« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân sự tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc


Tóm tắt Xem thử

- 1 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Đề tài: Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc.
- Tác giả luận văn: Văn Danh Nam.
- Khóa: 2015A Ngành: Quản trị kinh doanh.
- Nội dung tóm tắt: a) Lý do chọn đề tài: Nguồn nhân sự là một trong những vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, nhất là trong thời buổi hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế và mở rộng giao lưu quốc tế hiện nay.
- Nhân sự là yếu tố then chốt đối với sự phát triển của tổ chức, suy cho cùng một tổ chức thành công hay không cũng do chính sách dùng người, trong đó việc tuyển dụng nhân sự có năng lực, có học vấn, đào tạo và bố trí họ vào những công việc, chức vụ phù hợp là rất quan trọng đối với mọi tổ chức.
- Tuy nhiên, trong thời gian qua công tác quản trị nguồn nhân sự ở khối cơ quan Nhà nước huyện Yên Lạc nhìn chung còn nhiều bất cập và chưa đáp ứng yêu cầu của một nền hành chính chính quy, hiện đại như: Việc đánh giá năng lực CBCC còn thiếu tính khách quan và khoa học, chưa phân tích được điểm mạnh, điểm yếu.
- công tác bố trí nhân sự chưa hợp lý không phù hợp với trình độ chuyên môn, còn thiên về tình cảm và mang tính chủ nghĩa bình quân,… Điều này làm mất động lực cạnh tranh lành mạnh của đội ngũ CBCC và cần phải được khắc phục để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự theo hướng phát triển lâu dài.
- Có thể nói quản trị nguồn nhân sự là một khái niệm mới đối với lĩnh vực hành chính công.
- Do đó, người đứng đầu trong tổ chức này vẫn chưa có nhận thức đúng đắn và am hiểu sâu về tầm quan trọng của công tác quản trị nguồn nhân sự nên việc đánh giá năng lực thực hiện công việc của CBCC còn sai lệch.
- Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân sự nói chung, đội ngũ CBCC cấp huyện nói riêng, có đủ phẩm chất và năng lực đảm nhận nhiệm vụ, có tính kế thừa, phát triển, khắc phục những hạn chế, yếu kém của đội ngũ CBCC thời gian qua là vấn đề vô cùng cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn.
- Xuất phát từ thực tế nói trên, tác giả đã chọn đề tài: “Một số giải pháp hoàn thiện nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc” để làm luận văn tốt nghiệp.
- b) Mục tiêu nghiên cứu luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Trong đề tài này, tác giả tập trung các mục tiêu cơ bản sau.
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhân sự và quản trị nguồn nhân sự.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc trong các năm qua.
- Đề xuất một số giải pháp cụ thể và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc.
- Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Tác giả tập trung vào nghiên cứu các hoạt động quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc.
- Đối tượng khảo sát: Lãnh đạo UBND huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
- đội ngũ CBCC đang làm việc tại các phòng ban chuyên môn thuộc UBND huyện Yên Lạc.
- Phạm vi nghiên cứu.
- Không gian nghiên cứu: Các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện Yên Lạc.
- 3 - Thời gian nghiên cứu: Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân lực tại UBND huyện Yên Lạc giai đoạn năm trên cơ sở thực tiễn tác giả đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc đến năm 2020.
- c) Tóm tắt cô đọng nội dung chính và đóng góp mới của tác giả: Trong luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa các cơ sở lý luận về quản trị nguồn nhân sự, khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Yên Lạc.
- Đánh giá thực trạng quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện trong thời gian qua.
- Đồng thời, tác giả cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc.
- Qua đó, tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện nguồn nhân sự tại UBND huyện thông qua các chức năng thu hút, đào tạo và phát triển, duy trì nguồn nhân sự.
- Từ đó, tác giả đưa ra các kiến nghị đối với Lãnh đạo UBND tỉnh Vĩnh Phúc và các Sở, ban, ngành.
- d) Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp trong quá trình thực hiện đề tài, gồm.
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: hệ thống hóa lý luận, xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- đưa ra giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc đến năm 2020.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp sau: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, thống kê, phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường.
- Phương pháp định tính: phương pháp này nghiên cứu thông qua kỹ thuật thảo luận, phỏng vấn để phân tích, đánh giá.
- Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin công tác quản trị nguồn nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc.
- Phương pháp phỏng vấn được tập trung vào các đối tượng là Thủ trưởng, CBCC tại một số phòng ban trọng điểm.
- 4 + Phương pháp định lượng: là nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thu thập thông tin bằng cách gửi bảng câu hỏi đến Thủ trưởng, CBCC tại một số cơ quan, đơn vị có liên quan để tiến hành khảo sát.
- Sau khi thu thập được các dữ liệu cần thiết, tác giả xử lý số liệu điều tra được thực hiện thông qua phần mềm Excel.
- e) Kết luận: Trong Luận văn này, tác giả đã phân tích thực trạng công tác nhân sự tại UBND huyện Yên Lạc nhằm xác định những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế và đề xuất một số giải pháp thiết thực, có thể áp dụng vào trong thực tế đối với đơn vị trong thời gian chờ đợi những sự thay đổi tích cực về chính sách quản lý vĩ mô từ phía Chính phủ.
- Từ những kết quả nghiên cứu có được, đồng thời với tâm huyết là một CBCC của huyện Yên Lạc.
- tác giả mong muốn góp một phần công sức vào sự nghiệp phát triển của huyện Yên Lạc hiện nay

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt