« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU THÁI ĐỘ AN TÂM VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM NGÀNH HÓA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU THÁI ĐỘ AN TÂM VỚI NGHỀ SƯ PHẠM CỦA SINH VIÊN KHOA SƯ PHẠM NGÀNH HÓA ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI.
- Đinh Thị Kim Thoa Chúng tôi chọn nghiên cứu về vấn đề: Tìm hiểu mức độ an tâm với nghề nghiệp của sinh viên sư phạm.
- Nghề dạy học là một nghề có vị trí quan trọng trong xã hội nên những sinh viên sư phạm cần có thái độ đúng đắn ngay từ khi bước chân vào cổng trường đại học.
- Chính vì vậy, chúng tôi thấy rằng việc tìm hiểu thái độ an tâm với nghề dạy học là một vấn đề cần thiết.
- Ngoài ra, thực tế cho thấy sinh viên sau một thời gian học thì chuyển sang học ngành khác hoặc không có ý thức trong học tập và rèn luyện.
- Tìm hiểu mức độ an tâm với nghề nghiệp của sinh viên khoa sư phạm ngành hoá Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Từ đó đề xuất các biện pháp nâng cao sự an tâm với nghề sư phạm cho sinh viên khoa sư phạm Đại học Quốc Gia Hà Nội.
- Sau khi nghiên cứu, chúng tôi có thể biết được thái độ an tâm với nghề sư phạm của sinh viên hiện nay, từ đó có biện pháp nâng cao thái độ an tâm với nghề sư phạm của sinh viên, như vậy sinh viên sẽ là người có lợi ích nhiều nhất khi nghiên cứu này thành công.
- Từ thực tiễn, chúng tôi sẽ đề xuất những biện pháp phù hợp nâng cao sự an tâm với nghề của sinh viên.
- Có 17,8% sinh viên không an tâm với nghề nghiệp.
- Có 24,4% sinh viên không an tâm là do không thích nghề, và 22% sinh viên là do lo lắng về năng lực bản thân.
- Như vậy cần có những biện pháp nâng cao lòng yêu nghề và năng lực sư phạm cho sinh viên.
- Chỉ có khoảng 20% sinh viên có ý thức rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên mặc dù sinh viên cảm thấy lo lắng về năng lực sư phạm.
- Như vậy chính thái độ thờ ơ của sinh viên với việc rèn luyện nghiệp vụ sư phạm là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến cho sinh viên cảm thấy không an tâm với nghề.
- Mở rộng mô hình tư vấn hướng nghiệp cho sinh viên sư phạm, có thêm nhiều biện pháp giúp đỡ sinh viên trong quá trình tìm việc sau khi ra trường.
- Tăng cường, mở rộng và phát triển những hoạt động bổ trợ nghiệp vụ sư phạm.
- Nghiên cứu sự tự đánh giá thái độ học tập môn toán của sinh viên cao đẳng sư phạm Hà Nội.
- Nghiên cứu xu hướng nghề sư phạm của sinh viên cao đẳng nhà trẻ mẫu giáo.
- Tâm lý học sư phạm đại học.
- Nhu cầu học tập của sinh viên sư phạm