« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số biện pháp phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn (2018)


Tóm tắt Xem thử

- CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU.
- Chương trình nhằm hình thành và phát triển cho học sinh phổ thông các phẩm chất và năng lực cần thiết, trong đó có năng lực văn học.
- Tuy nhiên, dạy học theo định hướng phát triển năng lực văn học là một vấn đề khá mới mẻ đối với giáo viên Ngữ văn hiện nay.
- Vì vậy, cần phải có những biện pháp cụ thể để phát triển năng lực văn học cho học sinh, đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn mới..
- năng lực văn học.
- biện pháp phát triển năng lực văn học..
- Chương trình 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh, trong đó phải kể đến năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học.
- Tuy nhiên, cho đến nay, dạy học theo định hướng phát triển năng lực nói chung, năng lực văn học nói riêng vẫn là một thử thách đối với giáo viên Ngữ văn ở trường phổ thông.
- Thực trạng dạy học văn học cho học sinh phổ thông ở trường phổ thông.
- Bởi từ trước đến nay, hầu hết các văn bản được dùng làm ngữ liệu dạy học trong sách giáo khoa Ngữ văn là các văn bản văn học (bao gồm cả văn học Việt Nam và nước ngoài, từ văn học dân gian đến văn học viết, có cả văn học trung đại và hiện đại… được viết theo hầu 1 Khoa Sư phạm – Trường ĐH Giáo dục.
- hết các thể loại của văn học.
- Mỗi thể loại, học sinh học ít nhất 01 văn bản/đoạn trích).
- Trong chương trình, các văn bản khác (như văn bản nhật dụng, văn bản thông tin) chiếm tỉ lệ rất nhỏ so với văn bản văn học.
- Càng lên các khối lớp cao hơn, các văn bản văn học càng nhiều hơn..
- Cụ thể là ở sách giáo khoa Ngữ văn trung học cơ sở có khoảng 140 văn bản/đoạn trích văn học được dạy học, nhưng chỉ có 14 văn bản nhật dụng.
- Ở sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, học sinh đọc khoảng 70 văn bản, nhưng chỉ có 02 văn bản nhật dụng được dạy học chính thức (theo chương trình chuẩn).
- Các đề thi, đề kiểm tra môn Ngữ văn chủ yếu sử dụng văn bản văn học là ngữ liệu để đánh giá khả năng đọc và viết của học sinh..
- Coi trọng văn học là như vậy, nhưng phương pháp dạy học văn học và kiểm tra đánh giá năng lực văn học của học sinh ở trường phổ thông của Việt Nam hiện nay chưa thực sự đúng hướng.
- Với các văn bản văn học, giáo viên chủ yếu hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản bằng cách “giảng văn“ cho học sinh nghe là chính.
- Nghĩa là, giáo viên thường đọc kĩ văn bản, nói ra cho học sinh nghe cái hay, cái đẹp của văn bản theo cách hiểu của mình hoặc cách hiểu của các nhà phê bình văn học nổi tiếng cho HS (thể hiện qua sách giáo viên và các tài liệu tham khảo).
- Học sinh thường nghe và ghi chép lại những điều giáo viên nói để làm tư liệu cho viết văn nghị luận văn học.
- Trong dạy học văn học theo lối giảng văn, giáo viên thường sử dụng phương pháp giảng bình/bình giảng để diễn tả những cảm nhận của bản thân về văn bản.
- Hoạt động đọc của học sinh trong giờ đọc hiểu văn bản văn học thường chỉ dừng lại ở chỗ đọc thành tiếng, đọc diễn cảm.
- Phần lớn thời gian của giờ học, nhất là ở những khối lớp của cấp trung học phổ thông, giáo viên thường “đọc hộ“, “cảm thụ hộ“ học sinh bằng việc nêu lên hệ thống nội dung của bài học (đã được chuẩn bị sẵn trong giáo án) và đưa ra những câu hỏi hướng vào việc làm sáng tỏ những nội dung ấy.
- Do áp lực thi cử nên trong giờ đọc hiểu văn bản văn học, nhiệm vụ chính của giáo viên là giảng văn, “đọc – chép“, “chiếu – chép“, nhiệm vụ của học sinh là “nghe – chép“ hoặc “nhìn – chép.
- Tuy nhiên, trong thời đại hiện nay, nếu vẫn độc tôn phương pháp này thì việc dạy học văn học ở trường phổ thông chưa đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực cho học sinh..
- Bên cạnh đó, ở trường phổ thông hiện nay, dạy học văn học chủ yếu nghiêng về hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản, chưa chú trọng đến việc hướng dẫn học sinh tạo lập văn bản văn học (bao gồm sáng tác văn học và viết văn để bày tỏ những suy nghĩ, cảm xúc riêng, độc đáo của cá nhân).
- Mặc dù “sáng tác văn học“ đòi hỏi học sinh phải có năng khiếu và đây không phải là mục tiêu chính của dạy văn học, nhưng việc hạn chế sự sáng tạo của học sinh trong học văn học ở nhà trường phổ thông hiện nay cũng khiến cho năng lực văn học của người học không được phát triển một cách hợp lí nhất..
- Năng lực văn học của học sinh phổ thông theo yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018.
- Chương trình 2018 đã xác định rõ mục tiêu phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh phổ thông.
- vào việc hình thành và phát triển hai năng lực đặc thù cho người học, đó là “năng lực ngôn ngữ” và “năng lực văn học”.
- Các kiến thức phổ thông cơ bản, nền tảng về tiếng Việt và văn học được hình thành qua hoạt động dạy học tiếp nhận và tạo lập văn bản.
- phục vụ trực tiếp cho yêu cầu rèn luyện các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe của học sinh..
- Theo chương trình 2018, năng lực văn học - một biểu hiện của năng lực thẩm mĩ “là khả năng nhận biết, phân tích, tái hiện và sáng tạo các yếu tố thẩm mĩ thông qua hoạt động tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học” [3].
- Như vậy, năng lực văn học bao gồm hai phương diện:.
- tiếp nhận và tạo lập văn bản văn học theo đặc trưng của từng thể loại (với các yếu tố thẩm mĩ riêng).
- Tuy nhiên, với học sinh phổ thông, chương trình nghiêng về yêu cầu học sinh tiếp nhận văn học hơn là tạo lập văn bản văn học (còn gọi là sáng tác văn học)..
- Đồng thời, chương trình 2018 còn đưa ra những biểu hiện cụ thể về năng lực văn học cho học sinh ở từng cấp học, coi đó là những yêu cầu cần đạt của học sinh sau mỗi cấp học..
- Những yêu cầu này là căn cứ để giáo viên dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực văn học của học sinh.
- Chẳng hạn, học sinh cấp trung học phổ thông cần đạt được những yêu cầu sau:.
- “Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học.
- Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc).
- phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học.
- nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại;.
- Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn.
- một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học..
- Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ” [3]..
- Theo cách diễn giải của chương trình 2018, có thể thấy năng lực văn học không có con đường riêng để hình thành mà được hình thành và phát triển qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe – biểu hiện của năng lực ngôn ngữ.
- Do vậy, cần nắm được yêu cầu của chương trình về năng lực ngôn ngữ của học sinh để qua đó phát triển năng lực văn học cho người học.
- Chẳng hạn, chương trình 2018 đã nêu những biểu hiện của năng lực ngôn ngữ của học sinh các cấp, trong đó có cấp trung học phổ thông như sau:.
- Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng.
- văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học.
- Để phát triển được năng lực văn học cho học sinh phổ thông (bao gồm cả học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông), giáo viên cần nắm được các biểu hiện về năng lực của học sinh để xác định và sử dụng phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá cho phù hợp..
- Một số biện pháp phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình Ngữ văn 2018.
- Để phát triển năng lực văn học (trọng tâm là tiếp nhận văn học) cho học sinh phổ thông, giáo viên cần nắm vững định hướng dạy học theo định hướng phát triển năng lực, các yêu cầu cần đạt về năng lực văn học của học sinh phổ thông (cho từng cấp học cụ thể), phương pháp và kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực văn học..
- Dưới đây là những biện pháp giúp phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018:.
- (1) Cung cấp cho học sinh các tri thức nền tảng để có thể sẵn sàng đọc hiểu và tiếp nhận văn bản, trong đó có đặc điểm của các thể loại văn học mà học sinh sẽ đọc và tiếp nhận.
- Chẳng hạn, với truyện ngắn, học sinh cần nắm được các yếu tố thẩm mĩ của thể loại như: câu chuyện, cốt truyện, không gian, thời gian, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, giọng điệu kể, thứ tự kể.
- với thơ, học sinh cần nắm được các yếu tố thẩm mĩ của thể loại như: tứ thơ, nhân vật trữ tình, vần, nhịp.
- với kịch, học sinh cần nắm được các yếu tố thẩm mĩ.
- Giáo viên có thể cung cấp các kiến thức nền tảng này bằng cách thuyết trình hoặc yêu cầu học sinh đọc các nguồn tư liệu khác nhau..
- (2) Nêu/ thông báo cho học sinh biết được những yêu cầu cần đạt/ biểu hiện của năng lực văn học của học sinh ở từng khối lớp, với từng thể loại để học sinh chủ động trong quá trình học tập.
- Đây là những yêu cầu tối thiểu mà học sinh phải đạt được qua các hoạt động đọc, viết, nói và nghe liên quan đến văn bản văn học..
- Các phương tiện này sẽ hỗ trợ giáo viên một cách đắc lực trong giờ học về văn bản văn học..
- (4) Tổ chức cho học sinh tìm hiểu, giải mã văn bản văn học theo một quy trình phù hợp với đặc trưng thể loại của văn bản nói riêng, của văn bản nghệ thuật nói chung.
- Học sinh cần được hướng dẫn, luyện tập đọc tác phẩm văn học theo quy trình từ tri nhận văn bản ngôn từ đến khám phá thế giới hình tượng nghệ thuật và tìm kiếm, đúc kết nội dung ý nghĩa.
- kĩ năng tìm kiếm, diễn giải mối quan hệ giữa cái “toàn thể”và chi tiết “bộ phận” của văn bản, phát hiện tính chỉnh thể, tính thống nhất về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức của tác phẩm văn học..
- Để làm được như vậy, trước hết giáo viên cần làm mẫu cho học sinh hoặc cho học sinh nghe/ xem/ quan sát các mẫu về cách đọc/ tiếp nhận và tạo lập một văn bản nói chung, văn bản văn học nói riêng.
- hoặc cho học sinh nghe, xem, quan sát các tác phẩm chuyển thể từ các văn bản văn học.
- để hình thành ở học sinh cách đọc.
- Sau đó, hướng dẫn học sinh tự đọc, cảm nhận và trình bày cảm nhận của riêng mình về văn bản, tự phát hiện thông điệp, ý nghĩa, góp phần lấp đầy “khoảng trống”.
- của văn bản.
- Giáo viên có những gợi ý, nhưng không lấy việc phân tích, bình giảng của mình thay thế cho những suy nghĩ của học sinh.
- tránh đọc chép và hạn chế việc bắt học sinh ghi nhớ kiến thức máy móc..
- Quan tâm đến các phương pháp dạy học đặc thù của bộ môn như đọc diễn cảm, đọc phân vai, kể chuyện, đóng vai để giải quyết một tình huống, diễn kịch, sử dụng câu hỏi, hướng dẫn ghi chép trong tiến trình đọc bằng các phiếu ghi chép, phiếu học tập, nhật kí đọc sách, tổ chức cho học sinh thảo luận về văn bản, chuyển thể tác phẩm văn học từ thể loại này sang thể loại khác, vẽ tranh, làm phim, trải nghiệm những tình huống mà nhân vật đã trải qua.
- Tuy nhiên, tùy thuộc vào đặc điểm của đối tượng học sinh ở từng cấp học, lớp học và thể loại của văn bản văn học mà giáo viên vận dụng các phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học ở trên cho phù hợp.
- cũng cần được vận dụng một cách phù hợp theo yêu cầu phát triển năng lực cho học sinh..
- (6) Chú trọng việc thiết kế và sử dụng sử dụng đa dạng các loại câu hỏi, bài tập ở những mức độ khác nhau để thực hiện dạy học phân hóa và hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản, hình thành kĩ năng đọc.
- hướng dẫn và khích lệ học sinh chủ động, tự tin, phát huy vai trò “đồng sáng tạo” trong tiếp nhận tác phẩm, hứng thú tham gia kiến tạo nghĩa cho văn bản, biết so sánh đối chiếu, liên hệ mở rộng, huy động vốn hiểu biết cá nhân, sử dụng trải nghiệm cuộc sống của bản thân để đọc hiểu, trải nghiệm văn học, phát hiện những giá trị đạo đức, văn hoá và triết lí nhân sinh, từ đó biết vận dụng, chuyển hoá thành giá trị sống cho bản thân..
- Với biện pháp này, giáo viên cần xác định được các nhiệm vụ đối với học sinh và chuyển giao các nhiệm vụ đó đến người học bằng các câu hỏi, bài tập cụ thể.
- Dưới đây là những nhiệm vụ có thể đưa vào câu hỏi, bài tập cho học sinh nhằm phát triển năng lực văn học cho người học:.
- Trước khi đọc: yêu cầu học sinh:.
- Thể hiện những hiểu của mình về tác giả (cuộc đời, sự nghiệp sáng tác), về hoàn cảnh ra đời của văn bản..
- Thể hiện những hiểu biết, trải nghiệm của học sinh về những vấn đề, sự việc, nội dung sẽ được nhắc đến trong văn bản..
- Thể hiện những hiểu biết về đặc điểm thể loại của văn bản..
- Xác định mục đích đọc văn bản..
- Thể hiện vốn ngôn ngữ của bản thân liên quan đến đề tài, chủ đề của văn bản..
- Thể hiện những điều muốn biết, muốn trao đổi khi đọc văn bản..
- Trong khi đọc: yêu cầu học sinh:.
- Đọc diễn cảm văn bản, kể tóm tắt lại văn bản..
- Xác định những thông tin/ chi tiết quan trọng nhất trong văn bản.
- trong văn bản..
- Sau khi đọc: yêu cầu học sinh:.
- Phân tích, đánh giá về cách thể hiện các yếu tố làm nên văn bản (nhân vật, bối cảnh, đề tài chủ đề, vấn đề/ mâu thuẫn/ xung đột, các tình tiết, sự kiện xảy ra và sự phát triển của mâu thuẫn, cao trào/ nút thắt/ đỉnh điểm, chuỗi hệ quả của các sự kiện, kết thúc).
- Phân tích, đánh giá về thái độ/ tình cảm/ quan điểm/ tư tưởng của tác giả thể hiện trong văn bản..
- Đánh giá các dự đoán trước đó của bản thân về văn bản..
- Làm các bài kiểm tra để đánh giá khả năng đọc hiểu và năng lực văn học của bản thân..
- Phát triển năng lực văn học cho học sinh phổ thông trong môn Ngữ văn là một mục tiêu đúng đắn.
- Bởi Ngữ văn là một môn học vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật, có nhiệm vụ hình thành, bồi dưỡng và phát triển những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết cho học sinh.
- Để đáp ứng yêu cầu của chương trình 2018, giáo viên Ngữ văn rất cần phải xác định và thực hiện những biện pháp thiết thực, đúng hướng để dạy học văn học nói chung, dạy học Ngữ văn nói riêng có hiệu quả.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt