« Home « Kết quả tìm kiếm

Thực trạng giáo dục kĩ năng sống cho học sinh các trường trung học phổ thông chuyên khu vực bắc miền Trung Việt Nam qua hoạt động trải nghiệm


Tóm tắt Xem thử

- KHU VỰC BẮC MIỀN TRUNG VIỆT NAM QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM.
- Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau nên việc hướng dẫn, tổ chức hoạt động GD KNS cho HS còn nhiều hạn chế.
- Chính vì lẽ đó, theo Chương trình GD phổ thông mới, việc hình thành các giá trị đạo đức, nhân cách, KNS thông qua các hoạt động giáo dục trải nghiệm (HĐGDTN) là điều hết sức cần thiết cho HS nói chung và HS THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung nói riêng, nhằm tạo điều kiện, cơ hội để các em phát huy khả năng để thích ứng và sáng tạo các giá trị cho cá nhân và cộng đồng..
- KNS (life skills) được sử dụng rộng rãi nhằm vào mọi lứa tuổi trong mọi lĩnh vực hoạt động thuộc các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội..
- Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nhận định: KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử một cách có hiệu quả trước những yêu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày..
- Những KN này giúp cho cá nhân thể hiện được chính mình cũng như tạo ra nội lực cần thiết để thích nghi và phát triển..
- Từ góc độ tâm lí học, tác giả Nguyễn Quang Uẩn khẳng định: “Trong hệ thống các KN cơ bản có tính tổng hợp và phức tạp của hoạt động sống của con người có KNS.
- Khái niệm “trải nghiệm” và “Hoạt động trải nghiệm”.
- Trong chương trình GD phổ thông tổng thể, “hoạt động trải nghiệm” là hoạt động GD trong đó từng HS tham gia trực tiếp hoạt động thực tiễn trong nhà trường hoặc trong xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà GD, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, các KN và tích lũy kinh nghiệm riêng của cá nhân..
- Theo tác giả Đinh Thị Kim Thoa, “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động GD, được tổ chức theo phương pháp trải nghiệm và sáng tạo nhằm góp phần phát triển toàn diện nhân cách HS.
- Nội dung và cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng HS được tham gia trực tiếp và làm.
- chủ thể của hoạt động.
- Qua hoạt động trải nghiệm, HS phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng” [7.
- HĐGDTN là hoạt động GD, trong đó dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà GD, từng cá nhân HS được tham gia trực tiếp vào các hoạt động thực tiễn khác nhau của đời sống gia đình, nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình..
- Tầm quan trọng của việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.
- GD KNS cho HS THPT chuyên có vai trò rất quan trọng, bởi lẽ, KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
- Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội Có thể nói, KNS chính là “nhịp cầu” giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
- biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp, các em sẽ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình.
- Việc GD KNS cho HS THPT chuyên sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hội tích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cá nhân các em và cộng đồng..
- Giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với học sinh trung học phổ thông.
- Hiện nay, mục tiêu GD phổ thông đã chuyển từ chủ yếu là trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em.
- GD KNS cho HS THPT chuyên, với bản chất là hình thành và phát triển cho các.
- Như vậy, GD KNS rất phù hợp với mục tiêu GD phổ thông, đặc biệt là các em HS THPT chuyên..
- Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông chuyên qua hoạt động trải nghiệm.
- Thông qua các hoạt động tập thể, HĐGDTN sẽ phong phú hơn về nội dung, phương pháp và hình thức hoạt động.
- được tích hợp từ nhiều lĩnh vực GD, môn học và thiết kế thành các chủ đề mang tính chất mở và tương đối độc lập để HS và nhà trường lựa chọn, tổ chức thực hiện một cách phù hợp, hiệu quả..
- Có thể khẳng định HĐGDTN là hoạt động GD mà trong đó, dưới sự hướng dẫn của người dạy, người học được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân..
- Trong Chương trình GD phổ thông tổng thể, hoạt động GD bao gồm hoạt động dạy học và HĐGDTN..
- KN, thái độ đã học trong nhà trường vào thực tiễn một cách sáng tạo.
- Ngoài ra, HĐGDTN còn tập trung hình thành và phát triển những năng lực đặc thù cho HS như:.
- tổ chức hoạt động, tổ chức và quản lí cuộc sống, tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp..
- Như vậy, những KNS chỉ có thể hình thành khi HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh thông qua hoạt động học tập và các HĐGDTN bằng các tình huống thực tế trong cuộc sống..
- Thực trạng tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các trường trung học phổ thông chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam.
- Việc GD KNS cho HS THPT nói chung, HS THPT chuyên nói riêng là rất quan trọng nhằm trang bị cho các em những KN cần thiết để có thể phát huy những ưu thế của mình, thích ứng với những yêu cầu ngày càng cao của xã hội luôn biến động và phát triển, đồng thời khắc phục tình trạng “nặng về dạy chữ, nhẹ về dạy người.
- Hoạt động trải nghiệm sẽ tạo cơ hội cho HS rèn luyện và phát triển nhân cách, KNS, tổng hợp kiến thức, KN của các môn học, các lĩnh vực GD khác nhau để có thể trải nghiệm thực tiễn cuộc sống trong nhà trường, gia đình và xã hội.
- Đồng thời, giúp các em có cơ hội để tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng và hoạt động hướng nghiệp sau này..
- Trường THPT chuyên Hà Tĩnh.
- Đánh giá của HS về mức độ tổ chức, mức độ tham gia của HS và tính hiệu quả của các hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam.
- TT Hình thức tổ chức HĐGDTN.
- Mức độ tổ chức.
- Mức độ tham gia.
- Không hiệu quả 1 Hoạt động.
- câu lạc bộ Hoạt động.
- 3 Tổ chức.
- trò chơi Tổ chức.
- cuộc thi Hoạt động.
- dã ngoại Tổ chức.
- diễn đàn Tổ chức.
- sự kiện Hoạt động chiến dịch .
- Kết quả khảo sát thực trạng về hình thức tổ chức các hoạt động trải nghiệm ở các trường THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam cho thấy, hình thức tổ chức HĐGDTN ở các trường chủ yếu là: tổ chức hội thi, cuộc thi ở mức rất thường xuyên và thường xuyên là 79,17%.
- tiếp đến là hình thức tổ chức các hoạt động nhân đạo, tình nguyện ở mức rất thường xuyên và thường xuyên là 42%.
- ở các hình thức tổ chức HĐGDTN khác đều ở mức độ ít tổ chức và không tổ chức có tỉ lệ cao trên 50%.
- Như vậy, có thể thấy, qua kết qua trưng cầu ý kiến thì trong 10 HĐGDTN chỉ có 2 hoạt động được đánh giá là “thường xuyên tổ chức”, còn lại 8 hoạt động khác “ít tổ chức” hoặc “không tổ chức”.
- Theo chúng tôi, nguyên nhân của thực trạng này là mục đích các trường THPT chuyên dạy học cho các em các kiến thức môn chuyên chủ yếu là để tham dự thi các kì thi HS giỏi.
- Vì vậy, lãnh đạo các trường chưa nhận thức đầy đủ tác dụng của hoạt động trải nghiệm trong câu lạc bộ (CLB) giúp những nhóm HS cùng sở thích, nhu cầu, năng khiếu có môi trường giao lưu thân thiện, tích cực;.
- chưa chú trọng tổ chức giao lưu giữa các HS với nhau, giữa HS với thầy, cô giáo, với những người lớn khác..
- Hoạt động CLB tạo cơ hội để HS được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các KN của HS như: KN giao tiếp, KN lắng nghe và biểu đạt ý kiến, KN trình bày suy nghĩ, ý tưởng, KN viết bài, KN chụp ảnh, KN hợp tác, làm việc nhóm, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề,… CLB.
- quyền được học tập, được vui chơi giải trí và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
- tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin,… Thông qua hoạt động của các CLB, nhà GD hiểu và quan tâm hơn đến nhu cầu, nguyện vọng mục đích chính đáng của các em.
- Tuy nhiên, qua khảo sát, mức độ tổ chức hoạt động CLB ở các nhà trường còn hạn chế (có 66,7% ở mức “ít tổ chức” và.
- “không tổ chức”) đã ảnh hưởng đến mức độ tham gia CLB của HS.
- thực tế này đòi hỏi các nhà trường cần điều chỉnh cách thức tổ chức CLB và quản lí hiệu quả hơn..
- Ở hình thức sân khấu tương tác (hay sân khấu diễn đàn) -một hình thức nghệthuật tương tác dựa trên hoạt động diễn kịch, trong đó vởkịch chỉcó phần mởđầu đưa ra tình huống, phần còn lại được sáng tạo bởi những người tham gia thì phần trình diễn chính là một cuộc chia sẻ, thảo luận giữa những người thực hiện và khán giả, trong đó đề cao tính tương tác hay sự tham gia của khán giả.
- Mục đích của hoạt động này là nhằm tăng cường nhận thức, thúc đẩy để HS đưa ra quan điểm, suy nghĩ và cách xử lí tình huống thực tế gặp phải trong bất kì nội dung nào của cuộc sống.
- Sân khấu tương tác tạo cơ hội cho HS rèn luyện những KN như: KN phát hiện vấn đề, KN phân tích vấn đề, KN ra quyết định và giải quyết vấn đề, khả năng sáng tạo khi giải quyết tình huống và khả năng ứng phó với những thay đổi của cuộc sống,… Tuy vậy, qua kết quả khảo sát, có thể thấy, hình thức sân khấu, diễn đàn đang còn xa lạ với HS, có đến 81,50% HS được hỏi cho rằng mức độ còn “ít tổ chức” và.
- “không tổ chức”.
- Điều này cũng cho thấy, các em hiếm khi được tham gia hoạt động này, do nhà trường ít khi tổ chức, từ đó các em đánh giá hiệu quả từ hoạt động này cũng rất hạn chế..
- Trong khi đó, tham quan, dã ngoại là một hình thức tổ chức học tập trải nghiệm thực tế hấp dẫn đối với HS THPT chuyên.
- Thông qua hoạt động tham quan, dã ngoại để GD lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, GD truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
- Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động tham quan, dã ngoại ở các nhà trường còn ít thực hiện.
- qua trao đổi, phỏng vấn một số HS và giáo viên, hoạt động tham quan, dã ngoại chỉ mới thực hiện qua cắm trại trong khuôn viên nhà trường.
- các hoạt động tham quan, dã ngoại bên ngoài các nhà trường chưa thực hiện do tâm lí e ngại trong công tác quản lí HS..
- Bên cạnhđó, việc tổchức sựkiện trong nhà trường cũng là một HĐGDTN cần thiết, tạo cơ hội cho HS được thể hiện những ý tưởng, khả năng sáng tạo của mình, thể hiện năng lực tổ chức hoạt động, thực hiện và kiểm tra giám sát hoạt động.
- Thông qua hoạt động này, HS được rèn luyện tính tỉ mỉ, chi tiết, KN tổ chức, tính năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có KN làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê.
- Khi tham gia tổ chức sự kiện, HS sẽ thể hiện được sức bền cũng như khả năng chịu được áp lực cao của mình.
- Tuy vậy, kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, mức độ tổ chức hình thức này trong các nhà trường ở mức “ít tổ chức”.
- và “không tổ chức” chiếm đến 75,66% ý kiến HS được hỏi;.
- Để tìm hiểu vấn đề này, qua trao đổi với các nhà quản lí các trường, có thể thấy, hoạt động diễn đàn hiếm khi tổ chức bởi lẽ nguồn lực về con người, cơ sở vật chất và thời gian ở nhà trường còn hạn chế..
- Hoạt động giao lưu cũng là một hình thức tổ chức GD nhằm tạo ra các điều kiện cần thiết để cho HS được tiếp xúc, trò chuyện và trao đổi thông tin với những nhân vậtđiển hình trong các lĩnh vực hoạt động nào đó.
- Giao lưu là hoạt động dễ tổ chức, nhưng kết quả khảo sát thực trạng cho thấy, các nhà trường vẫn còn xem nhẹ, ít quan tâm để ý tới hình thức này, cóđến 85,83% HSđược hỏi cho rằng nhà trường “không tổ chức” và “ít tổ chức”, trong khi nhu cầu giao lưu của HS THPT chuyên rất lớn, dẫn đến.
- Mặt khác, hoạt động chiến dịch cũng là hình thức tổ chức không chỉtác động đến HS mà tới cảcác thành viên cộng đồng.
- Nhờ các hoạt động này, HS có cơ hội khẳng định mình trong cộng đồng, qua đó hình thành và phát triển ý thức “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
- Việc HS tham gia các hoạt động chiến dịch nhằm tăng cường sự hiểu biết, quan tâm của HS đối với các vấn đề xã hội như môi trường, an toàn giao thông, an toàn xã hội,… giúp HS có ý thức hành động vì cộng đồng;.
- Trong các hình thức HĐGDTN thì hoạt động nhân đạo, tình nguyện là hoạt động tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của HS trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.
- Thông qua hoạt động này, HS biết thêm những hoàn cảnh khó khăn của người nghèo, người nhiễm chất độc da cam, trẻ em mồ côi, người tàn tật, khuyết tật, người già cô đơn không nơi nương tựa, người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những đối tượng dễ bị tổn thương trong cuộc sống,… để kịp thời giúp đỡ, giúp họ từng bước khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống, vươn lên hòa nhập với cộng đồng.
- Kết quả khảo sát cho thấy, hoạt động nhân đạo các trường là hình thức được các nhà trường quan tâm, với 77,84% HS chọn mức “độ tổ chức thường xuyên” và “rất thường xuyên”.
- mức độ tham gia tích cực và rất tích cực hoạt động này của HS cũng đạt tỉ lệ 71,34%.
- Do vậy, các nhà trường cần phát huy hoạt động này để giúp các em HS được chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm và giá trị vật chất của mình với những thành viên trong cộng đồng, giúp các em biết quan tâm hơn đến những người xung quanh từ đó GD các giá trị cho HS như: tiết kiệm, tôn trọng, chia sẻ, cảm thông, yêu thương, trách nhiệm, hạnh phúc,….
- Trên cơ sở lí luận về GD KNS qua các hoạt động trải nghiệm cho HS THPT nói chung và HS THPT chuyên nói riêng, qua kết quả khảo sátđánh giá thực trạngHĐGDTN HS THPT chuyên khu vực Bắc miền Trung Việt Nam, có thể khẳng định, GD KNS thông qua HĐGDTN là rất cần thiết;.
- qua các hoạt động khác nhau trong nhà trường cũng như ngoài xã hội, với tư cách là chủ thể của hoạt động, các em sẽ phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi cá nhân.
- Điều đó giúp HS THPT chuyên vốn chỉ biết học giỏi kiến thức trên lớp sẽ vận dụng những kiến thức, KN, thái độ đã học trong nhà trường vào thực tiễn một cách sáng tạo, đồng thời tập trung hình thành và phát triển những năng lực đặc thù cho HS như: tổ chức hoạt động, tổchức vàquản lí cuộc sống, tự nhận thức và tích cực hóa bản thân, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp..
- lồng ghép có hiệu quả các hoạt động ngoại khóa;.
- giáo dục kĩ năng sống.
- THỰC TRẠNG GIÁO DỤC....
- Đặc biệt, đối với HS THPT chuyên, GD KNS lại càng cần thiết để có thể cân bằng cuộc sống và phát triển toàn diện bản thân..
- Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông.
- Tài liệu tập huấn kĩ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học.
- Chương trình phát triển giáo dục trung học..
- Tổchức hoạtđộng trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông.
- NXB Giáo dục.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt