« Home « Kết quả tìm kiếm

CÂU HỎI ÔN TẬP PHÁP LUẬT KINH TẾ VN


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích nguồn của pháp luật kinh tế Việt Nam.
- Nguồn của pháp luật kinh tế Việt Nam là tổng hợp tất cả các văn bản luật và các hình thức khác chứa đựng những gì được xem là pháp luật liên quan đến kinh doanh.
- Nguồn của pháp luật kinh tế Việt Nam bao gồm.
- Văn bản quy phạm pháp luật: Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định và dưới hình thức nhất định, có chứa đựng các quy tắc xử sử chung nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định, được áp dụng nhiều lần trong thực tiễn đời sống và việc thực hiện văn bản đó không làm chấm dứt hiệu lực của nó.
- Văn bản quy phạm pháp luật gồm: Văn bản luật và văn bản dưới luật.
- Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành như Hiến pháp, đạo luật, bộ luật.
- Văn bản luật có giá trị pháp lý cao nhất là Hiến pháp năm 2013, ngoài ra các văn bản luật khác: Luật doanh nghiệp 2014, Luật thương mại 2005, Bộ luật dân sự năm 2005 (Bộ luật dân sự sửa đổi bổ sung mới có hiệu lực năm 2017), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, luật phá sản 2014.
- Văn bản dưới luật là văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành.
- Nhưng văn bản này có giá trị pháp lí thấp hơn các văn bản luật.
- Điều ước quốc tế: Điều ước quốc tế là thỏa thuận bằng văn bản được ký kết nhân danh Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với bên ký kết nước ngoài, làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo pháp luật quốc tế, không phụ thuộc vào tên gọi là hiệp ước, công ước, hiệp định, định ước, thỏa thuận, nghị định thư, bản ghi nhớ, công hàm trao đổi hoặc văn kiện có tên gọi khác (Điều 2 Luật điều ước quốc tế 2016).
- Có thể kể đến một số điều ước quốc tế: Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế, Công ước Hamburg năm 1978 của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ… Các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có giá trị pháp lý các quy định của pháp luật Việt Nam (theo nguyên tắc Pacta Sunt Servanda buộc các quốc gia phải tuân thủ các thỏa thuận, cam kết trong các điều ước quốc tế).
- Điều 5 Luật thương mại quy định.
- Trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng pháp luật nước ngoài, tập quán thương mại quốc tế hoặc có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”- Tập quán thương mại: Là những quy tắc xử sự hoặc thói quen hình thành từ xa xưa, được thừa nhận rộng rãi trên một vùng lãnh thổ hoặc một lĩnh vực thương mại có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên.
- Trong hoạt động kinh doanh, tập quán thương mại thường được áp dụng và được coi là nguồn bổ sung của pháp luật khi quy phạm pháp luật không thể bao quát hết các trường hợp.
- Điều 3 Bộ luật dân sự quy định: "Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận, thì có thể áp dụng tập quán, nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật.
- Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không trái với các nguyên tắc của pháp luật Việt Nam".
- Điều kiện áp dụng tập quán thương mại trong nước: (i) Tập quán sẽ không được áp dụng khi có quy định của pháp luật.
- Theo Nghị quyết số 04/2005/NQ – HĐTP ngày của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao “Đối với những vấn đề mà đương sự viện dẫn tập quán nhưng đã có văn bản quy phạm pháp luật quy định, thì toà án phải áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật đó để giải quyết mà không áp dụng tập quán”.
- (iii) Tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với những nguyên tắc của pháp luật.
- Điều kiện áp dụng tập quán thương mại quốc tế: (i) Tập quán quốc tế không được áp dụng khi có quy định của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên điều chỉnh.
- (iii) Tập quán chỉ được áp dụng khi không trái với những nguyên tắc cơ bản của pháp luật.
- Phân tích các bộ phận cấu thành khung pháp luật kinh tế.
- Khung pháp luật kinh tế, theo nghĩa rộng là để chỉ một trật tự pháp luật tương ứng với một trật tự kinh tế xã hội trong những giai đoạn phát triển cụ thể, bao gồm những nguyên tắc và định hướng cơ bản của cơ chế kinh tế đã được thể chế hóa, tổng thể các quy định của Nhà nước tham gia điều chỉnh các quá trình kinh tế và hệ thống các định chế, thiết chế có liên quan.
- Theo nghĩa hẹp, khung pháp luật kinh tế là hệ thống pháp luật kinh tế thực định điều chỉnh các quan hệ liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý nền kinh tế nói chung.
- Bộ phận cấu thành khung pháp luật kinh tế gồm: Hệ thống pháp luật kinh tế thực định và hệ thống các định chế thị trường và các thiết chế hành chính tư pháp có liên quan.
- Hay nói cách khác khung pháp luật kinh tế bao gồm các quy định pháp luật về kinh tế và các định chế, thiết chế đảm bảo thực hiện các quy định đó.
- Hệ thống pháp luật kinh tế thực định điều chỉnh toàn bộ quá trình từ đầu tư, sản xuất đến phân phối trao đổi và các hoạt động tổ chức, quản lý nền kinh tế.
- Bảo đảm sở hữu và tự do kinh doanh (Pháp luật về các hình thức sở hữu, pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh, pháp luật về sở hữu trí tuệ, pháp luật về hợp đồng.
- Quy định các loại hình sản xuất kinh doanh (Pháp luật về công ty, pháp luật về hợp tác xã, pháp luật về tập đoàn , hiệp hội, pháp luật về doanh nghiệp nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.
- Điều chỉnh về thị trường yếu tố sản xuất (Pháp luật về đất đai, pháp luật về thị trường lao động, pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, pháp luật về ngân hàng và hợp tác xã tín dụng, pháp luật về ngoại hối.
- Điều chỉnh về các bảo đảm xã hội và môi trường (Pháp luật về bảo hiểm, pháp luật về lao động, pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng, pháp luật về môi trường.
- Giải quyết hậu quả pháp lý (Pháp luật về giải thể, phá sản , pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh tế, pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính và hình sự trong lĩnh vực kinh doanh.
- Bảo đảm chức năng quản lý của nhà nước (Pháp luật về ngân sách, pháp luật về kế hoạch hóa, pháp luật về quản lý thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu và tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa.
- Các định chế, thiết chế đặc trưng riêng của nền kinh tế thị trường đóng vai trò là phương tiện đảm bảo sự vận động và phát triển các quan hệ thị trường, duy trì sự vận hành của thị trường cũng như liên quan đến việc thực hiện và áp dụng pháp luật gồm: các định chế thị trường (Sở giao dịch chứng khoán, Công ty môi giới và phát hành chứng khoán, Quỹ đầu tư, Công ty thuê mua, Công ty kiểm toán chứng khoán, các Công ty tài chính và Ngân hàng thương mại.
- và các thiết chế hành chính tư pháp (Tài phán kinh tế gồm Tòa kinh tế, Tòa lao động.
- Thực trạng của pháp luật kinh tế ở Việt Nam hiện nay.
- “Khung pháp luật kinh tế là một yếu tố không tách rời cơ chế thị trường.
- Vì thế có thể xem khung pháp luật kinh tế là một bộ phận cấu thành cơ chế thị trường”.
- Cơ chế thị trường muốn vận hành hoàn chỉnh cần một hệ thống pháp luật nói chung và lĩnh vực pháp luật kinh tế nói riêng hoàn chỉnh.
- Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng ban hành trên 70 pháp lệnh, tạo cơ sở pháp lý cho sự chuyển đổi và vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Theo đó, hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam đã đạt được những thành tựu sau.
- Hình thành một hệ thống pháp luật kinh tế tương đối đầy đủ để điều chỉnh các quan hệ pháp luật phát sinh từ thực tiễn của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Trước đổi mới chúng ta chỉ thừa nhận nền kinh tế có 3 thành phần (quốc doanh, tập thể và cá thể), 3 hình thức sở hữu (toàn dân, hợp tác xã và tư nhân).
- Đến nay, pháp luật đã quy định đầy đủ các chủ thể hoạt động trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam bao gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã và doanh nghiệp nhà nước.
- Hoàn thiện pháp luật hợp đồng trên cơ sở bình đẳng, tự nguyện, tự do hợp đồng và tự chịu trách nhiệm.
- Hoàn thiện pháp luật đầu tư với môi trường kinh doanh hấp dẫn và thông thoáng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
- Bộ luật chung điều chỉnh quan hệ kinh tế là Bộ luật dân sự, ngoài ra các quan hệ pháp luật chuyên ngành cũng được các luật chuyên ngành quy định như Luật các tổ chức tín dụng 2010, Luật kinh doanh bảo hiểm 2014, Luật kinh doanh bất động sản 2014, Luật nhà ở 2014.
- Pháp luật về giá đang từng bước được sửa đổi, bổ sung.
- Luật giá 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành tạo ra cơ chế mới trong quản lý nhà nước phù hợp với hội nhập quốc tế và gia nhập WTO.
- Hệ thống pháp luật về thuế đang hoàn thiện với cơ cấu hiện đại tương tự các nước có nền kinh tế thị trường phát triển.
- Pháp luật về thu chi ngân sách nhà nước năm 2002 được sửa đổi, bổ sung và có hiệu lực vào năm 2017 góp phần vào cải cách tài chính công, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, từng bước lành mạnh nền tài chính quốc gia.
- Hai hệ thống pháp luật này hoàn thiện sẽ giúp tăng tiềm lực tài chính quốc gia, giúp thúc đẩy đầu tư sản xuất, kinh doanh.
- Ngoài ra Nhà nước tôn trọng quyền tự do lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp của các bên.- Hệ thống pháp luật kinh tế hiện hành đã ghi nhận và tạo điều kiện triển khai trên thực tế những nguyên tắc pháp lý cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- Ghi nhận tự do sở hữu, theo đó các cá nhân, pháp nhân có quyền sở hữu bất kì tài sản nào trừ các tài sản bị cấm hoặc hạn chế theo pháp luật.
- Vai trò điều chỉnh sai lệch thị trường của Nhà nước.
- Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
- (iiii) Giải quyết hài hòa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu đảm bảo công bằng xã hội, hỗ trợ nhóm người nghèo điều kiện tối thiểu để tham gia thị trường bình đẳng.
- Nhà nước pháp quyền là nguyên tắc cơ bản được quy định trong Hiến pháp, bao gồm việc bảo hộ thích đáng của pháp luật về các quyền về kinh tế, tài sản, hợp đồng của công dân.
- Pháp luật được áp dụng bình đẳng không phân biệt thành phần kinh tế.
- Pháp luật phải rõ ràng, minh bạch và gần gũi với tất cả mọi người.Sau 30 năm đổi mới, khung pháp luật kinh tế Việt Nam đã có sự hoàn thiện nhất định,tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau.
- Sự thiếu đồng bộ của khung pháp luật kinh tế chưa được hạn chế mà ngược lại có mặt gia tăng.
- Quá trình sửa đổi luật từ văn bản luật tới các văn bản dưới luật không đồng bộ dẫn tới những quy định mâu thuẫn, chồng chéo, không rõ ràng, minh bạch, không dễ áp dụng, áp dụng không thống nhất và nhiều vấn đề trong thực tiễn chưa được điều chỉnh tới.
- Sự phức tạp diễn ra khi có có các văn bản sau sửa đổi, bãi bỏ văn bản trước, thậm chí không có sự rà soát tính đồng bộ dẫn đến ra văn bản đính chính văn bản sửa đổi, ví dụ: Bộ Tài nguyên – Môi trường có công văn số 181/ĐC-CP ngày để đính chính 8 điểm của Nghị định số 69/2009/NĐ-CP về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
- Khối lượng văn bản pháp luật kinh tế còn cồng kềnh dẫn đến thủ tục nhiêu khê, kéo dài.
- Nhiều nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp và các bộ luật chưa được thực thi trong các văn bản quy phạm pháp luật.
- Nhiều đạo luật nội dung còn chung chung dẫn đến phải ban hành nhiều văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành.
- Việc pháp điển hóa hệ thống pháp luật kinh tế chưa hiệu quả, hợp lý.
- Ví dụ: Một dự án nhà ở được thực hiện phải chịu ít nhất sự điều chỉnh của 4 Bộ luật: Luật đất đai, Luật nhà ở, Luật kinh doanh bất động sản và Luật xây dựng, đó là chưa kể các văn bản dưới luật đi kèm như Luật đất đai 2003 có 73 văn bản dưới luật đi kèm, Luật nhà ở 2005 có 68 văn bản đi kèm, Luật kinh doanh bất động sản có 13 văn bản đi kèm, Luật xây dựng có 51 văn bản hướng dẫn thi hành.
- Riêng về lĩnh vực bất động sản đã có khoảng 400 văn bản hướng dẫn thi hành dẫn đến nguyên tắc tự do kinh doanh được quy định trong Hiến pháp không được thực hiện một cách triệt để, dễ dàng trong thực tiễn.- Mức độ ổn định của các văn bản pháp luật không cao, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung.
- Một số điều kiện kinh doanh cũng được đưa ra tùy tiện, chưa thuyết phục gây cản trở quyền tự do kinh doanh đã được ghi nhận trong Hiến pháp, ví dụ: điều kiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đảm bảo những điều kiện chung về vốn điều lệ, tư cách người quản lý doanh nghiệp cũng như các điều kiện riêng khác là không cần thiết bởi mua bán nợ bản chất là thay đổi chủ thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ bằng cách chuyển khoản nợ từ chủ thể này sang chủ thể khác mà không thay đổi nghĩa vụ trả nợ hay nói cách khác “nợ” chỉ là một loại hàng hóa thông thường được giao dịch trên thị trường.- Các thiết chế thực thi pháp luật chậm được xây dựng và hoàn thiện, do đó cũng có những ảnh hưởng nhất định đến việc thực thi pháp luật kinh tế Việt Nam.
- Một số vấn đề đặt ra khi hoàn thiện pháp luật kinh tế Việt Nam.
- Những vấn đề đặt ra khi hoàn thiện pháp luật kinh tế Việt Nam là.
- Việc xây dựng hệ thống pháp luật kinh tế Việt Nam chưa toàn diện, đầy đủ và sâu sắc bởi kĩ thuật lập pháp còn yếu kém.
- Các nhà lập pháp chưa xác định được các vấn đề trọng tâm quan trọng cần hoàn thiện, không đặt các văn bản luật cần sửa đổi, bổ sung vào mối quan hệ với các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan dẫn đến sự chồng chéo, mâu thuẫn, khó áp dụng, không rõ ràng, tạo lỗ hổng pháp luật.
- Cần hoàn thiện kĩ thuật lập pháp như luật sửa nhiều luật, giải thích pháp luật, đăng ký đạo luật, thống nhất cấu trúc văn bản, kĩ thuật viện dẫn, nhất quán trong sử dụng thuật ngữ, thời hạn, thời hiệu, thẩm quyền tài phán,… Cần chấm dứt việc xây dựng pháp luật như hiện hành, theo đó Quốc hội sẽ chấm dứt hiệu lực của đạo luật được ban hành trước đó, thay vào đạo luật mới dưới hình thức luật sửa đổi.
- Cách thức xây dựng pháp luật kiểu này gây tốn kém thời gian, tiền bạc và cản trở việc hệ thống và pháp điển hóa.
- Do đó cần thay thế bằng phương pháp luật bổ sung mà không thay thế hoàn toàn, tương tự như cách hình thành Bộ luật dân sự Pháp tồn tại từ năm 1804 tới nay, được sửa dổi, bổ sung bằng các đạo luật do Quốc hội ban hành, do đó vẫn giữ các nguyên tắc cơ bản và tên gọi của nó nhưng nội dung được thay đổi phù hợp với từng thời kì.
- Kĩ thuật lập pháp, lập quy của Việt Nam đang bộc lộ nhiều thiếu sót, bất cập dẫn đến xây dựng hệ thống pháp luật không ổn định, thường xuyên phải sửa đổi, bổ sung.
- Do đó, để nâng cao kỹ thuật lập pháp, lập quy, cần tiếp tục đổi mới hoạt động nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh nghiên cứu pháp luật so sánh, tăng cường học tập kinh nghiệm lập pháp, lập quy của các nước có điều kiện kinh tế, xã hội giống Việt Nam để đảm bảo tính khoa học, tính hội nhập của pháp luật nước ta với pháp luật của thế giới.
- Việc tiếp thu các nghiên cứu khoa học pháp lý về luật kinh tế của các nước giúp chúng ta không tốn thời gian và công sức, góp phần giúp pháp luật Việt Nam tương thích với pháp luật các nước trên thế giới, thúc đẩy quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
- Để xây một khung pháp luật kinh tế Việt Nam hoàn chỉnh không thể chỉ thay đổi từng lĩnh vực đơn lẻ mà cần có gắn kết trong tổng thể, tầm nhìn bao quát, toàn diện, cần đưa ra một chiến lược pháp luật tổng thể để từ đó hoạch định chương trình xây dựng pháp luật dài hạn.
- Nhiều bộ luật, đạo luật chưa có khả năng bao quát tình huống pháp luật dẫn đến sự ra đời nhiều văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành.
- Các văn bản dưới luật do nhiều cơ quan khác nhau ban hành gây ra tình trạng chồng chéo và mâu thuẫn về nội dung.
- Cần có cơ chế kiểm tra tính hợp hiến, hợp pháp của các văn bản quy phạm pháp luật.- Tạo ra một khuôn khổ pháp lý và hệ thống pháp luật nhất quán, đồng bộ và đảm bảo thực thi trong thực tế, tạo môi trường pháp lý lành mạnh thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp dân doanh trong nước bằng cách.
- Đề cao các nguyên tắc cơ bản quy định trong Hiến pháp và sự nhất quán trong việc thể hiện nguyên tắc trong các văn bản luật.
- Đề cao giá trị pháp lý cao nhất của các văn bản luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng việc khái quát hóa các quy định nhưng không đưa vào những quy định chung chung, không rõ ràng.
- Giảm dần các văn bản dưới luật, khắc phục tình trạng cồng kềnh, không đồng bộ, khó tiếp cận của hệ thống pháp luật kinh tế.
- Vấn đề pháp điển hóa, hệ thống hóa, rà soát văn bản pháp luật chưa khoa học, thường xuyên.
- Pháp điển hóa có vai trò quan trọng trong công tác xây dựng luật, góp phần đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ của hệ thống pháp luật.
- Nhờ pháp điển hóa có thể loại bỏ được sự chồng chéo và lỗ hổng pháp luật.
- Pháp điển hóa pháp luật kinh tế được thực hiện dựa trên việc phân chia các ngành luật, mô hình hóa hệ thống pháp luật, mối quan hệ và chức năng của pháp luật kinh tế trong cả hệ thống pháp luật Việt Nam.
- Bảo đảm pháp luật kinh tế không chỉ phải phù hợp với thực tiễn Việt Nam, mà còn phải đảm bảo sự tương thích với pháp luật của các nước trên thế giới, vì đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam  Bảo đảm sự ăn khớp giữa hệ thống các quy định pháp luật với các thiết chế đảm bảo việc thực thi pháp luật.
- Cụ thể: Tăng cường ban hành luật, xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh thông về nghiệp vụ để bảo đảm cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm túc  Đẩy mạnh cải cách hành chính: (1) Hoàn thiện các thủ tục hành chính trực tiếp liên quan đến khu vực doanh nghiệp như thủ tục hoàn thuế, hải quan, đất đai, xây dựng, công chứng…theo hướng tập trung, đơn giản hoá, thực hiện chế độ công khai, minh bạch.
- (2) Hình thành một cơ quan đăng ký kinh doanh chung cho các loại hình doanh nghiệp, tăng cường năng lực cho cơ quan này đủ sức chịu trách nhiệm theo dõi tình hình phát triển, thực hiện “tiền kiểm, hậu kiểm” theo quy định của pháp luật đối với hoạt động của các loại hình doanh nghiệp đang được xem xét một cách tích cực.
- (3) Xử lý nghiêm minh với các hành vi tham nhũng, tham ô, nhũng nhiễu, hạch sách, gây phiên hà cho doanh nghiệp của các cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế.- Việc xây dựng đổi mới khung pháp luật kinh tế phải gắn liền với tạo hành lang pháp lý an toàn phát triển đồng bộ các loại thị trường: Thị trường hàng hóa, thịtrường lao động, thị trường bất động sản, thị trường tài chính, tiền tệ, thị trườngkhoa học, công nghệ…Việc gia nhập các hiệp định song phương và đa phươngđòi hỏi Việt Nam phải hoàn thiện hệ thống pháp luật theo cam kết và phù hợpvới hội nhập quốc tế và khu vực.
- Nghiên cứu, ban hành và tổ chức thực thi các quy định pháp luật về thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và thuế chống phân biệt đối xử.
- Hoàn thiện Bộ luật lao động theo hướng bảo vệ lợi ích của người lao động và người sử dụng lao động, xóa bỏ các “lỗ hổng” pháp luật, cụ thể hóa các quy định luật, tránh ban hành nhiều văn bản dưới luật rườm ra, đáp ứng các cam kết về lao động trong các Hiệp định thương mại.
- Tập trung, thống nhất và đồng bộ các chính sách về đất đai, quy hoạch, đầu tư, tài chính, hệ thống hóa các văn bản luật, loại bỏ những văn bản bất hợp lý để tạo môi trường thông thoáng khuyến khích kinh doanh bất động sản, đẩy nhanh việc xây dựng các cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh và tạo thuận lợi cho sự vận hành của thị trường bất động sản.
- Sớm rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới những văn bản dưới luật liên quan tới sở hữu trí tuệ cho phù hợp thông lệ quốc tế và tiến trình hội nhập của Việt Nam.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về tài chính-kế toán trong chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, thị trường khoa học và công nghệ nhằm tăng cường đóng góp của khoa học và công nghệ vào sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt