« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp nhằm giải quyết việc làm cho người lao động nông nghiệp, nông thôn, trong quá trình đô thị hóa tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang


Tóm tắt Xem thử

- Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, bên cạnh yếu tố tích cực thì vẫn có những tác động không mong muốn đó là tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh, dẫn đến lao động nông nghiệp mất đất, không có việc làm tăng nhanh.
- Trong quá trình phát triển, trình độ dân trí được cải thiện hơn so với các vùng khác song vẫn còn thấp so với yêu cầu của phát triển, nhìn chung mặt bằng trình độ lao động còn thấp, số lao động chưa qua đào tạo nghề còn chiếm tỷ trọng lớn.
- Bên cạnh đó, dân số tăng nhanh, đặc biệt là tỷ lệ tăng cơ học tăng cao tạo nên một áp lực lớn đối với việc làm của lực lượng lao động nông nghiệp, nông thôn của huyện Hàm Yên.
- Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa Thực tiễn trên thế giới cho thấy các nước có nền kinh tế phát triển đều phải trải qua quá trình công nghiệp hóa đất nước.
- Công nghiệp hóa dẫn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số về lao động và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới..
- 2- Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang trong quá trình đô thị hóa 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng: Lao động nông nghiệp, nông thôn Phạm vi nghiên cứu không gian: huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Phạm vi nghiên cứu thời gian: nghiên cứu giai đoạn đến năm 2017.
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn.
- Nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 4.3.
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Các báo cáo chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, thông tin bài viết từ tạp chí, báo, tài liệu và các trang web liên quan đến vấn đề về chính sách tạo việc việc làm cho lao động nông thôn.
- Tài liệu quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở tỉnh Tuyên Quang, huyện Hàm Yên.
- 5.3 Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Điều tra, phỏng vấn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên với phiếu câu hỏi được soạn sẵn: Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 3 + Chọn khoảng 50 hộ và 130 lao động đại diện cho các nhóm hộ của các xã trên địa bàn huyện Hàm Yên, trong đó tỷ lệ tôn giáo, tỷ lệ lao động có việc làm, không có việc làm trong các ngành nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
- Chọn 8 doanh nghiệp trong nông nghiệp và phi nông nghiệp có sử dụng lao động thuê.
- Phương pháp thống kê mô tả: Để mô tả thực trạng triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm ở nông thôn trên địa bàn huyện Hàm Yên.
- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng lao động việc làm của người lao động tại vùng nghiên cứu.
- Nghiên cứu các trường hợp mang tính phổ biến và đặc thù của huyện Hàm Yên để chứng minh mức khác nhau của triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm trên địa bàn huyện Hàm Yên.
- Phân tích so sánh giữa các chủ thể tạo việc làm trong cùng một điều kiện của việc triển khai thực hiện chính sách để làm rõ ảnh hưởng của chính sách tạo việc làm trên địa bàn huyện Hàm Yên.
- BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 4 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn.
- Chương 2: Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến 2020 Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 5 Chương 1- Cơ sở lý luận và thực tiễn về giải quyết việc làm ở nông thôn.
- Khái niệm lao động nông nghiệp, nông thôn 1.1.1 Khái niệm lao động nông nghiệp, nông thôn Theo C.Mac thì: Lao động là hoạt động có mục đích để sáng tạo ra những giá trị sử dụng và lao động là sự kết hợp giữa sức lao động của con người và tư liệu lao động để tác động vào đối tượng lao động.
- Theo giáo trình tổ chức lao động khoa học: Lao động là hoạt động có mục đích của con người, nhằm thỏa mãn nhu cầu về đời sống của mình, là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
- Khái niệm về nguồn lao động Nguồn lao động là phạm trù phản ánh lực lượng quan trọng nhất của nền sản xuất xã hội.
- Nguồn lao động xã hội là toàn thể những thành viên trong xã hội có khả năng tham gia lao động, bao gồm: những người theo quy định của Nhà nước ở trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người theo quy định của Nhà nước ở ngoài độ tuổi quy định nhưng thực tế tham gia lao động”.
- Nguồn lao động nông thôn tham gia vào sản xuất lương thực, thực phẩm Như chúng ta đều biết, nguồn lương thực, thực phẩm phần lớn được cung cấp từ khu vực nông thôn, ngoại thành các thành phố lớn.
- Các nguồn này vì thế mà do chính nguồn lao động nông thôn sản xuất ra.
- Nguồn lao động nông nghiệp, nông thôn tham gia vào sản xuất nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản Cùng với quá trình tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản cũng ngày càng lớn mạnh.Việc phát triển ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản với các quy trình công nghệ, quy mô khác nhau là một nội dung của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Những đặc điểm và yêu cầu về việc làm và giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn 1.2.1.Khái niệm về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn Việc làm là một phạm trù tổng hợp liên kết các quá trình kinh tế, xã hội và nhân khẩu, nó thuộc những vấn đề chủ yếu của toàn bộ đời sống xã hội.
- Điều 13 Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định.
- Việc làm là mọi hoạt động tạo ra thu nhập mà không bị pháp luật ngăn cấm”.
- Khía cạnh thu nhập ở đây muốn đề cập tới việc đảm bảo cuộc sống khi họ làm việc, lao động mà không có thu nhập thì không thể xem là làm việc, nhưng thu nhập bao nhiêu thì được gọi là làm việc.
- Khái niệm thất nghiệp và thiếu việc làm Thất nghiệp là tình trạng một bộ phận trong lực lượng lao động muốn làm việc nhưng không thể tìm được việc làm với mức tiền công không thấp hơn mức lương tối thiểu hiện hành.
- Đặc điểm việc làm trong nông nghiệp, nông thôn.
- Bên cạnh những đặc điểm chung của việc làm, việc làm nông nghiệp và nông thôn còn có những thuộc tính chung.
- Năng suất lao động thấp dẫn đến thu nhập của người lao động thấp.
- Nhu cầu về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn 1.3.1 Nội dung nhu cầu về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn Qua những phân tích về tính chất của nguồn lao động nông nghiệp ta thấy lao động trong lĩnh vực nông nghiệp không phải cố định mà nó luôn luôn biến đổi.
- Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 7 Sự biến đổi của lao động nông nghiệp do tác động của các nhân tố: Tự nhiên và cơ học.
- Nhân tố tự nhiên cho thấy lao động nông nghiệp có xu hướng tăng lên do dân số tăng.
- Nhân tố cơ học cho thấy lao động nông nghiệp có xu hướng giảm xuống do chuyển lao động nông nghiệp sang một số ngành nghề dịch vụ thuộc các ngành kinh tế quốc dân.
- Các chỉ tiêu đánh giá nhu cầu về việc làm trong nông nghiệp, nông thôn Trước hết đó là tỷ suất sử dụng quỹ thời gian làm việc của lao động nông thôn hàng năm.
- Tỷ suất sử dụng thời gian làm việc của lao động trong năm là tỷ số giữa số ngày lao động bình quân của một lao động đã sử dụng vào sản xuất so với tổng số ngày người lao động có thể làm việc được trong năm (tính bình quân cho một lao động nông thôn).
- Hậu quả của thất nghiệp và thiếu việc làm Hậu quả về kinh tế Thất nghiệp và thiếu việc làm dẫn đến tình trạng giảm sút thu nhập của hộ gia đình.
- Nó không chỉ làm suy giảm nền kinh tế xã hội mà kéo theo đó là sự suy giảm trong đời sống vật chất và tinh thần người lao động.
- Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm ở nông thôn trong quá trình đô thị hóa 1.4.1.
- Công nghiệp hóa dẫn đến chuyển dịch Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 8 cơ cấu kinh tế công – nông nghiệp, chuyển dịch cơ bản dân số về lao động và từ đó sẽ hình thành các khu đô thị mới.
- Vấn đề việc làm và giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa Trong thực tế các khu công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các khu dân cư mới được xây dựng và phát triển trong quá trình công nghiệp hóa hầu như được xây dựng trên các vùng đất được sử dụng vào mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp trước đây.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến giải quyết việc làm trong quá trình đô thị hóa 1.5.1.
- Các yếu tố vĩ mô  Nhân tố về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái Nếu nơi nào đó có điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái thuận lợi, sẽ có nhiều dự án, nhiều chương trình kinh tế - xã hội được đầu tư và như vậy nơi đó sẽ có điều kiện hơn trong giải quyết việc làm cho người lao động.
- Ngược lại, không thể có sự thuận lợi trong giải quyết việc làm tại chỗ đối với người lao động sống ở những nơi điều kiện tự nhiên bất lợi (sa mạc, vùng băng giá, vùng núi cao, hải đảo.
- Nhân tố về dân số Dân số, lao động, việc làm và nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nhân tố về chính sách vĩ mô: Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là nhà nước phải tạo các điều kiện và môi trường thuật lợi để người lao động tự tạo việc làm trong cơ chế thị trường thông qua những chính sách cụ thể.
- Thực chất là tạo ra sự phù hợp giữa cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
- Giáo dục - đào tạo giúp cho người lao động có đủ tri thức, năng lực, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của công việc, người lao động qua quá trình đào tạo sẽ có nhiều cơ hội để thực hiện các công việc mà xã hội phân công sắp xếp.
- Về Khoa học công nghệ Khoa học công nghệ đã làm biến đổi cơ cấu đội ngũ lao động.
- Bên cạnh những ngành nghề truyền thống đã xuất hiện những ngành nghề mới và cùng với nó là xu hướng tri thức hoá công nhân, chuyên môn hoá lao động, giảm bớt lao động chân tay nặng nhọc.
- Thị trường là yếu tố quan trọng, quyết định đến mở rộng việc làm và tăng thu nhập của người lao động ở khu vực nông thôn.
- Khó khăn do chất lượng nông sản phẩm kém, trong khi đó công nghiệp bảo quản phát triển chậm so với tốc độ tăng trưởng của sản xuất động nông thôn.
- Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn.
- Chính sách nông nghiệp nông thôn là tổng thể các biện pháp kinh tế phi kinh tế của nhà nước có liên quan đến nông nghiệp nông thôn nhằm tác động vào nông nghiệp nông thôn theo những mục tiêu nhất định trong một thời hạn nhất định.
- triển kinh tế xã hội nông thôn.
- Giá cả nông sản là nhân tố quyết định đến thu nhập của lao động nông nghieepj khi khối lượng sản xuất như nhau.Tính chất mùa vụ và tính vùng của sản phẩm nông nghiệp ảnh hưởng cực lớn đến cung nông sản làm cho giá cả của chúng thường bấp bênh.Vì vậy, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn như đường xá Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 10 giao thông ,hệ thống thông tin liên lạc,cơ sở chế biến nông sản tại chỗ sẽ góp phần ổn định giá cả hàng hóa  1.5.3.
- Các yếu tố nội tại của mỗi địa phương  Ruộng đất ở nông thôn.
- Vốn được đầu tư vào sản xuất và dùng vào mục đích khác nhau như nhu cầu sinh sống trước mắt, nếu vốn được sử dụng có hiệu quả sẽ thu hút nhiều lao động, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nguời dân.
- 1.6 Tình hình nghiên cứu và kinh nghiệm giải quyết công ăn việc làm 1.6.1.
- Trên thế giới  Kinh nghiệm của Trung Quốc Trung Quốc là một quốc gia đông dân nhất thế giới với 1,2 tỷ người, trong đó 70% sống ở nông thôn.
- Hàng năm, có 10 triệu người bước vào độ tuổi lao động và có nhu cầu tìm việc làm.
- Chính phủ Trung Quốc đã coi phát triển công nghiệp nghiệp nông thôn như một giải pháp quan trọng để giải quyết tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm ở nông thôn – chìa khóa để giải quyết nhiều vấn đề xã hội bức xúc khác.
- Trong những năm vừa qua, mặc dù vẫn còn tình trạng di cư đến các đô thị lớn, nhưng với các biện pháp hữu hiệu, Trung Quốc đã đạt được những thành công trong việc hạn chế sức ép về việc làm đô thị trong quá trình đô thị hóa.
- Sau đây là một số giải pháp quan trọng mà Trung Quốc đã áp dụng để giảm sức ép về việc làm đô thị.
- Phát triển các xí nghiệp địa phương để thu hút việc làm, giảm sức ép đô thị Kinh nghiệm của một số nước ASEAN Như nhiều quốc gia khác trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa, Malaysia đã phải đối đầu với tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn.
- Trong chừng mực nhất định, hiện nay, Malaysia phải nhập khẩu lao động nước ngoài để đáp ứng nhu cầu trong nước.
- Phát triển nông nghiệp nhằm thu hút nhiều lao động tại chỗ ở nông thôn.
- Luận văn cao học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 11 - Khuyến khích đầu tư trong nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài, trước hết là công nghiệp chế biến nông sản nhằm nâng cao giá trị hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp dịch vụ.
- Tại Việt Nam Qua thực tiễn giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn của các nước nói trên, ta có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam như sau.
- Chương 2: Phân tích thực trạng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang 2.1- Tổng quan về huyện Hàm Yên 2.1.1.
- Luận văn tốt nghiệp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội HV: Nông Thành Tuyên - Lớp 16A QLKT1- TQ 15 + Nguồn lực con người Lực lượng lao động ở Hàm Yên có cơ cấu trẻ.
- Năm 2017, nhóm lực lượng lao động trẻ (từ 15-34 tuổi) có 40.946,69 người, chiếm 59,24% so với tổng số.
- nhóm lực lượng lao động trung niên có 16.692 người, chiếm 34,47% và nhóm lực lượng lao động cao tuổi có 32.870 người, chiếm 6,29%.
- Nhóm lực lượng lao động trẻ chiếm tỷ lệ cao nhất 59,24%.
- Đây là thế mạnh của nguồn lao động Hàm Yên.
- Khái quát tình hình và kết quả triển khai thực hiện chính sách tạo việc làm ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
- Thực trạng công tác đào tạo nghề Hiện nay, khoảng 80% lao động của huyện và đại bộ phận lao động nông thôn chua có trình độ chuyên môn kỹ thuật nhu mong đợi 2.3.
- Phân tích các chỉ chỉ tiêu đánh giá tạo việc làm ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn .
- Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.
- Trình độ học vấn Trình độ văn hóa là cơ sở rất quan trọng để nâng cao năng lực và kỹ năng làm việc của người lao động.
- Tỷ lệ lao động chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp cấp I ngày càng giảm xuống tương xứng.
- Xu hướng trình độ học vấn của người lao độn g ngày càng cao cho thấy khả năng học nghề, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề của lực lượng lao động ở Hàm Yên vào loại khá.
- Tuy nhiên, chúng ta thấy tỷ lệ người tốt nghiệp cấp II và cấp III trong lực lượng lao động của huyện còn thấp chỉ khoảng 50.
- Ảnh hưởng của diện tích đất nông nghiệp đến thời gian làm việc của lao động.
- 2.5.3 Nguyên nhân của hạn chế tồn tại Thứ nhất, mâu thuẫn giữa cung và cầu lao động.
- Cung lao động không phù hợp với cầu lao động về số lượng.
- Nguồn cung về số lượng lao động của huyện hiện nay là khá lớn và có xu hướng tiếp tục tăng trong nhiều năm tới.
- Trong khi đó khả năng giải quyết việc làm còn hạn hẹp, có xu hướng tăng chậm hơn.
- Quy mô và tốc độ tăng trưởng không tương xứng với nhau, làm cho quan hệ cung - cầu về lao động ngày càng mất cân đối nghiêm trọng.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn đến 2020 3.1.
- Định hướng giải quyết việc làm cho lao động trên toàn tỉnh nói chung, khu vực nông thôn nói riêng là giảm dần tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ.
- Định hướng chung trong giải quyết việc làm: Nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn lao động.
- tiếp tục chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm lao động nông-lâm-ngư nghiệp năm 2020 là 50%, tăng lao động công nghiệp-xây dựng năm 2020 lên 26%, tăng lao động dịch vụ năm 2020 lên 22%.
- phấn đấu giải quyết việc làm và ổn định việc làm bình quân thời kỳ là: 3- 4 vạn lao động.
- giảm tỷ lệ thất nghiệp đến năm 2020 còn 1,6 % so với lao động trong độ tuổi có khả năng lao động

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt