« Home « Kết quả tìm kiếm

TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA – ĐHQG HN


Tóm tắt Xem thử

- TÌM HIỂU THỰC TRẠNG NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ TIN HỌC CỦA SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA – ĐHQG HN GVHD: TS Đinh Thị Kim Thoa SVTH: Lê Kim Huệ, Nguyễn Thị Hường, Đặng Thị Liễu, Đinh Thị Hồng Vân Lớp: K50 Sư phạm Hóa.
- Hơn nữa ,trong môi trường đào tạo ngày càng phát triển và yêu cầu ngày càng cao này sinh viên nói chung và sinh viên sư phạm nói riêng càng cần có nhiều kỹ năng mới đáp ứng cho chuyên môn và mở rộng,trong đó tin học,ngoại ngữ là những kỹ năng vô cùng cần thiết , Người ta thường ví “Ngoại ngữ và Tin học là chìa khoá mở cửa cho tương lai”, việc nâng cao trình độ học vấn của mình để theo kịp nền khoa học tiên tiến là một trong những mục tiêu hàng đầu trong xã hội.
- Thực trạng hiện nay cho thấy nhu cầu tham gia các khóa học nâng cao trình độ tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm là rất lớn, đa dạng và phong phú đòi hỏi phải có biện pháp hợp lý đáp ứng những nhu cầu của sinh viên sư phạm nhất là trong thời kỳ mở cửa hội nhập như ngày nay.
- Từ những vấn đề đó chúng tôi chọn đề tài này nhằm góp phần nhỏ vào việc nghiên cứu và nâng cao hiệu quả đáp ứng các nhu cầu học tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm.
- Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu và thực trạng học tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm trên 125 sinh viên sư phạm Hóa khoa sư phạm _ĐHQGHN.
- Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là để trả lời được các câu hỏi sau: Khái niệm nhu cầu? Tại sao tin học và ngoại ngữ lại đi đôi với nhau? Thực trạng nhu cầu học tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm như thế nào? Đánh giá thực trạng nhu cầu học tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm? Giải pháp nào để nâng cao hiệu quả ,đáp ứng nhu cầu học tin học ngoại ngữ của sinh viên sư phạm?.
- Để thực hiện được nhiệm vụ khoa học như vậy, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp nghiên cứu lí luận,phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,phương pháp thống kê SPSS..
- Như chúng ta đã biết tin học và ngoại ngữ có vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, học tập và công việc.Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và bổ trợ cho nhau.Chúng là phương tiện để năng lực phát triển tốt thông qua các hoạt động như hoạt động học tập,hoạt động vui chơi giải trí,hoạt động ngoại khoá….
- Chương trình học tin học và ngoại ngữ hiện nay ở trong trường đại học còn nhiều vấn đề phải bàn luận:trung bình chương trình học ngoại ngữ của sinh viên không chuyên là trên 100 tiết, kết quả thi cũng không đến nỗi nào, nhưng vẫn rất ít sinh viên có thể tự đọc được tài liệu chuyên môn, giao tiếp được với người nước ngoài? Chương trình học môn ngoại ngữ trong nhà trường đại học gây nhiều lãng phí.
- Thực tế, những bằng cấp về ngoại ngữ hiện nay đã trở thành một yêu cầu tối thiểu của hầu hết các bộ hồ sơ xin việc.
- Sau 4- 5 năm miệt mài đèn sách, ngoài tấm bằng đại học do nhà trường cấp, sinh viên không có chứng chỉ về ngoại ngữ, mặc dù đã được học rất nhiều.
- Ngoại ngữ với họ cũng chỉ là một môn đại cương như bao môn khác.
- Sinh viên lại cuống cuồng đi học thêm ngoài để lấy chứng chỉ, thậm chí bỏ một số tiền lớn để mua chứng chỉ giả...Đó có phải là một sự lãng phí lớn? Khi mới vào trường ,sinh viên chưa được phân loại trình độ và xếp lớp học phù hợp.Dẫn đến việc tất cả các sinh viên đều học một lớp dù có người chưa từng học và có người thì học gần 7 năm.Đáng buồn hơn tình trạng này không chỉ xảy ra với môn học ngoại ngữ, mà còn cả với môn tin học.Nội dung học không phù hợp với nhu cầu của sinh viên.Sinh viên chưa được học tin học căn bản thì đã phải học ngôn ngữ lập trình C,Pascan.
- Do đó có nhiều bất cập trong chương trình dạy và học tin học và ngoại ngữ ở trưòng đại học..
- Sau khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đã thu được kết quả sau : Ta thấy 100%các bạn sinh viên đã thấy được sự cần thiết của ngoại ngữ và tin học đối với ngành nghề của mình với các mục đích như:để biết sử dụng các phần mềm giải trí ,truy cập internet để tìm kiếm thông tin và để phục vụ cho công việc sau này….Đối với sinh viên sư phạm Hóa thì hiện tại 100% sinh viên học ngoại ngữ và chủ yếu là tiếng anh.Tiếng anh đã được đưa vào trong nhà trường và giảng dạy như 1 môn học chính.Mỗi sinh viên có gần 10 năm học tiếng anh(7 năm học phổ thông+3 năm học đại học) và ngày nay tiếng anh đã được đưa vào giảng dạy ở cả bậc tiểu học nữa .Với thời gian học tiếng anh không phải là ngắn thế nhưng hầu hết các sinh viên đều chưa tự tin về trình độ ngoại ngữ của mình.Về khả năng nghe ,nói của sinh viên còn rất yếu .Khi còn học ở phổ thông thì việc giảng dạy chủ yếu là tương tác giữa thầy và trò,các em ít được nghe băng đĩa,tiếp xúc với người nước ngoài….nhất là các bạn ở khu vực nông thôn..
- Qua nghiên cứu chúng tôi cũng thấy 100% số sinh viên được hỏi đều có nhu cầu học tin học và ngoại ngữ.Sinh viên thì có nhu cầu như thế nhưng họ có được đáp ứng nhu cầu không lại là vấn đề khác.Rõ ràng tin học và ngoại ngữ có vai trò to lớn như thế không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn mà trong nhiều lĩnh vực khác nữa nên sinh viên có nhu cầu học là điều dễ hiểu..
- Ý thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ và tin học nhưng tại sao trình độ ngoại ngữ và tin học của sinh viên lại còn thấp?Một phần cũng vì sinh viên của ta có lối học bị động,thiếu tinh thần tự giác học tập,thiếu sự tìm tòi sáng tạo …...Phần lớn họ tập chung vào các môn chuyên nghành còn một số môn học khác thì ít chú trọng hơn ví như tin học và ngoại ngữ.Hiện nay đối với sinh viên sư phạm Hóa thì tiếng anh chiếm 16 trình,tin học chiếm 4 trình.Như vậy đối với số trình như vậy mà lượng kiến thức thì rất nhiều gây ra nhiều khó khăn cho sinh viên ,đòi hỏi sinh viên phải có ý thức tự học cao.Việc học ở trên lớp không đáp ứng đủ cho sinh viên ,lượng sinh viên đi học thêm ngoại ngữ 11.7%,môn tin học là 10.4%.Như vậy lượng sinh viên đi học thêm ở ngoài là không nhiều ,hầu hết sinh viên chỉ học trong phạm vi môn học,học để cho qua ,kiến thức chuyên ngành còn hạn chế .Khi bước vào nghiên cứu khoa học,việc đọc các tài liệu nước ngoài gặp nhiều khó khăn.Việc dịch tài liệu tiếng anh chỉ dừng ở mức ghép các từ lại với nhau,còn về giao tiếp thì chưa tự tin..
- Về tin học thì khả năng sử dụng cũng còn nhiều hạn chế.Có thể nói khả năng sử dụng tin học của sinh viên sư phạm kém hơn các ngành nghiên cứu khác vì sinh viên sư phạm thì ít khi sử dụng đến máy tính hơn.Có nhiều sinh viên còn chưa sử dụng được tin học văn phòng (26.9%),phần mềm ứng dụng (56.5%).có thể được giải thích là do đặc thù của sinh viên sư phạm xuất thân từ nông thôn(82.8%) nên gặp nhiều khó khăn về kiến thức nền tảng và điều kiện kinh tế.
- Qua bài báo cáo này chúng tôi hy vọng rằng các bạn sinh viên nhận thức đúng đắn vai trò quan trọng của tin học và ngoại ngữ từ đó tìm cách thoả mãn nhu cầu học dựa vào điều kiện hiện có của bản thân.
- NXB ĐH Sư phạm 3