« Home « Kết quả tìm kiếm

Nghiên cứu ảnh hưởng phối trí cánh quạt tới lực đẩy trên máy bay nhiều chong chóng mang


Tóm tắt Xem thử

- TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng phối trí cánh quạt tới lực đẩy trên máy bay nhiều chong chóng mang Tác giả luận văn: Vũ Thị Trang Khóa: CLC2017A Người hướng dẫn: TS.
- Vũ Đình Quý Từ khóa (Keyword): UAV: Unmanned Aerial Vehicle (máy bay không người lái), Drone (máy bay không người lái có nhiều motor gắn với chong chóng mang) Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài Máy bay không người lái đã xuất hiện ngày một phổ biến, nhất là ở các nước phát triển và đóng góp vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
- Trong quân sự, máy bay không người lái được dùng để giám sát an ninh, theo dõi, tình báo, tấn công mục tiêu.
- Do đó, nghiên cứu về máy bay không người lái đang là một hướng quan trọng trên thế giới.
- Trong các dạng máy bay không người lái, máy bay dạng nhiều chong chóng mang đối xứng (drone) là một trong những dạng máy bay phổ biến nhất do nó có những đặc điểm ưu việt như chế độ cất, hạ cánh thẳng đứng, chế độ bay đứng yên trong không gian, dễ dàng điều khiển,…Drone là một thiết bị bay không người lái có nhiều motor gắn với cánh quạt (chong chóng mang).
- Cánh quạt quay tạo lực đẩy để nâng máy bay lên.
- Vì vậy đối với drone, lực đẩy là yêu cầu cơ bản nhất và là nền tảng để thực hiện những chức năng khác.
- Có 2 cách phối trí cánh quạt ảnh hưởng đến lực đẩy của drone.
- Phối trí cánh đơn - Phối trí cánh kép đồng trục Luận văn tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của 2 cách phối trí trên đến lực đẩy sinh ra bởi cánh quạt trên máy bay UAV nhiều chong chóng mang.
- b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng phối trí cánh quạt như cánh kép đồng trục, cánh đơn tới lực đẩy trên máy bay nhiều chong chóng mang.
- Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của phối trí cánh quạt tới lực đẩy.
- Phạm vi nghiên cứu: Thiết kế và xây dựng mô hình phối trí cánh đơn và cánh kép đồng trục.
- Đo thực nghiệm giá trị lực đẩy trong mỗi trường hợp hai cánh quạt (chong chóng mang) gá đồng phẳng và đồng trục.
- c) Tóm tắt cô đọng các nội dung chính và đóng góp mới của tác giả Nội dung luận văn gồm 4 phần chính như sau: Chương 1: Giới thiệu chung Tổng quan về máy bay không người lái (UAV) Máy bay không người lái dạng nhiều chong chóng mang (Multicopters) Nội dung nghiên cứu của luận văn Chương 2: Lý thuyết động lực học máy bay nhiều chong chóng mang Nguyên lý lực nâng của cánh quạt Cơ sở lý thuyết khí động Động lực học máy bay không người lái Chương 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của phối trí cánh quạt tới lực đẩy Xây dựng bộ thí nghiệm đo lực đẩy Phối trí cánh quạt đơn Phối trí cánh kép đồng trục So sánh lực đẩy trên cánh gá đồng phẳng và đồng trục d) Phương pháp nghiên cứu Thiết kế và xây dựng mô hình phối trí cánh, đo thực nghiệm lực đẩy trong mỗi trường hợp e) Kết luận Dưới sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn và các cộng tác viên đang công tác tại Bộ môn Kỹ thuật Hàng không & Vũ trụ, luận văn đã có một số thành quả đạt được như sau.
- Xây dựng thành công mô hình phối trí cánh đơn và cánh kép đồng trục - Xác định được lực đẩy của mỗi loại phối trí thông qua đo thực nghiệm

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt