« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam.
- Luật kinh tế.
- Kinh doanh.
- Dịch vụ đòi nợ.
- Pháp luật Việt Nam..
- Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài.
- Vốn là một trong những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu được trong đời sống xã hội và trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, dịch vụ của người dân.
- Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc chủ nợ đòi nợ số vốn cho vay là điều hiển nhiên.
- Đối với những trường hợp con nợ cố tình chây ỳ hoặc không có thái độ hợp tác trong việc trả nợ thì việc đòi nợ thường rơi vào tình trạng bế tắc và không đạt được mục đích.
- Hậu quả là chủ nợ thường phải nhờ dịch vụ đòi nợ thay vì tự mình tiến hành đòi nợ.
- Kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một ngành nghề kinh doanh nhạy cảm và mới ra đời kể từ khi nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.
- Các quy định điều chỉnh loại hình kinh doanh dịch vụ này đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện nên không tránh khỏi những điểm bất hợp lý, chưa hoàn chỉnh, thống nhất và đồng bộ khi triển.
- Hơn nữa, các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ được ban hành ở những văn bản pháp luật khác nhau nên khó tránh khỏi một số nội dung mâu thuẫn, chồng chéo.
- Trong khi đó, hoạt động kinh doanh dịch vụ đòi nợ xuất hiện tình trạng đòi nợ thuê sử dụng các hành vi dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để khống chế, đe dọa về thể xác và tinh thần đối với con nợ và gia đình họ do những tổ chức “xã hội đen” thực hiện.
- gây tâm lý hoang mang, lo sợ trong dư luận xã hội và thể hiện thái độ coi thường pháp luật … Điều này có nguyên nhân do pháp luật về lĩnh vực này còn chưa hoàn thiện, đồng bộ.
- Để khắc phục những hạn chế, tồn tại này, cần thiết phải có sự đánh giá có hệ thống, toàn diện về lý luận và thực tiễn pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- Với lý do như vậy, tôi lựa chọn đề tài “Pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam” làm luận văn thạc sĩ luật học..
- Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu đề tài này, Luận văn mong muốn đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản sau đây:.
- Tìm hiểu những vấn đề lý luận, cơ sở khoa học và nội dung của chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- Đưa ra vấn đề hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Để đạt được các mục đích nghiên cứu cơ bản trên, Luận văn xác định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:.
- Phân tích các khái niệm và đặc điểm của nợ, con nợ, chủ nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- Phân tích khái niệm và bản chất của đòi nợ và các phương thức đòi nợ..
- Lý giải cơ sở của việc hình thành chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ.
- phân tích khái niệm, đặc điểm và những nội dung cơ bản của chế định pháp luật này..
- Đánh giá thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ nhằm nhận diện những mặt tích cực, những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của nó..
- Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện chế định pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Luận văn giới hạn đối tượng và phạm vi nghiên cứu bao gồm:.
- Các quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005, Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- Cơ sở chính trị việc nghiên cứu là quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về loại hình kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- Báo cáo tổng kết việc thực thi pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- Phương pháp nghiên cứu.
- Để đạt được mục đích nghiên cứu, Luận văn dựa trên cơ sở chính trị và sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:.
- Phương pháp luận nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lê nin..
- Ngoài ra, Luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:.
- i) Phương pháp phân tích, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê…được sử dụng tại Chương 1.
- Tổng quan một số vấn đề lý luận về đòi nợ, kinh doanh dịch vụ đòi nợ và pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- ii) Phương pháp bình luận, phương pháp đánh giá, phương pháp tổng hợp…được sử dụng tại Chương 2.
- Thực trạng pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- iii) Phương pháp diễn giải, phương pháp quy nạp…được sử dụng tại Chương 3.
- Giải pháp hoàn thiện pháp luật về kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam..
- Tình hình nghiên cứu.
- Đề tài nghiên cứu ở phạm vi hẹp, liên quan đến các quy định về kinh doanh dịch vụ đòi nợ cho nên ở nước ta chưa có công trình hay nghiên cứu nào một cách đầy đủ và tổng quan nhất..
- Chỉ xuất hiện một số bài tạp chí, bài báo phân tích các quy định của pháp luật hiện hành cũng như thực trạng dịch vụ đòi nợ đang diễn ra với những bất cập như thế nào..
- Bên cạnh đó, các công trình nghiên cứu các vấn đề có liên quan như đại diện, hợp đồng ủy quyền có thể kể đến như “Một số ý kiến về vấn đề đại diện trong ký kết hợp đồng kinh tế”.
- của Th.S Lê Thị Bích Thọ, “Chế định đại diện theo quy định của pháp luật Việt Nam - nhìn từ góc độ luật so sánh” của TS Ngô Huy Cương, luận án tiến sĩ “Đại diện cho thương nhân theo pháp luật thương mại Việt Nam hiện nay” của Hồ Ngọc Hiển.
- Các công trình khoa học liên quan chỉ dừng lại ở nghiên cứu khái quát, nghiên cứu vấn đề này trong cái tổng thể, lớn hơn là quan hệ hợp đồng, chế định đại diện chung hay trong phạm vi hẹp hơn về chế định đại diện cho thương nhân trong Luật thương mại.
- Ở nước ngoài, các tài liệu nghiên cứu về pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ cũng khá ít, chưa được dịch sang tiếng Việt..
- Đề tài là sự tiếp tục nghiên cứu trước đây của khóa luận tốt nghiệp của học viên với phạm vi rộng hơn liên quan đến vấn đề ủy quyền cho tổ chức, các số liệu thực tiễn được tổng kết từ các báo cáo qua 5 năm thực thi pháp luật kinh doanh dịch vụ đòi nợ ở Việt Nam và kiến nghị sửa đổi, bổ sung sát thực tế hơn..
- [3] Bộ Công an (2010), Thông tư số 33/2010/TT-BCA quy định cụ thể về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện..
- [4] Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 110/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số nội dung Nghị định số 104/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính Phủ về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- [5] Đặng Hồng Chiến (2001),“Các hình thức pháp lý đòi nợ trong kinh doanh”, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐH Luật Hà Nội..
- [9] Chính phủ (2006), Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ ban hành quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh.
- hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
- hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó..
- [10] Chính phủ (2007), Nghị định số 104/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 14/6/2007 về kinh doanh dịch vụ đòi nợ..
- [11] Chính phủ (2009), Nghị định số 72/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 03/9/2009 quy định về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện..
- [14] Bùi Ngọc Cường (2004), Một số vấn đề về quyền kinh doanh trong pháp luật kinh tế hiện hành ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- [18] Đăng Khánh - Anh Đủ (2005), Dịch vụ đòi nợ thuê, http://vietbao.vn, truy cập ngày .
- [19] Lê Nga, Đàm Huy, Hoàng Tuấn, Quang Hiển (2009), Đòi nợ thuê, Báo Thanh niên, truy cập ngày 14/5/2014..
- [27] Nguyễn Ngọc Thạch (2006), Góp ý dự thảo về kinh doanh dịch vụ đòi nợ, http://www.vibonline.com.vn, truy cập ngày