« Home « Kết quả tìm kiếm

Viết cảm nghĩ của em về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên


Tóm tắt Xem thử

- Viết cảm nghĩ của em về bài thơ ông đồ của Vũ Đình Liên.
- Cũng bắt nguồn từ cảm hứng ấy, bài thơ Ông Đồ thể hiện một hoài niệm day dứt, thương cảm cho một giá trị tinh thần sắp tàn lụi.
- Ông đồ – hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn năm phong kiến Việt Nam..
- Ông đồ của Vũ Đình Liên là một chứng tích cho một vẻ đẹp không bao giờ trở lại.
- Mỗi năm hoa đào nở Lại thấy ông đồ già Bày mực tàu giấy đỏ Bên phố đông người qua..
- Là sự tuần hoàn của hoa đào, của ông đồ, của mực tàu, giấy đỏ tạo nên một nét riêng thiêng liêng của không gian văn hoá dân tộc khi Tết đến, xuân về.
- Nhưng ta không khỏi chạnh lòng trước cảnh ông đồ phải sống lay lắt trên con đường mưu sinh của mình.
- Trong dòng đời hối hả trôi, hiện lên hình ảnh ông đồ đang gò trên từng con chữ tài năng và tâm huyết của một đời người ngay giữa chợ đời:.
- Dẫu rằng sự hiện hữu của ông đồ góp thêm nét đẹp truyền thống ấm cúng, trang trọng cho ngày Tết và nét chữ “như phượng múa rồng bay” kia cố níu kéo lấy chút thể diện cuối cùng, được mọi người thán phục, ngưỡng mộ nhưng tránh sao khỏi cảm giác bẽ bàng, sượng sùng? Nhưng cái danh dự còn sót lại nhỏ nhoi ấy cũng đâu tồn tại mãi, nó vẫn bị thời gian khắc nghiệt vùi lấp không thương tiếc:.
- Và càng đáng buồn hơn, đến khổ thơ thứ tư thì còn lại cái hình ảnh của ông đồ lặng lẽ, cô đơn giữa quang cảnh lạnh lẽo:.
- Ông đồ vẫn ngồi đấy Qua đường không ai hay.
- Bằng hi vọng mong manh còn lại, chút gắng gỏi vì miếng cơm manh áo, ông đồ vẫn kiên nhẫn ngồi đợi.
- Nhưng đáp lại sự đợi chờ vô vọng đó là những dáng tấp nập qua lại của mọi người, hờ hững, quên đi sự hiện diện của ông.
- Giữa cái ồn ào, náo động xung quanh là bóng dáng cô độc của ông đồ.
- Sự đối lập giữa ông đồ và cuộc sống tất bật khiến nhà thơ ngậm ngùi thương cảm.
- Giữa không gian đông người ấy, ông đồ vẫn ngồi, bóng dáng trầm tư có khác chăng Nguyễn Khuyến trước kia “tựa gối ôm cần lâu chẳng được”.
- “lá vàng rơi”, cũng như số phận hẩm hiu của ông đồ đã đến hồi kết thúc:.
- Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa Những người muôn năm cũ.
- Vòng tuần hoàn của đất trời vẫn tiếp tục, nhưng bóng dáng của ông đồ không còn nữa.
- Khi bóng dáng ông đồ không còn, liệu nét chữ – “hồn” của ông – còn chăng?.
- Mạch đồng cảm của người xưa và người nay được nối liền: Sự chán ngán cùng cực của ông đồ và nỗi lòng ân hận, tiếc nuối của lớp hậu sinh đã vô tình lãng quên thế hệ cha ông.