« Home « Kết quả tìm kiếm

Đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử


Tóm tắt Xem thử

- Đào tạo nguồn nhân lực cho Thương mại điện tử.
- “Thương mại điện tử là một công cụ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập toàn diện vào nền kinh tế thế giới.
- Do đó, đào tạo nguồn nhân lực có khả năng quản lý các giao dịch bằng thương mại điện tử là một nhu cầu cấp bách hiện nay”..
- Đan xen những gam màu sáng - tối với những doanh nghiệp nhỏ, khoảng cách giữa quản lý kinh doanh bằng thủ công với bằng công nghệ thông tin hầu như không đáng kể.
- Nhưng khi kinh doanh phát triển, khối lượng công việc và nhân sự tăng lên, nếu doanh nghiệp không ứng dụng Thương mại điện tử (TMĐT) vào quản lý và khai thác giao dịch, chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do các hình thức giám sát, điều tiết kinh doanh bằng thủ công bị quá tải.
- Nắm bắt được lợi thế cạnh tranh cũng như tính năng của TMĐT, nhiều doanh nghiệp đã chủ động phát triển kinh doanh qua mạng..
- Theo đánh giá của Bộ Thương mại, hiện các giao dịch bằng TMĐT đã trở nên khá phổ biến, những hình thức kinh doanh mới trên các phương tiện điện tử liên tục xuất hiện, nhất là dịch vụ kinh doanh nội dung số.
- Đặc biệt, loại hình giao dịch TMĐT doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B) rất khởi sắc.
- 92% doanh nghiệp đã kết nối Internet, trong đó kết nối băng thông rộng ADSI lên tới 81%.
- Song kết quả điều tra của Bộ Thương mại cũng cho thấy những gam màu sẫm của bức tranh: tỷ lệ doanh nghiệp có Website 31,3%, nhưng tính năng TMĐT trong.
- Chức năng chủ yếu của Website là giới thiệu về doanh nghiệp (98,3.
- Trả lời câu hỏi vì sao việc khai thác kinh doanh qua mạng còn hạn chế, phần lớn doanh nghiệp đều chó là nguồn nhân lực TMĐT còn thiếu và yếu về kỹ năng.
- Hiện mới có 38% doanh nghiệp có cán bộ chuyên trách về TMĐT, một tỉ lệ khá thấp so với các nước trong khu vực..
- Doanh nghiệp tự cứu mình.
- Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực một cách chính qui cho TMĐT ở nước ta bắt đầu chưa lâu.
- Trước đó, một số học viện, trường cũng có đào tạo nhưng các tiêu chí từ giáo viên, giáo trình cho đến hình thức thi tuyển, đào tạo, công nhận (bằng, chứng chỉ, chứng nhận.
- của Viện Công nghệ thông tin, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã phản ứng kịch liệt vì đã tốt nghiệp rồi mà nhà trường không thể cấp bằng cho họ được, phải "nhờ".
- Đại học Quốc gia TP.
- Vì chưa có chương trình khung, nên doanh nghiệp phải tự tìm hình thức đào tạo nguồn nhân lực cho mình.
- Đào tạo tại chỗ theo nhu cầu công việc phổ biến hơn cả, được 62% doanh nghiệp lựa chọn, tiếp theo là gửi nhân viên tập huấn lớp ngắn hạn, chiếm 30%, và tự mở lớp đào tạo, 8%.
- Đào tạo tại chỗ là cách rẻ nhất và nhanh nhất để phục vụ nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp, nhưng về mặt chiến lược, hình thức này không trang bị được cho nhân viên những kiến thức bài bản,.
- nghiệp mới quan tâm đến đào tạo TMĐT bề nổi mà chưa có bề sâu.
- Do đó, khi xây dựng trang Website hoặc tham gia vào các sàn giao dịch điện tử, những doanh nghiệp này vẫn chưa khai thác và tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh mà Internet đem lại..
- Từ năm học trở đi mới xuất hiện những hình thức đào tạo một cách bài bản, qui chuẩn.
- Hiện có 75% số trường Đại học, Cao đẳng có khoa kinh tế hoặc khoa Quản trị kinh doanh thuộc các tỉnh phía Bắc có môn học TMĐT.
- Thời lượng các môn học ở mức phổ biến là 45 tiết, riêng Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I có 90 tiết và Đại học Ngoại thương có 60 tiết.
- Nhưng cũng còn nhiều trường, nhiều khoa mới đang xây dựng chương trình TMĐT, trong đó có cả những trường thuộc ngành thương mại như Trường Cán bộ Thương mại Trung ương.
- Mặc dù tỉ lệ số trường có chương trình đào tạo TMĐT là khá cao ( 75% ở miền Bắc) nhưng nhìn chung, đội ngũ giảng viên cho chuyên ngành này chưa đáp ứng được nhu cầu..
- Thí dụ, giảng viên của Đại học Thương mại chủ yếu từ chuyên ngành Kinh tế và Quản trị kinh doanh chuyển sang, của Đại học Ngoại thương thì chủ yếu tự đào tạo, bồi dưỡng của trường và bên ngoài, của Đại học Kinh tế quốc dân: Tự đào tạo và đào tạo ở nước ngoài.
- Vấn đề bất cập nhất hiện nay của đội ngũ giảng viên TMĐT là số giảng viên có kiến thức cơ bản về kinh doanh thì được đào tạo không cơ bản về công nghệ thông tin và ngược lại, có rất ít giảng viên được đào tạo chuyên nghiệp cả về thương mại lẫn điện tử.
- Đồng thời do không đủ điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thiếu các phần mềm TMĐT hiện đại hỗ trợ cho đào tạo nên các giảng viên vẫn chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống..
- Nguồn giáo trình TMĐT cũng chưa được quy chuẩn, chủ yếu từ nước ngoài và thông qua mạng Internet, cụ thể gồm: Các chương trình đào tạo TMĐT ở bậc Đại học, sau Đại học do các giảng viên sau khi tốt nghiệp ở nước ngoài mang về, chương trình đào tạo của các trường Đại học nước ngoài cung cấp công khai trên mạng Internet, sách, tài liệu của các tác giả nước ngoài và Việt Nam.
- Dự án đào tạo nguồn nhân lực chính quy trong các trường Đại học, Cao đẳng và THCN do Bộ Giáo dục chủ trì theo Quyết định 222/QĐ-TTG về Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT đóng một vai trò quan trọng.
- Ngày Bộ GDĐT và Bộ Thương mại đã có cuộc họp chung nhằm thúc đẩy công tác đào tạo TMĐT.
- Hai Bộ đã thảo luận cụ thể một số công việc nhằm sớm triển khai dự án này như: xây dựng các chương trình khung, xây dựng giáo trình và bồi dưỡng đội ngũ giảng viên, sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách đào tạo sau Đại học (Chương trình 322) để khuyến khích học tập TMĐT.
- Quan trọng hơn cả là 2 Bộ đã thống nhất đầu mối cho hoạt động hợp tác và phát triển dự án là Vụ Đại học và Sau Dại học (Bộ GDĐT) và Vụ Thương mại Điện tử (Bộ Thương mại).
- Thống nhất đầu mối là bước tiến cơ bản vì từ nay đã có một địa chỉ để tiếp cận, phản hồi và giải quyết những vướng mắc từ các cơ sở đào tạo TMĐT trong cả nước.
- Bên cạnh đó, Bộ Thương mại cũng đang xúc tiến thành lập Hiệp hội TMĐT Việt Nam (VECOM) nhằm đáp ứng yêu cầu của các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực này.

Xem thử không khả dụng, vui lòng xem tại trang nguồn
hoặc xem Tóm tắt