« Home « Kết quả tìm kiếm

Một số nghiên cứu về phương pháp thuyết trình trong dạy học của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới


Tóm tắt Xem thử

- MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP THUYẾT TRÌNH TRONG DẠY HỌC CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC TRONG NƯỚC VÀ TRÊN THẾ GIỚI.
- Dạy học là hoạt động chủ đạo của người thầy và tiếp thu, lĩnh hội tri thức là hoạt động của người trò.
- Trong dạy học, để người thầy truyền tải kiến thức một cách tốt nhất và người trò tiếp thu, lĩnh hội tri thức một cách hiệu quả nhất, đòi hỏi người thầy cần biết sử dụng phương pháp dạy học (PPDH) phù hợp..
- Trong hệ thống các PPDH, Thuyết trình là PPDH truyền thống được sử dụng lâu đời trong quá trình dạy học, giúp người dạy chủ động trong hoạt động dạy học nhằm đạt mục tiêu truyền thụ tri thức một cách có hệ thống, là phương pháp nhận được sự quan tâm sâu sắc của các nhà nghiên cứu bởi nó giữ vai trò quan trọng trong quá trình truyền tải lượng tri thức của người thầy tới người trò.
- Trước những yêu cầu đổi mới PPDH hiện nay, để dạy học không chỉ nhằm truyền thụ kiến thức, mà còn hướng tới mục tiêu hình thành, phát triển năng lực cho người học, việc chỉ ra ưu, nhược điểm, quy trình nhằm sử dụng có hiệu quả PPDH nói chung và phương thuyết trình nói riêng là vấn đề cần được giải quyết..
- Bài viết đưa ra một số nét tổng quan về phương pháp thuyết trình (PPTT) qua một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới về khái niệm, ưu nhược điểm và quy trình thực hiện PPDH này..
- Nội dung nghiên cứu.
- Khái niệm “Phương pháp thuyết trình”.
- Trong bài Phương pháp Socrates - sử dụng như thế nào trong lớp học viết về cuộc nói chuyện của giáo sư Khoa học chính trị Rob Reich về PPDH, tác giả Mariatte Denman cho biết giáo sư Reich đã thừa nhận rằng:.
- “Trong những thập kỉ gần đây, phương pháp Socrates là nền tảng của truyền thống sư phạm phương Tây” và.
- “Trong phương pháp Socrates, kinh nghiệm lớp học là một cuộc đối thoại được chia sẻ giữa giáo viên và học.
- Để thực hiện được phương pháp đối thoại, Socrates cũng đã sử dụng cách thức truyền thụ kiến thức kinh nghiệm của mình cho các môn đệ..
- Trong bài viết Những cách giảng dạy và giáo dục của Khổng Tử, tác giả Kim Cheng Patrick Low cho rằng:.
- “Khổng Tử là người đề xuất Nho giáo với việc sử dụng PPTT để truyền đạt các quan điểm trong bài giảng của mình.
- Ông thường sử dụng những câu chuyện cách ngôn chứ không giảng giải trực tiếp cách cư xử cho các môn đồ.
- Cách dạy “gián tiếp” này được sử dụng rất nhiều trong các bài giảng của ông thông qua những lời ám chỉ, nói bóng gió và thậm chí là sự lặp thừa“ [2.
- Mặc dù phương pháp được Khổng Tử sử dụng trong dạy học là phương pháp đối thoại gợi mở, nhưng để cung cấp kiến thức cho học trò, Khổng Tử đã sử dụng cách thức truyền đạt tri thức để thực hiện quá trình trao đổi giữa thầy và trò, giữa người dạy và người học..
- Với công trình nghiên cứu của mình, các tác giả Mariatte Denman và Kim Cheng Patrick Low đã góp phần làm sáng rõ hơn PPDH của hai nhà giáo dục lỗi lạc, đồng thời chỉ ra một trong những cách thức mà Socrates và Khổng Tử sử dụng để thực hiện phương pháp đối thoại là truyền đạt tri thức.
- Đến thời cận đại và hiện đại, các nhà khoa học giáo dục đã đưa ra được khái niệm về PPTT trên các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau:.
- Trong công trình nghiên cứu PPTT trong bài giảng, các tác giả Waugh, G.
- F., cho rằng:.
- “Thuyết trình là một phương pháp giảng dạy mà ở đó giảng viên (GV) đàm phán, thuyết phục, sinh viên (SV) không thảo luận thông tin truyền đạt trong bài thuyết trình hoặc đặt câu hỏi về bài giảng bằng lời nói.
- là một chiều độc thoại, là bài giảng thẳng không có hoạt động hay lời nói có sự tham gia của SV” [3.
- Tác giả Frire - nhà xã hội học, nhà giáo dục học nổi tiếng người Braxin - gọi PPDH truyền thống mà phổ biến là sử dụng PPTT là “hệ thống ban phát kiến thức”, là quá trình chuyển tải thông tin từ thầy sang trò.
- Có thể thấy, các tác giả trên đã có chung quan điểm khi nhận định về PPTT, đó là tính truyền thụ một chiều, GV sử dụng lời nói để truyền đạt thông tin, trong đó SV có trách nhiệm ngồi nghe và ghi chép..
- Ở nước ta, PPTT cũng được các nhà khoa học giáo dục quan tâm:.
- Trong cuốn Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và PPDH (dịch giả Nguyễn Văn Cường) đã viết: “Thuyết trình là thông báo của giáo viên và việc tiếp thu mang tính tiếp nhận thụ động của người học, thông qua đó người học tiếp nhận thông tin, xử lí về mặt nhận thức và phát triển các quá trình trí nhớ” [5.
- tr 117], hay Thái Duy Tuyên trong cuốn PPDH truyền thống và đổi mới khẳng định: “Thuyết trình là phương pháp thông tin một chiều.
- tr 58-59], hoặc trong cuốn Đổi mới PPDH, chương trình và sách giáo khoa, Trần Bá Hoành cũng cho rằng: “Thuyết trình là trình bày rõ ràng bằng lời trước nhiều người một vấn đề gì đó” [4.
- Với quan điểm trên, có thể thấy rằng, các nhà khoa học ở nước ta cũng đã đồng quan điểm với các nhà khoa học trên thế giới khi cho rằng PPTT là phương pháp truyền đạt thông tin một chiều của người dạy, người học lĩnh hội thông tin, nghe và ghi chép..
- Ưu, nhược điểm của phương pháp thuyết trình 2.2.1.
- Ở Mĩ, nhà khoa học giáo dục - Crawford, trong bài viết Giảng dạy và học tập - Chiến lược cho các lớp học tư duy đã đưa ra quan điểm ủng hộ thuyết trình trong bài giảng: PPTT có thể được sử dụng để giới thiệu bài học, làm rõ vấn đề, xem xét và đánh giá một quan điểm trong bài học hoặc mở rộng hay hạn chế các nội dung, cung cấp cho người học cơ hội để đạt được các kĩ năng trong việc lắng nghe và viết ghi chú.
- Nội dung bài giảng của.
- Trong bài viết Hiệu quả giảng dạy, nhà nghiên cứu William E.
- Cashin cho rằng có nhiều phương pháp khác nhau trong dạy học nhưng PPTT vẫn là phương pháp được sử dụng phổ biến: “Thuyết trình có lẽ là PPDH lâu đời nhất và vẫn còn là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các trường đại học trên khắp thế giới” và.
- “Thuyết trình đặc biệt hữu ích để truyền đạt kiến thức, người giảng với sự nhiệt tình của mình có thể truyền đạt toàn bộ bản chất vấn đề cho người học” [7.
- Ở Hà Lan, trong bài viết Nghiên cứu và phân tích thuyết trình mô hình giảng dạy, Gurpreet Kaur cho rằng trong tốc độ phát triển của khoa học công nghệ, thuyết trình vẫn là hình thức giảng dạy chính trong các trường đại học và cao đẳng, tác giả đã nêu lên 04 lí do cơ bản để thuyết trình vẫn còn là phương pháp được sử dụng phổ biến trong dạy học: “Thuyết trình là hiệu quả, thời gian lên kế hoạch cho việc tổ chức các hoạt động khác ít hơn thời gian đầu tư cho bài giảng.
- thuyết trình rất linh hoạt và có thể thích nghi với nhiều loại đối tượng.
- thuyết trình dễ dàng hơn cho giáo viên vì giáo viên đơn giản là nói với học sinh về nội dung cần giảng dạy” [8.
- David Kauper (2012) trong bài viết Khảo sát về các nguyên tắc dạy học: Tại sao thuyết trình chiếm ưu thế đã tiến hành khảo sát quá trình giảng dạy Nguyên lí kinh tế ở trường đại học nước Anh và đi đến nhận định PPDH chiếm ưu thế là PPTT, có 83% ý kiến được hỏi cho rằng trong bài giảng có tới 66% thời gian là dành cho thuyết trình.
- Các nhà khoa học như Benzing và Christ (1997), Watts, Becker (2008) cho rằng họ đặc biệt thích bài giảng thuyết trình vì nó thường trở thành những kỉ niệm của SV tốt nghiệp các khóa học bởi những bài thuyết trình đã tạo nên sự thân thiện, gần gũi giữa thầy và trò, mối quan hệ thầy trò trở nên gắn bó [9.
- Hay trong cuốn Phương pháp giảng dạy hiệu quả ở bậc đại học, tác giả Shahida Sajjad viết: ở trường đại học Karachi, Pakistan, dạy và học là hai phương diện không thể tách rời.
- SV thường có rất ít kinh nghiệm để biết rằng phương pháp được lựa chọn bởi GV là phương pháp tốt nhất hay chưa, hoặc chỉ là “phương pháp”, hoặc đơn giản là phương pháp mà GV ưa thích nhất, nhưng khi được hỏi về PPDH được cho là hay nhất thì hầu hết SV đánh giá đó là PPTT.
- Bởi đây là phương pháp mà GV cung cấp tất cả các kiến thức liên quan đến chủ đề, đó là phương pháp tiết kiệm thời gian, SV chăm chú lắng nghe bài giảng và ghi chép..
- Qua các công trình nghiên cứu trên, các tác giả đã chỉ ra ưu điểm nổi bật của PPTT, đó là PPDH chủ đạo và được sử dụng phổ biến trong dạy học đại học..
- 140 Ở nước ta, các nhà khoa học cũng đồng quan điểm với các nhà khoa học trên thế giới khi chỉ ra ưu điểm của PPTT..
- Trong cuốn Giáo trình PPDH Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nguyễn Văn Cư đã viết: “Có lẽ dù các phương tiện dạy học ngày càng hiện đại đến đâu, dù người học có thể thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau với sự giúp đỡ của các phương tiện truyền thông thì cũng không thể nào thay thế hoàn toàn PPTT, ngược lại nó càng đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với phương pháp này” [10.
- Viết về PPTT ở bậc đại học, Lê Công Triêm trong bài viết PPTT ở đại học theo ba giai đoạn có viết: “Trong bài giảng trên lớp ở đại học, thuyết trình vẫn giữ một vị trí cần thiết trong các PPDH.
- Tuy nhiên, thuyết trình không phải theo lối độc thoại, thầy nói, trò chép trong gần một tiếng đồng hồ, không nghe thầy giảng, cũng không nghe đối thoại giữa thầy và trò (Phạm Văn Đồng), không phải là “thao thao bất tuyệt” (Trần Siêu Cầu) lại càng không phải là “từ mồm đến tai” (J.
- Vial) mà GV chỉ thuyết trình những nội dung khó, SV không thể giải quyết” [11.
- Trong hệ thống các môn khoa học, PPTT cũng là PPDH thích hợp với nội dung kiến thức của các môn khoa học xã hội.
- Trong bài viết Sử dụng PPTT theo hướng phát huy tính tích cực của học viên trong giảng dạy các môn khoa học xã hội nhân văn, Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thái Bảo cho rằng: “Đối với các môn khoa học xã hội và nhân văn, PPDH chiếm ưu thế là những phương pháp nhằm hình thành có hiệu quả thế giới quan và phương pháp luận khoa học cho học viên, trang bị cho người học hệ thống tư tưởng và nguyên lí tạo điều kiện cho họ xem xét và xử lí các vấn đề chính trị - xã hội phức tạp.
- Do đó so với các PPDH khác, thuyết trình có vai trò sâu rộng hơn (bao trùm và thâm nhập vào các phương pháp khác) và có tác dụng liên kết các phương pháp với nhau nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ dạy học” [12.
- Cùng với quan điểm của Nguyễn Thanh Hà và Nguyễn Thái Bảo, cũng đã có các nhà khoa học chỉ rõ vai trò của PPTT đối với các môn khoa học xã hội cụ thể, như Lê Thị Ái Nhân, trong bài viết Suy nghĩ về sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, cho rằng: “PPTT giúp SV tiếp nhận, ghi nhớ và xử lí thông tin, kiến thức thông qua khả năng nghe và nhìn”.
- Nghiên cứu về ưu điểm của PPTT, các nhà khoa học trong nước và trên thế giới đã đưa ra rất nhiều các quan điểm khác nhau, nhưng với những ưu thế sẵn có, mặc dù được coi là PPDH “cổ điển” nhưng PPTT vẫn luôn có vị thế quan trọng trong hệ thống các PPDH..
- Trong bài viết Giảng dạy và giải thích: Chương trình giảng dạy cho học tập hiệu quả trong giáo dục đại học, tác giả Hativa cho rằng: những bất lợi chính của các bài giảng truyền thống là thiếu sự tham gia của học sinh, học sinh học thụ động, người duy nhất tham gia vào bài giảng truyền thống là các GV.
- Cashin cũng đã chỉ rõ trong bài viết Hiệu quả giảng dạy: thuyết trình cũng có một số hạn chế nghiêm trọng khi nó trở thành phương tiện giảng dạy chính.
- Nghiêm trọng nhất là cách giảng dạy đó là không thích hợp cho các cấp học cao bởi những yêu cầu của việc học là: hiểu, ứng dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo trong khi bài giảng truyền thống thường làm cho SV chủ yếu là thụ động [7.
- trong bài PPTT trong bài giảng đã đưa ra các ý kiến phê phán PPTT trong dạy học như: “Thuyết trình trong dạy học dẫn đến sự nhàm chán của SV.
- đã nghiên cứu rất kĩ về PPTT.
- các tác giả không những chỉ ra được đặc điểm cơ bản của PPTT mà còn đưa ra những hạn chế của PPDH này thông qua việc tổng hợp các ý kiến của các nhà khoa học khác..
- Mặc dù là phương pháp chủ yếu trong hệ thống các PPDH, nhưng trước sự phát triển của khoa học hiện đại, của xu hướng đổi mới giáo dục, cách thức sử dụng PPTT chưa phù hợp đã khiến cho SV không phát huy được vai trò chủ đạo, sáng tạo trong quá trình lĩnh hội tri thức, làm cho hiệu quả giảng dạy chưa đạt kết quả cao..
- Trong cuốn PPDH Chủ nghĩa xã hội khoa học, Nguyễn Văn Cư cho rằng: “Khi sử dụng PPTT GV làm việc là chủ yếu.
- Vì vậy, nếu GV không sử dụng tốt phương pháp này, không biết khéo léo kết hợp với các phương pháp khác, thì khiến SV dễ rơi vào trạng thái thụ động, thiếu sáng tạo và sự ghi nhớ kém bền vững”.
- Cùng chung quan điểm với Nguyễn Văn Cư, trong bài Suy nghĩ về sử dụng phương pháp giảng dạy tích cực môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lê Thị Ái Nhân cũng đã viết: “PPTT không khuyến khích vai trò chủ động của người học.
- GV truyền đạt thông tin một chiều và phải luôn nỗ lực tìm hiểu những khó khăn mà người học gặp phải trong việc tiếp thu nội dung bài giảng.
- Phương pháp truyền thống này không phát huy tính tích cực, học tập của SV trong việc tham gia xây dựng bài, không khuyến khích người học phát triển kĩ năng tổ chức và tổng hợp nội dung, SV đạt điểm cao.
- Trong cuốn PPTT truyền thống và đổi mới, Thái Duy Tuyên cho rằng: “Lạm dụng phương pháp diễn giảng sẽ hạn chế sự tham gia tích cực của người học, hạn chế khả năng tư duy độc lập của học sinh, hạn chế sự phát triển kĩ năng giao tiếp, khó làm bộc lộ năng lực học sinh, khó đánh giá mức độ hiểu bài của học sinh trong thời gian học tập” [6.
- Có thể thấy, hạn chế của cách thức sử dụng PPTT trong dạy học đã được các nhà khoa học trên thế giới và trong nước bàn luận rất sôi nổi.
- Điểm chung mà các nhà khoa học nhận thấy đó là PPTT chưa phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, coi trọng vai trò truyền thụ của người thầy.
- Đây là hạn chế lớn nhất khi sử dụng PPTT mà GV cần chú ý và khắc phục..
- Quy trình thực hiện phương pháp thuyết trình Khi thuyết trình được sử dụng như một PPDH chính yếu trong dạy học thì việc nghiên cứu tìm ra quy trình để thực hiện PPDH này một cách hiệu quả luôn được các nhà nghiên cứu sư phạm đặc biệt quan tâm..
- Cashin trong bài Hiệu quả giảng dạy đã nêu lên quy trình thực hiện PPTT có hiệu quả là: GV cần xác định được mục tiêu học tập, chọn được mô hình giảng dạy, lập đề cương bài giảng (xác định những nội dung chính của bài), trình bày, kết luận.
- Bên cạnh đó phải chú ý đến một số kĩ năng như: tốc độ thuyết trình phải tuỳ theo mức độ phức tạp của chủ đề, nếu chủ đề là một trong những vấn đề khó, lời giảng cần chậm hơn, dừng lại để hỏi, điểm lặp lại và có thể thêm một vài ví dụ khác nhau.
- Sử dụng tóm tắt định kì trong bài giảng.
- Tóm tắt lại các điểm chính trong bài giúp SV tiếp thu được thông tin, nhấn mạnh kiến thức quan trọng SV cần phải tập trung, ví dụ “điều này sẽ có trong bài thi” [7.
- Để kích thích tư duy tích cực của SV, Trần Bá Hoành trong cuốn Đổi mới PPDH chương trình và sách giáo khoa đã nêu lên quy trình để thuyết trình có hiệu quả trong một giờ giảng, như: “Đầu giờ: yêu cầu một vài SV phát biểu họ mong đợi điều gì ở bài giảng hôm nay.
- Cuối giờ: cho SV phát biểu trước lớp hoặc viết ra giấy điều thu nhận quan trọng nhất của họ, hoặc yêu cầu SV tóm tắt nội dung chủ yếu của bài thuyết trình cho bạn ngồi cạnh nghe và trao đổi ý kiến” [4.
- Trong bài Khắc phục một số hạn chế về nhận thức, hành động trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị, Nguyễn Văn Bảng đã đưa ra quan điểm cần phải áp dụng kĩ thuật, phương tiện trong dạy học: “Sử dụng các công cụ, phương tiện hiện đại,.
- Do vậy, không nên lạm dụng và sùng bái nó đến mức độ coi nhẹ vai trò của người thầy mà nên kết hợp nhuần nhuyễn cả các phương pháp truyền thống với các công cụ, phương tiện hiện đại” [14.
- Nghiên cứu về phương pháp thuyết trình, các nhà khoa học trên thế giới và trong nước đã tập trung làm sáng tỏ khái niệm của PPDH này, đó là phương pháp truyền đạt thông tin, người nghe lĩnh hội tri thức theo sự điều khiển của người thầy, chỉ ra những ưu, nhược điểm, quy trình thực hiện PPTT.
- Để phát huy ưu điểm và khắc phục hạn chế của PPTT, các nhà khoa học đã bước đầu đề cập đến việc sử dụng PPTT theo hướng phát huy tính tích cực của người học, bằng cách kết hợp PPTT với các PPDH khác hoặc tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học.
- Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa.
- Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học.
- Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới.
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6.
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 4.
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 9.
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5.
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 15.
- Yêu cầu mới của thời đại, của đất nước đối với giáo viên và phương hướng đổi mới phương pháp dạy - học ở các trường sư phạm..
- NXB Giáo dục..
- Hồ Chí Minh toàn tập, tập 10.
- MỘT SỐ NGHIÊN CỨU VỀ PHƯƠNG PHÁP....
- Phương pháp dạy - học chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Phương pháp thuyết trình ở đại học theo ba giai đoạn.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình theo hướng phát huy tính tích cực của học viên trong giảng dạy các môn khoa học xã hội và nhân văn.
- Suy nghĩ về sử dụng phương pháp dạy học tích cực môn Tư tưởng Hồ Chí Minh..
- Kỉ yếu Hội thảo khoa học Quốc gia “Nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập các môn Lí luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng”, Đại học Quốc gia TP.
- Khắc phục một số hạn chế về nhận thức, hành động trong giảng dạy, nghiên cứu môn Kinh tế chính trị

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt