« Home « Kết quả tìm kiếm

Tiểu luận Triết học Ảnh hưởng học thuyết Âm dương Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay 1248578


Tóm tắt Xem thử

- Một trong những hình thức biểu hiện sinh động của chủ nghĩa duy vật chất phác và biện chứng ngây thơ ở phương Đông cổ đại là học thuyết Âm dương, Ngũ hành ( Âm dương ­ Ngũ hành).
- Thuyết Âm dương, Ngũ hành ra đời đánh dấu bước tiến bộ của tư duy lý tính nhằm thoát khỏi sự khống chế về mặt tư tưởng do các quan niệm duy tâm thần bí truyền thống mang lại.
- Học thuyết này đã ảnh hưởng sâu sắc đến cả phương diện bản thể luận và nhận thức luận, ảnh hưởng đó không chỉ đối với người Trung Quốc, mà còn đến cả các quốc gia chịu ảnh hưởng của nền văn hóa ấy, trong đó có Việt Nam.
- Có thể nói, từ khi hình thành và phát triển đến nay học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã thấm sâu vào đời sống văn hóa tinh thần người Việt, nó được thể hiện khá sâu sắc không chỉ trong nhận thức, đánh giá của tư duy logic, mà còn cả trong cả đời sống sinh hoạt thường nhật của các cộng đồng dân cư, trong lĩnh vực đời sống tinh thần và phương thức giao tiếp.
- Nền văn hóa Việt Nam là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Trong quá trình hình thành và phát triển, nó chịu nhiều ảnh hưởng của các nền văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
- Trong đó chịu tác động nhiều nhất là từ nền văn hóa Trung Hoa và Ấn Độ.
- Người Việt đã tiếp nhận học thuyết Âm dương, Ngũ hành khá đầy đủ trên cả phương diện nhận thức và những hiệu ứng thực tiễn của nó về đời sống tinh thần.
- Để khẳng định được sức sống tiềm tàng của dân tộc trong lĩnh vực đời sống tinh thần, thiết nghĩ tìm kiếm 1các giá trị văn hóa chung của nhân loại để bồi đắp cho các giá trị tinh thần của dân tộc là một điều hết sức cần thiết.
- Việc giữ gìn và phát huy các giá trị to lớn của nền văn hóa dân tộc và hạn chế những mặt tiêu cực làm cản trở sự phát triển của đời sống văn hóa, xã hội đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cho mỗi ngành, mỗi cấp và toàn thể nhân dân.
- Trong thời đại ngày nay, khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống nhân dân được nâng cao thì yêu cầu thỏa mãn các giá trị về đời sống tinh thần càng được coi trọng, văn hóa được xem là mục tiêu, động lực cho chiến lược phát triển kinh tế, xã hội.
- Vì vậy, Đảng ta chủ trương xây dựng “ nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”.
- Xuất phát từ những yêu cầu trên đây, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam hiện nay.
- Mục tiêu nghiên cứu Tiểu luận tìm hiểu ảnh hưởng của học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt.
- Trên cơ sở đó xây dựng các giải pháp để phát huy giá trị tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này nhằm xây dựng đời sống văn hoá Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc.
- Để thực hiện mục tiêu nêu trên, luận văn giải quyết một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, phân tích những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương, Ngũ hành.
- Thứ hai, chỉ ra những ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực.
- Đối tượng nghiên cứu Ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt hiện nay.
- Sự ra đời của Thuyết âm dương ­ ngũ hành đánh dấu một bước tiến trong tri thức loài người về nhận thức thới giới, thoát khỏi sự khống chế của tư tưởng thần thành là nguồn gốc sự vật.
- Nghiên cứu Thuyết âm dương ­ ngũ hành giúp ta nhận thức sâu hơn về những trí trị tư tưởng triêt học và giá trị tích cưc mà nó mang lại.
- Phạm vi nguyên cứu Đời sống văn hóa tinh thần là một lĩnh vực rất rộng lớn, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu sự ảnh hưởng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hóa tinh thần người Việt hiện nay trên một số lĩnh vực: phong tục, tín ngưỡng, tập quán, lối sống, văn học, nghệ thuật.
- Những kết quả đạt được Đến nay, vấn đề học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt đã được nhiều người nghiên cứu, nhất là từ khi nước ta tiến hành công cuộc đổi mới (1986).
- Sớm nhất, là những khảo cứu về văn hóa Việt Nam ở những thập kỷ đầu thế kỷ XX của một số nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu.
- hoặc trình bày học thuyết Âm dương trong văn hóa Việt Nam nói chung ( Trần Ngọc Thêm, Lê Văn Sửu, Nguyễn Đình Phư, Lê Văn Quán), hay là học thuyết Âm dương, Ngũ hành ở các lĩnh vực văn hoá cụ thể (Trần Thị Thu Huyền, Hoàng Tuấn, Mịch Quang, Trần Văn Khê…) nhưng cũng chưa tập trung vào bộ phận văn hóa dân gian.
- Có thể nói, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đi chuyên sâu vào trình bày ảnh hưởng của học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt ở các thành tố của nó, một cách hệ thống.
- 3 Thực hiện đề tài nêu trên chính là kế thừa thành tựu của những công trình đã nghiên cứu về lĩnh vực này, đồng thời kết hợp với những nghiên cứu thực tế của bản thân người viết, nhằm góp phần đưa ra cái nhìn hệ thống về học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam.
- Chương 1: Khái lược về học thuyết Âm dương, Ngũ hành Chương 2: Tác động của thuyết Âm dương, Ngũ hành đến các mặt đời sống văn hóa tinh thần người Việt Nam.
- Chương 3: Các giải pháp cơ bản nhằm phát huy những giá trị tích cực và hạn chế ảnh huởng tiêu cực của thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đời sống tinh thần người Việt Nam hiện nay.4 B.
- KHÁI LƯỢC VỀ HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH1.1 Sự hình thành và phát triển học thuyết âm dương, ngũ hành Bắt nguồn từ nhận thức về xã hội, học thuyết Âm dương, Ngũ hành là sự khái quát về vũ trụ để giải thích những hiện tượng xung quanh của người Á Đông.
- Nếu như sự vận động không ngừng của vũ trụ đã hướng con người tới những nhận thức sơ khai trong việc cắt nghĩa quá trình phát sinh của vũ trụ và hình thành học thuyết Âm dương, thì ý tưởng tìm hiểu bản thể thế giới, bản thể các hiện tượng trong vũ trụ đã giúp cho họ hình thành học thuyết Ngũ hành.
- Học thuyết Ngũ hành có thể hiểu đó là thuyết biểu thị quy luật vận động của thế giới, của vũ trụ, nó cụ thể hóa và bổ sung cho thuyết Âm dương thêm hoàn bị.1.2.
- Những nội dung cơ bản của học thuyết Âm dương, Ngũ hành 1.2.1.
- Hai hướng phát triển của học thuyết Âm dương Học thuyết Âm dương là cơ sở để xây dựng nên hai hệ thống học thuyết khác đó là hệ thống "tam tài, ngũ hành" và "tứ tượng, bát quái", cũng là hai hướng phát triển khác nhau trong quá trình phát triển của học thuyết này, tạo nên tính dân tộc của học thuyết.
- Thuyết Ngũ hành Thuyết Ngũ hành về căn bản cũng là một cách biểu thị luật mâu thuẫn đã giới thiệu trong thuyết Âm dương, nhưng bổ sung và làm cho thuyết Âm dương hoàn chỉnh hơn, để xem xét mối tương tác và quan hệ của vạn vật.
- Ngũ hành xây dựng mô hình 5 yếu tố về cấu trúc không gian vũ trụ.
- Học thuyết Ngũ hành diễn giải sự sinh hoá của vạn vật qua hai nguyên lý cơ bản còn gọi là tương sinh và tương khắc trong mối tương tác và quan hệ của chúng.
- Mối quan hệ Âm dương, Ngũ hành Học thuyết Âm dương đã nói rõ sự vật, hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan với hai mặt đối lập thống nhất đó là âm dương.
- Khi đó nó phải dùng thuyết Ngũ hành để giải thích.
- Vì vậy có kết hợp học thuyết Âm dương với học thuyết Ngũ hành mới có thể giải thích mọi hiện tượng tự nhiên và xã hội một cách hợp lý.
- TÁC ĐỘNG CỦA THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH ĐẾN CÁC MẶT ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN NGƯỜI VIỆT NAM2.1.
- Vài nét khái quát về đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam2.1.1.
- Khái niệm văn hóa, đời sống văn hóa, văn hóa tinh thần Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa.
- Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.
- Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn.
- 431] Khái niệm đời sống văn hóa Đời sống văn hóa là tổng thể những yếu tố văn hóa vật chất và tinh thần nằm trong cảnh quan văn hóa, hoạt động văn hóa của con người, sự tác động lẫn nhau trong đời sống xã hội để tạo ra quan hệ có văn hóa trong cộng đồng người, trực tiếp hình thành lối sống của con người trong xã hội.
- 7 Văn hóa tinh thần là gì? Văn hóa tinh thần hay còn gọi là văn hóa phi vật chất là những ý niệm, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực.
- Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năng tiến hóa nội tại của nó.
- Đời sống văn hóa tinh thần có thể hiểu đó là tất cả những hoạt động của con người tác động vào đời sống tinh thần, đời sống xã hội để hướng con người vươn lên theo qui luật của cái đúng, cái đẹp, cái tốt, của chuẩn mực giá trị Chân, Thiện, Mĩ, đào thải những biểu hiện tiêu cực tha hoá con người 2.1.2.
- Đời sống văn hóa tinh thần truyền thống của người Việt Nam Lịch sử hình thành và phát triển dân tộc Việt Nam cũng là lịch sử hình thành và phát triển lối sống người Việt Nam.
- Một nét đặc thù của đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam trước đây mang tư tưởng “quân bình” và tính “ xã hội”, “cộng đồng”.
- Nói chung đời sống tinh thần người Việt rất đơn sơ, thuần phác.
- đó chính là nét đẹp, dấu ấn văn hóa dân tộc Việt Nam đến nay còn lưu giữ và phát triển.
- Sự biến đổi các giá trị trong đời sống văn hoá tinh thần dưới tác động của âm dương, ngũ hành 2.2.1.
- Ảnh hưởng của Âm dương, Ngũ hành tới đời sống văn hóa thể hiện qua tư duy lý luận 2.2.1.1.
- Nhìn chung, trong hôn nhân, các nghi thức, lễ vật đều ẩn chứa các học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đó.
- Tang ma Phong tục tang lễ của người Việt Nam thấm nhuần sâu sắc tinh thần triết lí Âm dương, Ngũ hành.
- tất cả đều theo đúng trình tự ưu tiên của Ngũ hành.
- Học thuyết Âm dương thể hiện trong việc giải thích về việc chết của con người.
- Ảnh hưởng của Âm dương, Ngũ hành qua hiệu ứng thực tiễn ­ Ứng dụng trong đời sống văn hóa tín ngưỡng, tâm linh, phong thủy + Gieo quẻ Âm dương ­ văn hóa tín ngưỡng dân gian Gieo quẻ âm dương là cách bói toán dùng hai đồng hoặc nhiều đồng tiền trinh làm bằng kim loại đồng gieo vào một cái đĩa, sau đó tùy theo sự sấp, ngửa của hai đồng tiền mà đoán quẻ.
- Ứng dụng chọn ngày, giờ tốt theo Âm dương ­ Ngũ hành 10 Học thuyết Âm dương, Ngũ hành và Kinh Dịch được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực.
- Chính việc ứng dụng can chi và âm dương ngũ hành vào hệ Âm lịch là nền tảng hình thành việc phân định ngày giờ tốt xấu.
- Ứng dụng ngũ hành trong phong thủy Phong thủy Ngũ hành dựa vào các quy luật trên để cân bằng sự sinh – diệt giúp con người có thể thuận theo tự nhiên, cân bằng chúng để có thể phát triển và ứng dụng trong cuộc sống như: chọn hướng hợp tuổi mệnh.
- chọn số hợp mệnh ngũ hành.
- Phong thủy còn được chú trọng ở rất nhiều lĩnh vực trong đời sống người Việt Nam như tục xong đất đã cho thấy được ảnh hưởng của thuyết ngũ hành là sự vận dụng của quy luật tương sanh trong ngũ hành, theo tục này kể từ thời điểm giao thừa người đầu tiên đến nhà gia chủ là người rất quan trọng quyết định sự thịnh vượn, sức khỏe của gia chủ nên người khách này thường được gia chủ xem tuổi trước, mạng, tướng, cách ăn mặc để nhờ người hợp với mình tới xong đất.
- Sự thịnh hành của học thuyết Âm dương, Ngũ hành khiến cho người ta ràng buộc vinh nhục, phúc họa trong cuộc đời vào ngũ hành sinh khắc.
- Ứng dụng vào một số lĩnh vực đời sống xã hội, y học + Tổ chức công việc và sinh hoạt hàng ngày Dựa theo tính chất của từng hành trong Ngũ hành: Sinh (Mộc), Trưởng (Hỏa), Hóa (Thổ), Thu (Kim), Tàng (Thủy) và qui luật của Ngũ hành mà tổ chức công việc, sinh hoạt thường ngày.
- Trong quản lý nhân sự Trong quản lý nhân sự công ty, cơ quan, người quản lý cần nhận thức rõ quy luật âm dương, ngũ hành để áp dụng hiệu quả vào công việc.
- Ở lĩnh vực Y học Người Việt Nam, học thuyết Âm dương, Ngũ hành không chỉ thể hiện qua nhận thức, mà còn được sử dụng cụ thể trong đời sống con người.
- Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã vận dụng rất thành công học thuyết Âm dương, Ngũ hành vào công việc chữa bệnh theo nhiều phương thức khác nhau.
- Từ tâm lý ấy, trong đời sống tâm linh đã có nhiều hoạt động trên cơ sở học thuyết Âm dương ­ Ngũ hành.
- Đặc biệt học thuyết ­ Ngũ hành người Việt Nam đã vận dụng vào xem bói – hình thức cụ thể nhất trong đời sống tâm linh.
- Ứng dụng trong ẩm thực người Việt Nam Mang màu sắc văn hóa nông nghiệp lúa nước, cư dân người Việt Nam có nền ẩm thực vô cùng phong phú không chỉ ở số lượng các món ăn mà cả ở sắc thái văn hóa giao tiếp ứng xử qua ẩm thực.
- Đó chính là triết lý âm dương ngũ hành trong văn hóa ẩm thực.
- Tùy vào con người (chủ thể), không gian và cả thời gian mà họ có cách chế biến khác nhau phù hợp, trong đó yếu tố Âm Dương, Ngũ Hành được đảm bảo.
- Việc vận dụng những nguyên lý của Âm Dương, Ngũ Hành trong việc chế biến thức ăn là điều cần thiết, để đảm bảo cho sức khỏe.
- Những tác động tích cực và tiêu cực của thuyến Âm dương, Ngũ hành đến đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam Tác động tích cực: Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã ảnh hưởng đến tính cách của người Việt trong mọi mặt của đời sống từ văn hóa giao tiếp, văn hóa ăn ở, lối suy nghĩ, tín ngưỡng cho đến tư duy hình khối.
- Trong văn hóa giao tiếp, người Việt sống trọng tình cảm, trong ứng xử họ luôn coi trọng cái tình.
- Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã tạo cho người Việt một lối sống linh hoạt với khả năng thích nghi cao trong mọi hoàn cảnh.
- Đó là một nét đẹp trong đời sống văn hóa tinh thần và tạo nên bản sắc riêng cho dân tộc Việt Nam.
- Tác động tiêu cực: Trong một thời gian gần đây, một thực tế không thể phủ nhận đó là sự xuất hiện nhiều hiện tượng văn hóa tâm linh lệch lạc trong đời sống văn hóa tinh thần người Việt.
- Một bộ phận người Việt Nam đã tiếp thu học thuyết Âm dương, Ngũ hành một chiều, phiến diện dẫn đến chỗ đã truyền bá những tư tưởng sai lầm, làm phức tạp, thần bí hóa một học thuyết vốn có nhiều điểm tích cực của nó.
- Nhóm giải pháp phát huy những giá trị tích cực Để xây dựng đời sống văn hóa mới cho người Việt, một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc trên cơ sở phát huy những giá trị tích cực của học thuyết Âm dương, Ngũ hành, theo chúng tôi cần phải có những giải pháp thiết thực và cụ thể.
- Thứ nhất, phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để nhân dân hiểu được những giá trị tích cực của học thuyết Âm dương, Ngũ hành, qua đó nâng cao lòng tự hào về 16những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của cha ông, từ đó tự giác tham gia các hoạt động văn hóa cộng đồng.
- Thứ hai, phải bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa của học thuyết Âm dương, Ngũ hành trong đời sống tinh thần người Việt: phong tục, tín ngưỡng, nghệ thuật, lối sống.
- giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, đấu tranh với sự xâm nhập của văn hóa ngoại lai, phản tiến bộ 3.2.2.
- Nhóm giải pháp hạn chế ảnh hưởng tiêu cực Bên cạnh các giải pháp nhằm phát huy các giá trị tích cực của học thuyết Âm dương, Ngũ hành thì việc xây dựng các giải pháp để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của học thuyết này cũng như phát huy giá trị văn hóa tinh thần, bản sắc văn hóa dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, mê tín, lợi dụng tôn giáo để “bòn rút” tiền của dân làm đời sống nhân dân “mê muội” là nhiệm vụ cấp thiết, lâu dài.
- tích cực xây dựng chuẩn mực nếp sống đạo đức, đời sống tinh thần mới trên cơ sở đấu tranh việc lợi dụng học thuyết Âm dương, Ngũ hành để truyền bá tệ nạn mê tín dị đoan trong đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Thứ hai, kế thừa những giá trị tích cực học thuyết Âm dương, Ngũ Hành và văn hóa truyền thống dân tộc, tiếp thu các giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Việc kế thừa và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh toàn cầu hóa ở nước ta vừa có tính cấp bách, trước mắt, vừa mang tính chiến lược, lâu dài nhằm xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc, góp phần xây dựng nhân cách con người Việt Nam phù hợp với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, để văn hóa thực sự là nền tảng, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế ­ xã hội.
- Bảo vệ bản sắc dân tộc phải gắn kết với mở rộng giao lưu quốc tế, tiếp thu có chọn lọc cái hay, cái tiến bộ trong văn hóa các dân tộc khác.
- Đồng thời, qua đó, cũng góp phần làm phong phú văn hóa thế giới khi chính các nền văn hóa ngoại lai cũng tiếp nhận những giá trị tinh hoa văn hóa Việt Nam.
- Thứ ba, cần thay đổi lối sống bảo thủ, thực dụng, tư duy quân bình, trông chờ, ỷ lại, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, kỷ cương trong đời sống văn hóa người Việt.
- 17Trong không gian của đời sống văn hóa phương Đông nói riêng, việc nhận diện tư tưởng bảo thủ, trông chờ, ỷ lại cần được nhìn nhận trong mối quan hệ đa chiều trong đó đặc biệt chú ý các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
- Thứ tư, giữ gìn thuần phong mỹ tục và xây dựng đời sống văn hóa tâm linh lành mạnh.
- KẾT LUẬN Nhận thức sâu sắc giá trị học thuyết Âm dương , Ngũ hành đến đời sống con người trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hoá đến đời sống văn hoá tinh thần, tâm linh, chúng tôi nghiên cứu đề tài này với mong muốn phát huy giá trị của học thuyết trên quan điểm chủ nghĩa duy vật, khoa học.
- Học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã được nhiều ngành khoa học cũng như trường phái triết học khác nghiên cứu, tìm cách lý giải và ứng dụng.
- Việc nghiên cứu và ứng dụng học thuyết Âm dương, Ngũ hành đã tạo nên một bước ngoặt mạnh mẽ trong lịch sử tư duy khoa học phương Đông, đưa con người thoát khỏi tư tưởng mộng mị, mê tín dị đoan về những thứ trừu tượng hay lạc hậu.
- Bởi vậy, tìm hiểu và nghiên cứu học thuyết Âm dương, Ngũ hành là một trong những phương thức tốt nhất để lý giải và hiểu được những đặc trưng trong tư tưởng triết học phương Đông.
- 18 Để đảm bảo giữ gìn và phát huy giá trị học thuyết Âm dương, Ngũ hành cũng như hạn chế mặt tiêu cực của nó trong đời sống văn hóa tinh thần, tâm linh chúng tôi đã đề cập một số giải pháp theo cách nghĩ chủ quan cá nhân.
- Thông qua đề tài này tôi muốn khẳng định rằng: Việc giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống văn hóa dân tộc trong đó có đời sống văn hóa tinh thần của người Việt sẽ trở thành một nội lực cho sự phát triển lâu dài của đất nước vì thế muốn xây dựng và phát triển đất nước chúng ta phải phát triển đồng bộ, hài hòa kinh tế, chính trị, văn hóa

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt