« Home « Kết quả tìm kiếm

ERP và mô hình hóa quản lý doanh nghiệp


Tóm tắt Xem thử

- ERP và mô hình hóa quản lý doanh nghiệp.
- ngành: Công nghệ phần mềm.
- Xây dựng hệ thống quản trị bán hàng tại Don’s Tây Hồ..
- Mô hình hóa.
- Quản lý doanh nghiệp.
- Công nghệ phần mềm.
- Công nghệ thông tin ngày nay trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người đặc biệt trong việc quản trị doanh nghiệp.
- Do tầm cỡ, quy mô doanh nghiệp càng ngày càng lớn, việc quản trị theo cách cổ điển dần không còn phù hợp do tốn quá nhiều thời gian công sức để thực hiện lặp lại cùng một thao tác.
- Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP (viết tắt của Enterprise Resources Planning – Hoạch định tài nguyên doanh nghiệp) đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại.
- Trên thế giới, việc ứng dụng các giải pháp ERP với nội dung chính là đưa ra giải pháp tổng thể cho tin học hóa tác nghiệp và quản trị trong các tổ chức, doanh nghiệp đã được thực hiện từ lâu.
- Đây là một công cụ hiệu quả giúp đỡ các nhà lãnh đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác nghiệp, đồng thời giúp các tổ chức, doanh nghiệp hội nhập với một tiêu chuẩn quản lý quốc tế.
- Ở Việt Nam, tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm và nhu cầu tăng cường năng lực quản lý trong đó có ERP.
- Đây cũng là bức tranh chung của các nước đang phát triển với nhu cầu cải cách công nghệ quản lý kinh tế không ngừng..
- Tại Việt Nam, ERP trong một vài năm gần đây cũng được quan tâm nhiều hơn từ các công ty muốn áp dụng phần mềm quản trị doanh nghiệp tới các đơn vị sản xuất cung cấp phần mềm.
- Đã có các đơn vị xây dựng và triển khai hệ thống ERP như: Fast ERP, Effect ERP, Lạc Việt ERP, Bravo ERP.
- Tuy nhiên số lượng các đơn vị triển khai thành công ERP vẫn còn là một con số ít.
- Khi tiến hành triển khai áp dụng ERP, đơn vị cung cấp phải phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng để chỉnh sửa (customize) sản phẩm ERP sẵn có, thêm mới các chi tiết cần thiết với doanh nghiệp, xóa bỏ các điểm không phù hợp.
- Và rủi ro thất bại lớn là việc tất yếu do việc kiểm soát quy trình hoạt động chưa tốt ở các doanh nghiệp..
- Một điểm khác, các công ty dám chấp nhận rủi ro để triển khai ERP hiện tại (cả thành công và thất bại) đều là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn như: Tập đoàn Thép Việt, Sato Việt Nam, Tập đoàn Việt Á.
- các đơn vị này đều đã triển khai hoạt động theo các tiêu chuẩn ISO .
- Hầu như chưa có đơn vị nhỏ hoặc đơn vị mà hoạt động chưa theo tiêu chuẩn ISO dám áp dụng ERP.
- Các đơn vị này thường chỉ áp dụng một phân hệ nhỏ trong ERP một cách rời rạc như: quản trị nhân sự, kế toán, quản lý quan hệ khách hàng do rất nhiều lý do: quy mô nhỏ, không đủ tiền đầu tư, không có nhân lực đủ khả năng.
- Các phân hệ có thể do cùng đơn vị sản xuất hoặc khác đơn vị sản xuất.
- Vậy có cách nào để xây dựng ứng dụng quản lý cho các doanh nghiệp nhỏ có tính mở rộng, tương lai khi cần thiết, dễ dàng triển khai hệ thống ERP, sử dụng lại các phân hệ đã có để giảm bớt thời gian, chi phí cũng như công sức xây dựng và triển khai? Đề tài: "ERP VÀ MÔ HÌNH HÓA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP"