc, các yếu tố tác động đến động lực làm việc của các cán bộ, CBCC, và thực tế tại địa phương.
- Đóng góp của luận văn 4 - Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận về về động lực làm việc của CBCC - Đánh giá thực trạng về động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh, rút ra những thành công và hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm - Đề xuất một số giải pháp cần thiết và có tính khả thi nhằm nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho một số địa phương khác trong việc nâng cao động lực làm việc cho CBCC.
- Kết cấu đề tài luận văn Luận văn có phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục và cơ cấu nội dung chính gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về động lực làm việc của CBCC Chương 2: Thực trạng động lực làm việc của cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh Chương 3: Một số giải pháp nâng cao động lực làm việc cho cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà, tỉnh Hà Tĩnh.
- 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ 1.1.
- Đội ngũ CBCC cấp xã 1.1.1.
- Khái niệm Các nước khác nhau thì khái niệm về cán bộ, công chức cũng khác nhau, đa số các nước đều giới hạn CBCC trong phạm vi bộ máy hành chính nhà nước (Chính phủ và cấp chính quyền địa phương).
- Ở nước ta, phù hợp với thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước, Đảng, đoàn thể, chúng ta dùng khái niệm “cán bộ, công chức”.
- Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008, các bộ và công chức là hai đối tượng khác nhau.
- Công chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong cơ quan, đơn vị thuộc quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
- đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lí của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được đảm bảo từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
- Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 thì ở cấp xã phường thị trấn thì: Cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn, là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kì trong thường trực hội đồng nhân dân, uỷ 6 ban nhân dân, bí thư, phó bí thư đảng uỷ người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội.
- Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây.
- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc uỷ ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
- Công chức cấp xã có các chức danh sau đây.
- Vị trí, vai trò của cán bộ, công chức cấp xã 1.1.2.1.
- Vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ cấp xã Xã là một đơn vị cấp hành chính cuối cùng trong bốn cấp của hệ thống quản lý hành chính, là cấp thấp nhất theo sự phân cấp quản lý nhưng thấp nhất không đồng nghĩa với ít quan trọng nhất.
- Do vậy, xây dựng đội ngũ cán bộ xã là nhiệm vụ rất quan trọng.
- Có thể đánh giá vị trí, vai trò của cán bộ cấp xã trên một số khía cạnh sau.
- Đội ngũ cán bộ xã là người giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hoá sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở.
- Cán bộ xã là cầu nối quan trọng nhất giữa Đảng, nhà nước với nhân dân.
- Đội ngũ cán bộ xã giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng và thúc đẩy phong trào cách mạng của quần chúng ở cơ sở.
- Vị trí, vai trò của đội ngũ công chức cấp xã Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng nêu cao vai trò của người cán bộ.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề then chốt.
- Khẳng định vị trí, vai trò của người cán bộ, đòi hỏi người cán bộ phải có những đức tính tốt, Hồ Chí Minh cũng không cực đoan cho rằng cán bộ chỉ có tính tốt hay toàn tính tốt, mà cán bộ trước hết cũng là con người, có thể có cả tính xấu.
- Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức.
- Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy.
- 8 Cán bộ, công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động của tổ chức.
- Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ.
- Cán bộ, công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt "Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy.
- Đảng ta luôn coi trọng công tác cán bộ, đặc biệt là thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng nhận định: "Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng gắn liền với vận mệnh của Đảng, của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng".
- Vốn quý nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta là cán bộ.
- Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách mạng

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt