« Home « Kết quả tìm kiếm

Cảm nhận về các khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ


Tóm tắt Xem thử

- Cảm nhận về các khổ thơ sau của bài thơ Ông đồ: “Nhưng mỗi năm mỗi vắng …Hồn ở đâu hây giờ?”.
- Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc..
- Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay.
- Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa.
- Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của Ông đồ ngồi nhìn mưa bụi bay..
- Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẻ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ.
- Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: Nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay.
- Năm nay đào lại nở, Không thấy ông đồ xưa..
- Ông đồ đã kiên nhẫn vẫn ngồi đấy, nhưng năm nay ông không còn kiên nhẫn được nữa: Không thấy ông đồ xưa.
- Hai câu thơ hàm súc nhất của bài, chúng ta đọc ở đấy số phận của ông đồ và nhất là đọc được thái độ, tình cảm của cả một lớp người đối với những gì thuộc về dân tộc.
- Muôn năm, thật ra chỉ là vài ba năm, nhưng nói muôn năm mới đúng, thời ông đồ đã xa lắc rồi, đã lẫn vào với những bút, những nghiên rất xa trong lịch sử